Mụn trứng cá

#10 cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn nhanh chóng

Khi bị lên mụn, chúng ta thường có thói quen tự nặn để mau chóng lấy nhân ra. Điều này vô tình khiến cho làn da bị sưng đỏ. Nếu như bạn không xử lý kịp thời, da dễ xuất hiện tình trạng sẹo thâm xấu xí. Dưới đây là 10 cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn nàng nào cũng nên biết để làn da không thâm, không sẹo. Cùng Sahemul tìm hiểu nào! Mục lục1. Nguyên nhân da bị sưng đau sau nặn mụn2. Cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn2.1. Chườm đá lạnh2.2. Chườm túi trà2.3. Nước muối/Nước muối sinh lý2.4. Tinh bột nghệ2.5. Mật ong2.6. Nha đam2.7. Đu đủ2.8. Cà chua2.9. Dưa leo2.10. Dưa hấu3. Loại bỏ mụn cùng tình trạng sưng đỏ với Sahemul Nguyên nhân da bị sưng đau sau nặn mụn Mặc dù nặn mụn là cách làm nhanh nhất để chúng ta loại bỏ chúng nhưng việc làm này chỉ mang tính tạm thời và có thể gây hại đến làn da. Thông thường, khi nặn mụn chúng ta dùng tay hoặc dụng cụ lấy mụn tác động một lực để đẩy nhân mụn ra ngoài. Điều này có thể chỉ khiến nhân mụn lấy ra được một phần nhưng lại khiến cho da bị tổn thương nghiêm trọng. Sau đây là một vài nguyên nhân làm cho da của chúng ta bị sưng đỏ sau khi nặn mụn: Do quá trình nặn mụn không đúng cách: Thông thường chúng ta hay có thói quen dùng tay hay dùng que để ép một lực mạnh lấy nhân mụn ra ngoài, điều đó làm cho da bị sưng đỏ, đau rát, trầy xước và chảy máu. Không vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ nặn mụn trước khi nặn: Việc này làm cho vi khuẩn dễ tấn công vào vùng da mới vừa nặn mụn đang bị tổn thương khiến da bị sưng tấy, viêm nhiễm. Vì vậy, trước khi nặn chúng ta cần phải vệ sinh sạch sẽ tay và dụng cụ lấy nhân mụn. Nặn mụn không đúng lúc: Đôi lúc vì muốn mau chóng làm biến mất nhân mụn “xấu xí” ấy ra khỏi da nên chúng đã nóng vội nặn mụn không đúng lúc. Điều này khiến bạn không những không lấy hết được nhân mụn mà còn làm da đau nhức, sưng đỏ. Đọc thêm: Nặn mụn có nên nặn hết máu? Cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn Để có thể giúp da giảm sưng đỏ sau khi nặn mụn, chúng ta có thể thử áp dụng một trong các cách dưới đây: Chườm đá lạnh Đá lạnh là một thứ mà ai cũng dễ dàng tìm thấy ngay tại nhà. Ngay sau khi nặn mụn, việc chườm đá có thể giúp da giảm sưng nhanh chóng. Bên cạnh đó chườm đá lạnh còn có khả năng ngăn chặn bụi bẩn từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng lên khu vực da sau khi nặn mụn, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt bạn cần phải lưu ý đó là chúng ta phải chọn đá lạnh được làm sạch kỹ lưỡng và không được sử dụng các loại đá lạnh để chung với thực phẩm trong ngăn tủ lạnh. Chườm đá là một trong những cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn nhanh chóng Chườm túi trà Có thể bạn chưa biết, trong trà chứa hoạt chất có tác dụng giảm thiểu các vấn đề về da sau khi nặn mụn. Phương pháp này thực hiện vô cùng đơn giản với nguyên liệu dễ tìm và không mất quá nhiều thời gian và công sức. Trong trà có các hoạt chất giúp giảm thiểu các vấn đề về da sau khi nặn mụn Nước muối/Nước muối sinh lý Muối là nguyên liệu được rất nhiều chị em sử dụng để làm dịu vết sưng. Vì muối có tính sát khuẩn, giảm viêm và chống sưng giúp các vết thương trên da phục hồi nhanh chóng. Ngoài hiệu quả giảm sưng, muối còn có công dụng giúp làm mờ vết thâm cũng như ngăn ngừa tình trạng sẹo thâm do mụn. Nước muối giúp kháng khuẩn, giảm viêm và dịu làn da mụn sau khi nặn Đọc thêm: Vừa năn mụn xong nên kiêng ăn gì? Tinh bột nghệ Tinh bột nghệ luôn được đánh giá cao trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, đặc biệt là làm dịu da, cải thiện các tình trạng da sau khi nặn mụn. Ngoài ra, nó còn có công dụng làm mờ thâm do mụn gây ra vô cùng hiệu quả. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu các bước thực hiện nhé! Hợp chất curcumin trong tinh bột nghệ rất có lợi cho những làn da bị mụn Mật ong Mật ong cũng là một nguyên liệu làm đẹp được yêu thích giống tinh bột nghệ với công dụng sát trùng, khử khuẩn giúp tình trạng da sau nặn mụn được thuyên giảm. Bên cạnh đó, mật ong còn cung cấp cho da một hàm lượng collagen nhất định giúp vết thương do mụn mau lành và thu nhỏ lỗ chân lông. Ngoài ra, mật ong còn chứa hàm lượng chất oxy hóa giúp da trở nên mịn màng và ngăn ngừa mụn quay trở lại. Mật ong không chỉ là cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn mà còn giúp giảm thâm, sẹo trên da Nha đam Nha đam cũng là một nguyên liệu quen thuộc trong việc làm dịu da, giúp các vết thương phục hồi nhanh chóng. Không chỉ vậy, nha đam còn có thể giúp loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt da để tránh làm cho da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nha đam còn làm mờ sẹo thâm giúp da sáng đều màu, ngăn ngừa mụn và săn chắc hơn. Không thể bỏ qua nha đam khi nhắc đến những cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn Đu đủ Đắp mặt nạ đu đủ cũng là cách giảm sưng mụn sau khi nặn hiệu quả. Đu đủ chín rất dồi dào chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, BHA, Flavonoid, Papain,… Những dưỡng chất này góp phần làm dịu làn da, đồng thời dưỡng ẩm, làm sáng và cải thiện vết thâm. Bạn có thể dùng riêng đu đủ hoặc kết hợp với sữa tươi không đường, mật ong, chuối,… để tạo thành mặt nạ. Sử dụng đu đủ chín để làm dịu làn da sau khi nặn mụn, tại sao không? Cà chua Cà chua là nguyên liệu vô cùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình thì cà chua cũng được đánh giá cao trong việc làm giảm thiểu kích ứng da, giảm các vết sưng đỏ trên da do nặn mụn sai cách. Mang đến hiệu quả này vì bên trong cà chua có chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, vitamin C không chỉ làm sáng da mà còn làm giảm sưng một cách hiệu quả. Mặt nạ cà chua rất thích hợp với làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn Dưa leo Cũng giống với cà chua, dưa leo là một nguyên liệu rất quen thuộc với chúng ta. Chúng có các tác dụng tương tự là làm dịu da và giảm sưng đối với các vùng da đang bị kích ứng. Để tiến hành phục hồi và làm dịu da với dưa leo, bạn thực hiện theo hướng dẫn. Bạn có thể đắp mặt nạ bằng nước ép dưa leo, hỗn hợp xay nhuyễn hay thái lát mỏng đều được Đọc thêm: Nặn mụn không ra nhân phải làm sao? Dưa hấu Dưa hấu không chỉ cung cấp dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn “hồi sinh” làn da của chúng ta. Với hàm lượng nước cao cùng hàm lượng cao vitamin C, chất chống oxy hóa, mặt nạ dưa hấu là cách giảm sưng mụn sau khi nặn đáng để thử. Chắc chắn rằng, làn da của bạn không chỉ bớt đau rát mà còn mềm mại, săn chắc hơn đấy. Dưa hấu có hàm lượng nước cao, giàu vitamin C, vitamin E giúp phục hồi làn da Bạn lưu ý, không nên thực hiện cách giảm sưng mụn bằng mặt nạ ngay sau khi nặn mụn xong. Khi này, làn da của bạn vẫn tồn đọng nhiều vi khuẩn. Hơn nữa, nặn mụn cũng hình thành các vết thương hở trên da. Nếu đắp mặt nạ ngay lúc này, nguy cơ mụn bùng phát hoặc da bị kích ứng, nhiễm trùng là rất cao. Thay vào đó, với những bạn có làn da bình thường, chỉ cần chờ khoảng 1 tiếng sau là đã có thể áp dụng những cách giảm sưng mụn sau khi nặn phía trên. Đối với những bạn có làn da nhạy cảm, chờ khoảng 2 – 3 tiếng rồi hẳn tiến hành giảm sưng mụn nhé. Với những cách làm giảm sưng mụn sau khi nặn được Sahemul hướng dẫn bên trên, nàng có thể nhanh chóng vào bếp và chọn ngay loại nguyên liệu phù hợp nhất để áp dụng. Tuy nhiên đây chỉ là những giải pháp khắc phục tạm thời để da hạn chế tối đa tổn thương. Điều quan trọng cần lưu ý vẫn là không nên tự ý nặn mụn để tránh thực hiện sai cách có thể để lại nhiều hậu quả khó khắc phục, bạn nhé! Loại bỏ mụn cùng tình trạng sưng đỏ với Sahemul Thay vì nặn mụn khiến da dễ tổn thương và sưng tấy, bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm có khả năng tiêu nhân mụn, se cồi nhanh, đồng thời giảm thâm để làn da được phục hồi nhanh chóng mà không bị sẹo rỗ. Với tất cả những yêu cầu này, kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul hoàn toàn có thể đáp ứng. Chỉ trong 1 đến 2 ngày đầu sử dụng, Sahemul sẽ giúp bạn đánh bay các loại mụn trứng cá nhẹ đến cứng đầu. Điều này là nhờ bộ đôi Sepicontrol ™ A5 và BHA có khả năng làm khô cồi mụn, tiêu nhân mụn và ức chế sự hình thành, sinh sôi của vi khuẩn gây mụn trên da. Với Sahemul, bạn cũng không còn lo lắng da xuất hiện vết thâm hay sẹo sau khi nặn. Bởi lẽ, Kojic Dipalmitate, AHA và các dưỡng chất Niacinamide, Vitamin E,… có trong sản phẩm sẽ thực hiện vai trò giảm thâm sẹo sau 5 – 7 ngày sử dụng. Còn chờ gì mà không rước ngay “một em” Sahemul – Sản phẩm ngừa mụn, giảm thâm siêu hiệu quả này để sớm cải thiện tình trạng mụn giúp da khỏe khoắn, tươi trẻ và mịn màng hơn. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về cách chăm làn da mụn, liên hệ ngay với Sahemul qua hotline 1800 6225 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé! Tìm hiểu thêm về kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY Nhanh tay đặt mua Sahemul trị mụn tận gốc TẠI ĐÂY Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY Chia sẻ

Mụn nang: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Mụn nang là một trong những “hung thần” của làn da. Nếu không được cải thiện kịp thời, nó sẽ để lại vết sẹo lồi, lõm cùng nhiều hệ lụy khác. Hãy cùng Sahemul tìm hiểu về gốc rễ gây nên mụn nang và cách điều trị để có một làn da khỏe mạnh, không mụn. Mục lục1. Mụn nang là gì?2. Đối tượng bị mụn nang là ai?3. Nguyên nhân gây mụn nang3.1. Sự thay đổi nội tiết tố3.2. Do di truyền từ bố/ mẹ3.3. Tác dụng phụ do uống thuốc3.4. Ảnh hưởng của thói quen và chăm sóc da sai cách3.5. Do lạm dụng mỹ phẩm3.6. Ảnh hưởng từ môi trường3.7. Chế độ ăn uống không lành mạnh4. Ảnh hưởng và biến chứng của mụn nang5. Các phương pháp điều trị mụn nang5.1. Sử dụng kem hoặc gel bôi ngoài da5.2. Sử dụng thuốc kê đơn liều mạnh5.3. Các liệu pháp y tế khác5.4. Vệ sinh da bị mụn đúng cách6. Làm thế nào để phòng ngừa mụn nang hình thành trên da?7. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?8. Sahemul – Mụn không còn là vấn đề! Mụn nang là gì? Mụn nang là hiện tượng nang lông bị vỡ, sau đó nhiễm trùng và lặn sâu xuống tầng trung bì của da. “Chúng” thường có đặc điểm như sau: Không có đầu mụn, mang theo dịch mủ, gây sưng tấy và đau rát. Kích thước lớn hơn mụn đầu đen, mụn cám. Để lại vết sẹo lõm, lồi trên da. Mụn nang chính là thể nặng của mụn trứng cá, thường hay xuất hiện trên mặt. Bên cạnh đó, chúng còn mọc tại đầu, vai, cổ, tai,… Tuy nhiên, dù ở vị trí nào, mụn nang cũng là “khắc tinh” của nhiều người, khiến nhan sắc của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây mất tự tin. Hình ảnh biểu thị cấu trúc mụn nang bên trên bề mặt và bên dưới làn da Đối tượng bị mụn nang là ai? Mụn nang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Điển hình nhất là các bạn ở trẻ đang trong giai đoạn dậy thì và phái nữ gặp các vấn đề nội tiết tố. Tuổi dậy thì: Do hormone androgen tăng sinh khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy, da tiết nhiều dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Phái nữ gặp các vấn đề về nội tiết tố: Thường là khi đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Khi này, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng tạo điều kiện cho mụn nang xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn nang Sự thay đổi nội tiết tố Hormone là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá dạng nang. Như đã đề cập ở trên, những đối tượng dễ mắc mụn nang đều có sự thay đổi nhất định về nội tiết tố. Bên cạnh đó, các loại thuốc như testosterone, lithium và steroid có thể làm mụn trở nên trầm trọng hơn. Do di truyền từ bố/ mẹ Một số nghiên cứu cho rằng, nếu một đứa trẻ có bố, mẹ hoặc anh, chị, em bị mụn nang thì nguy cơ xuất hiện mụn nang trên da của bạn sẽ tăng gấp 4 lần bình thường. Gen có thể quyết định đến khả năng cơ thể làm sạch lỗ chân lông. Ở một số người, da được thừa hưởng khả năng loại bỏ tế bào chết và không gây bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên ở một số khác, da chết lại tích tụ trong lỗ chân lông, gây bít tắc và tạo nên túi mủ. Tác dụng phụ do uống thuốc Một số loại thuốc khi uống vào có thể gây ra tình trạng nóng gan. Gan thải độc bằng cách sinh mụn trên da. Ngoài ra, có những loại thuốc sẽ tác động lên hormones trong cơ thể, làm chúng thay đổi, sinh ra mụn. Ví dụ như steroid, lithium (dùng trong điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực), hay một số loại thuốc chống động kinh, hỗ trợ giảm cân,… Hình ảnh mụn nang lan rộng trên làn da Mụn nang hình thành không chỉ bởi sự thay đổi bên trong cơ thể mà còn do những tác động từ bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân chính. Ảnh hưởng của thói quen và chăm sóc da sai cách Thói quen nặn mụn ở bất cứ đâu hay lúc mụn chưa chín là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn nang, kể cả khi bạn đã vệ sinh da sạch sẽ. Trên thực tế, chà da quá mạnh hay làm sạch bằng xà phòng hoặc hóa chất có thể gây kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nặng. Xem thêm: Những thói quen khiến mụn càng thêm nhiều Do lạm dụng mỹ phẩm Nếu mua phải mỹ phẩm kém chất lượng trôi nổi trên thị trường hay các loại kem trộn không rõ nguồn gốc, bạn có thể bị nhiễm độc corticoid. Bên cạnh đó, kem trị mụn chứa corticoid cũng khiến việc viêm nhiễm lan rộng, gây ra những túi mủ lớn và nguy hiểm. Nếu sử dụng một số loại mỹ phẩm như kem nền hoặc phấn phủ dạng đặc trong thời gian dài và không được tẩy trang sạch cũng có thể gây bít kín chỗ chân lông, dẫn tới mụn viêm. Vậy nên, hãy tẩy trang thật sạch sẽ bạn nhé! Lựa chọn sai sản phẩm chăm sóc có thể khiến da bạn bị kích ứng và dẫn tới tình trạng mụn nang. Ví dụ, người da dầu sử dụng sản phẩm dành cho da khô sẽ khiến da tiết nhờn nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông. Tương tự, người da khô cũng vậy. Ảnh hưởng từ môi trường Hằng ngày, da phải tiếp xúc nhiều với tác động từ môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, khói, ánh nắng, chất độc hại,… Nếu không được che chắn và bảo vệ, chúng có thể ảnh hưởng và khiến da bị mụn nhiều hơn. Các nốt mụn sẽ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và đau rát. Đọc thêm: Da mụn có nên dùng kem chống nắng? Chế độ ăn uống không lành mạnh Chế độ ăn uống lành mạnh là “chìa khóa vàng” để có một làn da đẹp. Nếu nạp vào cơ thể những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, bạn sẽ khiến gan hoạt động khó khăn hơn trong quá trình đào thải. Khi ấy, các chất độc hại không được lọc qua gan sẽ thoát lên trên mặt hoặc những bộ phận khác, gây mụn mủ. Ngoài ra, vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm mà bạn ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình tái tạo da. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng từ thực phẩm chiếm tới 25% tới việc hình thành mụn. Ảnh hưởng và biến chứng của mụn nang Nhiều bạn coi thường, nghĩ rằng mụn nang sẽ mọc rồi lặn đi nhanh chóng. Đó là quan điểm sai lầm! Mụn nang gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn, có thể kể tới như: Làm tổn thương cấu trúc da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào da, các nang lông cũng bị phá hủy khi mụn nang xuất hiện trên da. Những người bị mụn nang đều cảm thấy trầm cảm, thất vọng và lo âu (đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì). Những nốt mụn nang không được chữa trị kịp thời sẽ để lại “di chứng” đó là vết sẹo thâm xấu xí, gây mặc cảm, mất tự tin. Ngoài ra, mụn nang không được chữa trị đúng cách còn để lại rất nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tạo ổ áp xe: Những lỗ nhiễm trùng do mụn viêm để lại sẽ ăn sâu vào trong da, khiến bề mặt da lồi lõm. Ổ áp xe có thể ăn vào trong máu, gây nhiễm trùng. Dễ tái phát trở lại: Nếu bạn không tìm ra nguyên nhân gây mụn nang mà tự ý chữa trị, chắc chắn chúng sẽ quay trở lại và “làm thân” với khuôn mặt của bạn thêm lần nữa. Mong rằng bạn sẽ nhận thức được tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của mụn viêm và chữa trị kịp thời! Mụn nang có thể gây sẹo rỗ, sẹo lồi khiến làn da kém sắc nghiêm trọng Các phương pháp điều trị mụn nang Một làn da đẹp sẽ luôn tươi sáng, rạng ngời và hoàn toàn láng mịn. Điều đó trở nên xa xỉ hơn với những ai đang gặp vấn đề về mụn nang, vì chúng khó chữa và có khả năng để lại sẹo rất cao. Để giải quyết triệt để, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau của Sahemul. Sử dụng kem hoặc gel bôi ngoài da Retinoid Khi mới bắt đầu dùng retinol, da sẽ phản ứng nhẹ. Vì vậy, bạn chỉ nên bôi 3 ngày/lần trong 2 tuần đầu tiên, để làm quen với sản phẩm. Sau đó, bạn có thể tăng tần suất. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần. Công dụng của Retinol là ngăn ngừa các tế bào chết bít tắc lỗ chân lông, với cơ chế tăng cường tốc độ bong da chết và giảm thiểu tuyến dầu. Bên cạnh đó, Retinoid cũng có tác dụng chống sưng tấy, kháng khuẩn nên rất hữu hiệu trong việc trị mụn. Có thể bạn quan tâm: Da mụn viêm nên dùng retinol hay tretinoin tốt hơn? Benzoyl peroxide Thuốc được dùng để chữa mụn từ mức độ nhẹ đến trung bình, sử dụng kết hợp với các biện pháp trị mụn khác. Khi bôi lên da, benzoyl peroxide giúp giảm số lượng vi khuẩn gây mụn và làm da khô tróc đi lớp sừng. Acid azelaic Có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Cụ thể: Acid azelaic giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào (làm mịn vùng da thô sần). Làm chậm quá trình sản xuất melanin (giảm tăng sắc tố và nám da). Ngăn ngừa sự lây lan của mụn, giảm mẩn đỏ và sưng tấy (làm dịu tình trạng viêm da như dày sừng nang lông, bệnh trứng cá đỏ). Sử dụng thuốc kê đơn liều mạnh Isotretinoin Đối với những người bị mụn trứng cá dạng nang, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống isotretinoin. Loại thuốc này thường được biết đến với tên thương hiệu là Accutane. Thông thường bạn sẽ cần dùng Isotretinoin trong 15 – 20 tuần để thấy được hiệu quả. Mặc dù vậy, isotretinoin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và đôi khi kéo dài suốt đời, cũng như các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, việc sử dụng isotretinoin để trị mụn nang cần được cân nhắc cẩn thận và phải có sự cho phép của bác sĩ. Isotretinoin là một loại thuốc trị mụn nang đường uống phổ biến Uống thuốc tránh thai hoặc spironolactone Nếu mụn nang hình thành do sự mất cân bằng nội tiết, các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc tránh thai hoặc spironolactone để điều hòa lượng nội tiết, giảm lượng hormone testosterone trong cơ thể. Tác động của các loại thuốc này giúp làm giảm lượng bã nhờn trên da, góp phần giảm sự sinh sôi và phát triển của khuẩn mụn. Đọc thêm: Uống thuốc tránh thai trị mụn có hại không? Tiêm cortisone Cortisone thường được tiêm trực tiếp vào nang mụn. Cách làm này vừa giúp chữa lành vừa ngăn ngừa sẹo. Hiệu quả thường thấy được trong vòng 48-72 giờ sau khi tiêm. Mụn xẹp lại, mềm và giảm đau hơn. Tuy nhiên, chỉ nên được sử dụng trên một hoặc một vài u nang cùng một lúc. Tiêm tiêu nhân mụn nang cũng là liệu pháp y tế trị mụn nang hiệu quả Các liệu pháp y tế khác Trong trường hợp thuốc bôi hoặc thuốc uống không thể làm thuyên giảm tình trạng mụn nang, bạn có thể được bác sĩ khuyên thực hiện các liệu pháp y tế khác bao gồm: Laser và liệu pháp quang động Lột da bằng hóa chất theo toa Chiết xuất mụn đầu đen và mụn đầu trắng Rạch và dẫn lưu để làm sạch nang mụn bên dưới da Vệ sinh da bị mụn đúng cách Đối với việc vệ sinh mụn nang, bạn có thể dùng sữa rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên hay chứa acid, giúp cho da được thông thoáng, không bị bít lỗ chân lông. Không nên chà xát quá mạnh làn da mà chỉ massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn. Nếu đang bị mụn nang thì không nên dùng sữa rửa mặt có dạng hạt, nên chọn dạng bọt để không làm tổn thương đến da. Chườm ấm vùng da đã vệ sinh mụn nang để giúp làm giãn nở lỗ chân lông. Việc này giúp vi khuẩn thoát ra ngoài, giảm khả năng gây mụn. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần. Chườm đá sau khi đã chườm ấm để giảm sưng đỏ, giảm đau và thu nhỏ kích thước nốt mụn nang bị sưng. Chườm lạnh trong khoảng 10 phút. Không nên làm quá lâu, tránh bị bỏng lạnh. Bôi kem trị mụn sau khi vệ sinh da. Tuyệt đối không nặn mụn nang hoặc các loại mụn trứng cá khác trên da Làm thế nào để phòng ngừa mụn nang hình thành trên da? Tránh kỳ cọ hay rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, có thể gây kích ứng mụn viêm và làm cho nó trở nên tệ hơn. Tần suất lý tưởng nhất là 2 lần vào buổi sáng và tối. Đặc biệt vào buổi tối, bạn nhớ tẩy trang cho da nữa nhé. Tuyệt đối không bóp nặn mụn. Việc đó sẽ khiến chúng trở nặng, có nguy cơ để lại sẹo mụn và thâm mụn. Chọn các sản phẩm trang điểm được dán nhãn “không gây dị ứng” và “không chứa dầu”. Thoa kem chống nắng mỗi ngày. Các loại thuốc trị mụn có thể khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, hãy chọn dùng kem chống nắng không chứa dầu để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Trong trường hợp bạn đã đã thực hiện các phương pháp điều trị mụn nang nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nốt mụn nang có những triệu chứng sưng đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Tại phòng khám, tùy theo tình trạng nốt mụn mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp cho bạn. Bạn nhớ kiên trì và tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ; Thoa và uống thuốc đều đặn; Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, bôi không rõ nguồn gốc. Đồng thời đừng quên tái khám đều đặn, theo dõi phản hồi với bác sĩ về hiệu quả để nốt mụn nang sớm biến mất nhé. Sahemul – Mụn không còn là vấn đề! Mụn nang khá nguy hiểm nên cần được chữa trị đúng cách và kịp thời. Một trong những phương pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất chính là triệt tiêu nó ngay từ khi còn là nốt mụn trứng cá thể nhẹ. Hãy để kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul giúp bạn làm điều này nhé! Sahemul là kem bôi trị mụn được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Với thành phần chính là Sepicontrol ™ A5 nhập khẩu từ Pháp kết hợp với BHA, Kojic Dipalmitate, AHA và nhiều dưỡng chất khác. Nhờ sự kết hợp của 4 thành phần “vàng” qua công thức độc quyền Sahemul giúp: Làm khô cồi mụn, đẩy nhân mụn nhanh Làm mờ các vết thâm, sẹo do mụn trên da. Làm thoáng lỗ chân lông. Thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da bị hư tổn do mụn, cho làn da mềm mại, khoẻ mạnh hơn Với kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul, mụn viêm được cải thiện chỉ sau chưa đầy 1 tuần sử dụng; Tìm hiểu ngay kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY Nhanh tay đặt mua kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về cách chăm làn da mụn, liên hệ ngay với Sahemul qua hotline 1800 6225 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé! Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/103258 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2585707/ https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/cystic-acne Chia sẻ

Sau khi nặn mụn có nên dùng toner hay không?

Sử dụng toner là một bước vô cùng cần thiết trong chu trình chăm sóc da. Thế nhưng có phải trong bất kỳ trường hợp nào, dùng toner cũng thích hợp, đặc biệt là sau khi nặn mụn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Sahemul đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi Sau khi nặn mụn có nên dùng toner? nhé. Mục lục1. Sau khi nặn mụn có nên dùng toner?2. Hướng dẫn chọn toner cho làn da sau khi nặn mụn/làn da nhạy cảm2.1. Các thành phần trong toner có lợi cho làn da sau khi nặn mụn2.2. Các thành phần nên tránh khi chọn toner cho làn da sau nặn mụn3. Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày3.1. Chăm sóc da sau khi nặn mụn 1 ngày3.2. Chăm sóc da sau khi nặn mụn 3 ngày3.3. Chăm sóc da sau khi nặn mụn 7 ngày4. Sahemul – Da sạch bóng mụn chỉ trong 1 tuần Sau khi nặn mụn có nên dùng toner? Toner là một item làm đẹp mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Thế nhưng không phải lúc nào sử dụng toner cũng tốt. Mặt khác, làn da bị mụn vốn đã rất nhạy cảm, sau khi nặn mụn lại càng “mỏng manh và yếu đuối” hơn. Nếu sử dụng toner ngay khi vừa nặn mụn xong, làn da của bạn có nhiều khả năng bị kích ứng, tăng nguy cơ tổn thương. Không chỉ khiến mụn xuất hiện dày đặc hơn mà còn để lại thâm, sẹo. Vậy nên, bạn không nên sử dụng toner ngay sau khi vừa nặn mụn. Vậy sau khi nặn mụn, dùng toner khi nào là hợp lý? – Đối với những làn da không bị tổn thương sau khi nặn mụn, chỉ cần chờ 1 ngày sau là bạn đã có thể dùng toner như bình thường. Ngược lại, với những làn da nhạy cảm, bạn nên chờ thêm 2 – 3 ngày nữa rồi hẳn dùng toner nhé. Hướng dẫn chọn toner cho làn da sau khi nặn mụn/làn da nhạy cảm Toner là item làm đẹp “hợp cạ” đối với mọi loại da. Không chỉ được sử dụng như một bước “double cleansing” để làn da sạch sâu bên trong mà nó còn có nhiệm vụ cân bằng độ pH cho làn da. Đặc biệt hơn, sử dụng toner còn giúp tăng khoảng 30% khả năng thẩm thấu của các dưỡng chất từ mỹ phẩm vào da. Việc lựa chọn toner phù hợp cho làn da sau khi nặn mụn là một điều rất quan trọng. Một loại toner phù hợp không chỉ giúp làm dịu làn da mà còn tăng khả năng phục hồi, giảm thâm sẹo. Điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý khi chọn toner cho làn da sau khi nặn mụn chính là thành phần. Để Sahemul nói rõ hơn nhé! Các thành phần trong toner có lợi cho làn da sau khi nặn mụn Khi chọn toner cho làn da sau khi nặn mụn, hãy ưu tiên sản phẩm có chứa các thành phần lành tính, không chứa cồn, hóa chất hay các chất gây kích ứng. Bạn cũng có thể tham khảo những loại toner có chứa chiết xuất từ thiên nhiên. Trong nội dung dưới đây, Sahemul sẽ gợi ý cho bạn những thành phần “thần thánh” giúp phục hồi nhanh chóng làn da sau khi nặn mụn. Vitamin C Vitamin C là thành phần thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc và phục hồi làn da sau mụn. Dưỡng chất này nổi tiếng với khả năng làm sáng da, mờ thâm và các vấn đề da liên quan đến sắc tố. Ngoài ra, vitamin C cũng là thành phần nền tảng, kích thích sự sản sinh collagen giúp tái tạo làn da, tăng cường cấu trúc da nhằm tăng độ săn chắc. Tuy vậy, vitamin C lại bị oxy hóa nhanh và có khả năng gây kích ứng da cao. Vậy nên nàng nên test thử trên vùng da ở cổ tay để kiểm tra mức độ kích ứng trước khi sử dụng cho toàn mặt nhé! Vitamin B5 (Pantothenic acid/Panthenol ) Vitamin B5 hay Pantothenic acid, Panthenol là một chất vô cùng phổ biến trong việc điều trị mụn và phục hồi làn da sau mụn. Dưỡng chất này đã được chứng minh là có thể giảm tình trạng ngứa, sưng và viêm nhiễm do mụn, tăng tốc độ lành thương và giảm tình trạng sẹo rỗ, thâm mụn trên da. Vậy nên không chỉ riêng toner, những sản phẩm chứa vitamin B5 cũng rất được các nàng da mụn ưa chuộng. Vitamin B3 (Niacinamide) Vitamin B3 hay còn được gọi là Niacinamide. Đây là thành phần có chức năng kích thích tái tạo da, phục hồi lại lớp màng lipitd bằng cách sản sinh ra ceramide. Khi làn da có đủ ceramide, làn da sẽ được chăm sóc một cách toàn diện như dưỡng ẩm, bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại và phục hồi nhanh chóng các thương tổn trên da. Đặc biệt hơn, những loại toner cho da mụn chứa vitamin B3 còn giúp làm sáng da, trị thâm mụn hiệu quả mà không gây kích ứng nhiều như vitamin C. Ceramide Ceramide là một loại lipid đặc biệt có ở màng tế bào, với vai trò duy trì khả năng bảo vệ của lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên, đồng thời duy trì độ ẩm vốn có cho làn da. Vốn dĩ làn da của chúng ta có thể tự tổng hợp ceramine. Tuy nhiên theo thời gian, hàm lượng ceramine sẽ hao hụt theo thời gian khiến làn da suy yếu. Việc củng cố ceramide sẽ giúp phục hồi lớp hàng rào bảo vệ, ngăn ngừa thương tổn và làm chậm quá trình lão hóa da. Thành phần nên và không nên có trong toner cho da mụn nhạy cảm Các thành phần nên tránh khi chọn toner cho làn da sau nặn mụn Những loại toner có chứa cồn, hóa chất, chất gây kích ứng,… không phải là lựa chọn lý tưởng cho làn da mụn. Cụ thể là những thành phần nào cần tránh khi chọn toner cho làn da sau nặn mụn? Cùng Sahemul tìm hiểu nhé. Paraben Paraben là hợp chất hóa học được sử dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm với mục đích bảo quản. Theo nhận định của chuyên gia, tiếp xúc thường xuyên với paraben làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, vấn đề tác hại đến đâu còn tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người cũng như liều lượng và loại paraben mà chúng ta sử dụng. Dĩ nhiên, với một làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn, tuyệt đối không nên tiếp xúc với thành phần này. Methylparaben Methylparaben là loại hóa chất có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây nấm mốc trong mỹ phẩm. Cũng như paraben, methylparaben có khả năng gây ung thư cho người sử dụng. Ngoài ra, nó còn có thể gây kích ứng trên làn da của chúng ta. Cồn khô Cồn là thành phần có khả năng làm tổn thương lớp hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, gây mất nước và khô da. Cồn khô còn có nguy cơ gây kích ứng đối với những làn da nhạy cảm, đặc biệt là làn da ngay sau khi nặn mụn. Bằng cách lựa chọn được loại toner phù hợp và sử dụng đúng cách, làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy. Vậy sau khi nặn mụn, còn cần chú ý điều gì khác trong việc chăm sóc da không nhỉ? Tìm hiểu thêm: Các thành phần trị thâm mụn hiệu quả Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày Sau khi nặn mụn xong, làn da của bạn sẽ khá nhạy cảm. Trong lúc này, bạn nên chú ý thay đổi một chút thói quen skincare để giúp da nhanh chóng phục hồi hơn. Để Sahemul hướng dẫn cho bạn quy trình chăm sóc da mụn theo công thức 1 – 3 – 7 siêu hiệu quả nhé. Chăm sóc da sau khi nặn mụn 1 ngày Một ngày sau khi nặn mụn, làn da của bạn vẫn còn khá nhạy cảm, nhất là những nàng có làn da nhiều mụn. Sau khi nặn mụn, làn da của bạn sẽ được phủ một lớp huyết tương tự nhiên để bảo vệ da. Vậy nên trong thời gian này, bạn chỉ nên thực hiện 3 bước chăm sóc da gồm làm sạch, dưỡng da bằng mặt nạ dịu nhẹ (đối với làn da ít mụn) và cấp ẩm bằng cách xịt khoáng. Quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn 1 ngày Làm sạch da là bước quan trọng nhất trong chu trình skincare. Với làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn, nàng nên tránh các loại sữa rửa mặt có chứa thành phần gây kích ứng. Thay vào đó, làm sạch nhẹ nhàng bằng nước muối là lựa chọn rất lý tưởng. Chăm chút làn da ngay từ bước làm sạch là cách giúp chúng ta lấy lại làn da khỏe mạnh, mịn màng nhanh chóng. Đối với những làn da ít mụn, nàng có thể thêm một bước đắp mặt nạ để làm dịu da. Tuy nhiên, hãy chọn những nguyên liệu dịu nhẹ và lành tính như dưa leo, nha đam, cà chua,… và chỉ đắp sau khi nặn mụn 2 – 3 tiếng. Trong thời gian này, bạn cũng lưu ý cấp ẩm cho da bằng cách xịt khoáng nhé. Đọc thêm: Sau khi nặn mụn có nên đắp mặt nạ? Chăm sóc da sau khi nặn mụn 3 ngày Sang đến ngày thứ 3, làn da sau khi nặn mụn của bạn đã bắt đầu quá trình phục hồi. Khi này, bạn đã có thể bắt đầu quy trình skincare thường ngày của mình với các bước làm sạch, dùng toner/lotion, kem trị mụn, serum và kem dưỡng da. Quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn 3 ngày Lựa chọn những sản phẩm làm đẹp có chứa thành phần lành tính vẫn là điều quan trọng khi chăm sóc da trong giai đoạn này. Hãy tránh các thành phần có khả năng gây kích ứng. Thay vào đó, ưu tiên thành phần có khả năng cấp ẩm, tái tạo da, phục hồi nhanh và ngừa thâm sẹo. Đồng thời, chọn các sản phẩm có kết cấu mỏng, nhẹ và thấm hút nhanh. Trong giai đoạn này, tốt nhất bạn nên hạn chế thói quen làm đẹp bằng mỹ phẩm vì cặn bẩn, hóa chất trong mỹ phẩm có thể làm chậm quá trình phục hồi da. Đồng thời, sử dụng kem trị mụn, ngừa thâm cũng là điều nên làm. Có thể bạn quan tâm: Nặn mụn xong nên ăn gì kiêng gì? Chăm sóc da sau khi nặn mụn 7 ngày Một tuần sau khi nặn mụn, làn da bạn đã dần phục hồi nhiều hơn so với trước rồi đấy. Bây giờ thì bạn đã có thể an tâm thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da hàng ngày rồi đấy. Tuy nhiên, bạn nhớ là trong tuần này và tuần sau, bạn không nên wax hay chiếu laser trên da nhé. Quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn 7 ngày Quy trình skincare cho làn da sau khi nặn mụn đầy đủ và khoa học sẽ bao gồm các bước: Làm sạch làn da bằng sữa rửa mặt, tẩy trang (buổi tối), tẩy da chết (1, 2 lần/tuần) Cân bằng da bằng toner hoặc lotion Sử dụng kem đặc trị mụn, ngừa thâm thích hợp với từng loại da Dưỡng da với serum, kem dưỡng/ sữa dưỡng,… Dưỡng ẩm cho làn da Thoa kem chống nắng (ban ngày) Dù thế nào đi nữa, bạn cũng đừng bỏ qua bước dưỡng ẩm cho làn da làn da của chúng ta sẽ tiết dầu khi không được cung cấp đủ độ ẩm, gây ra mụn và vấn đề về da khác. Do đó, cần cung cấp đủ độ ẩm, cân bằng lượng dầu tự nhiên trên da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp. Và cũng đừng quên thoa kem chống nắng mỗi ngày. Kem chống nắng sẽ không khiến tình trạng mụn nặng hơn đâu. Ngược lại, nó còn góp phần trị mụn và bảo vệ làn da vốn đang nhạy cảm của bạn nữa đấy. Quan trọng là, bạn nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da của mình. Chăm sóc làn da sau khi nặn mụn đòi hỏi bạn phải thật tỉ mĩ, bởi chỉ sai lầm nhỏ thôi cũng có thể khiến da của bạn trông kém sắc hơn hẳn so với trước. Hẳn là sau khi đọc bài viết này, bạn đã biết thêm được một bí quyết chăm sóc làn da sau khi nặn mụn khoa học rồi đấy. Tiếp tục theo dõi Sahemul để cập nhật những thông tin bổ ích về phương pháp trị mụn và chăm sóc da khỏe đẹp nàng nhé! Có thể bạn quan tâm: Nguyên tắc vàng chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa Sahemul – Da sạch bóng mụn chỉ trong 1 tuần Đánh bay mụn nhanh mà không để lại thâm sẹo là điều mà bất kỳ nàng da mụn nào cũng mong muốn. Vậy nhưng nặn mụn đâu phải là cách tốt nhất để lấy lại làn da khỏe đẹp như xưa. Thay vào đó, sử dụng sản phẩm chuyên dụng là cách trị mụn nhận được phản hồi vô cùng tích cực từ mọi người. Với kem giảm mụn, ngừa thâm Sahemul, làn da của bạn chắc chắn sẽ sạch bóng mụn chỉ trong 1 tuần. Sahemul sản phẩm chăm sóc da mụn “đa-zi-năng” với 3 công dụng tối ưu: Trị mụn tận gốc và hạn chế tình trạng tái phát với Sepicontrol ™ A5 và BHA. Giảm thâm mụn, loại bỏ lớp sừng sẫm màu với Kojic Dipalmitate và AHA. Ngăn ngừa sẹo mụn hình thành, thúc đẩy phục hồi làn da với kẽm, vitamin E, vitamin B3 (Niacin),…  Chỉ với 195.000 đồng, bạn đã có thể thêm Sahemul vào bộ mỹ phẩm chăm sóc làn da của mình. Đặc biệt hơn, khi mua hai tuýp, giá chỉ còn 175.000 đồng/tuýp và 3 tuýp, giá chỉ còn 160.000 đồng/tuýp. Siêu tiết kiệm hầu bao! Tìm hiểu thêm về kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul, mời bạn xem TẠI ĐÂY Nhanh tay đặt mua Sahemul (giao tận nhà), sở hữu làn da sáng hồng, sạch bóng mụn TẠI ĐÂY Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về cách chăm làn da mụn, liên hệ ngay với Sahemul qua hotline 1800 6225 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé! Tài liệu tham khảo: – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8834979/ – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5338571/ Chia sẻ

Bị mụn có nên ăn trứng không? Nên kiêng thực phẩm gì?

Trứng là một loại thực phẩm chính trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta giúp cung cấp năng lượng và bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn trứng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến làn da. Vậy bị mụn có nên ăn trứng không, ăn như thế nào cho hợp lý và nên kiêng những thực phẩm gì để làn da mụn phục hồi nhanh chóng? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, sahemul sẽ giúp nàng giải đáp chi tiết những thắc mắc trên. Mục lụcTrứng có những dưỡng chất nào tốt cho da?Người bị mụn có nên ăn trứng không?Cách ăn trứng hiệu quả với da mụn1. Không nên ăn trứng quá nhiều2. Ăn trứng đúng thời điểm3. Chế biến trứng đúng cáchMột số thực phẩm không nên ăn khi bị mụnRau muốngThịt bòThịt gàĐồ hải sảnCác loại thực phẩm từ nếp và đồ ngọt Trứng có những dưỡng chất nào tốt cho da? Trứng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: protein, lipid, vitamin (A, B1, B12, B6, D, E), canxi, sắt, kẽm và các loại men có lợi giúp tăng sức đề kháng và sức khỏe cường tráng hơn. Bên cạnh việc tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, nhiều người còn sử dụng lòng trắng trứng gà để làm nguyên liệu đắp mặt nạ giảm mụn, giúp chăm sóc da mặt, giúp nuôi dưỡng làn da mềm mại, mịn màng hơn. Mặc dù trứng có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và phần lòng trắng trứng được dùng làm nguyên liệu mặt nạ để đắp giảm mụn, dưỡng trắng da nhưng bị mụn có nên ăn trứng không? Chúng mình cùng tham khảo chi tiết trong phần tiếp theo. Người bị mụn có nên ăn trứng không? Trước tiên, phải công nhận rằng trứng là loại thực phẩm có dồi dào dinh dưỡng. Khi bị mụn, nàng hoàn toàn có thể ăn trứng nhưng với số lượng ít và cách chế biến phù hợp. Nếu dung nạp quá nhiều trứng và ăn không đúng cách sẽ khiến cho tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Bổ sung quá nhiều trứng vào cơ thể sẽ khiến cho thận bị quá tải, làm cản trở bài tiết chất thải ra ngoài, dẫn đến độc tố bị ứ tắc bên trong cơ thể. Đây là những nguyên nhân gây mụn. Bên cạnh đó, ăn nhiều trứng cũng khiến huyết áp tăng cao, dễ bị nổi mụn trứng cá… Đặc biệt, phần lòng đỏ trứng dễ gây khó tiêu, từ đó làm cho quá trình đồng hóa và hấp thu của cơ thể trở nên kém hơn. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, ăn trứng khi các vết mụn chưa lành sẽ để lại sẹo mụn trên da hoặc khiến vùng da bị mụn trở nên trắng hơn các vùng da xung quanh sau khi lành. Do đó, khi các nốt mụn bị vỡ ra hoặc đang lên da non thì nàng hãy kiêng ăn thực phẩm này để tránh các nguy cơ hình thành sẹo. Tóm lại, chúng ta cần kiêng hoặc hạn chế ăn trứng khi bị mụn, cụ thể là nàng chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả trứng mỗi tuần để da phục hồi nhanh chóng. Thay vào đó nàng có thể sử dụng trứng gà làm các công thức chăm sóc da và làm lành những vết tổn thương trên da. Tham khảo thêm: 9 mặt nạ trứng gà trị mụn thâm siêu hiệu quả Cách ăn trứng hiệu quả với da mụn Tuy không phải kiêng trứng triệt để nhưng nàng cần ăn với số lượng vừa đủ và chế biến đúng cách. Để không bị mọc thêm mụn hoặc làm cho tình trạng mụn nặng hơn, nàng nên lưu ý một số vấn đề sau đây: 1. Không nên ăn trứng quá nhiều Phía trên đã giúp nàng hiểu rõ được phần nào lý do nàng không nên ăn nhiều trứng khi bị mụn rồi đúng không? Lý do chính là thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng và đặc biệt nhiều đạm nên nếu bổ sung quá nhiều cơ thể sẽ không kịp hấp thu, từ đó các cơ quan sẽ bị quá tải và không hoạt động bình thường được làm cho mụn xuất hiện. Các chuyên gia dinh dưỡng và da liễu khuyên rằng không nên ăn quá 5 quả trứng/tuần và 1 ngày không quá 2 quả để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của da. Trong thời gian bị mụn nàng chỉ nên ăn từ 1-2 quả trứng/tuần là tốt nhất. 2. Ăn trứng đúng thời điểm Vì trứng có nhiều đạm nên nàng cần hạn chế ăn trứng vào buổi tối, nó vừa không tốt cho da vừa không tốt cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất là nên ăn trứng vào buổi sáng để cơ thể có thể hấp thu các dưỡng chất một cách tối đa. 3. Chế biến trứng đúng cách Có rất nhiều cách chế biến trứng nhưng khi bị mụn nàng nên ưu tiên các cách chế biến ít dầu mỡ và gia vị. Tốt nhất là nàng nên chế biến trứng theo cách như luộc hoặc trộn salad, trứng hấp, hạn các món trứng chiên rán nhiều dầu mỡ. Bởi nếu thường xuyên ăn các món chiên rán sẽ gây thích thích phản ứng viêm nhiễm trên da và khiến mụn trứng cá càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nếu ăn nhiều trứng chiên dễ làm tăng cholesterol không tốt cho sức khỏe. Một số thực phẩm không nên ăn khi bị mụn Bên cạnh việc hạn chế ăn trứng, nàng cũng cần chú ý tránh một số thực phẩm có thể khiến cho việc điều trị mụn trở nên khó khăn và gây ra những hệ lụy không mong muốn cho làn da như: Rau muống Rau muống là loại rau quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta rất giàu chất xơ, vitamin A, vitamin C cũng các khoáng chất như sắt và canxi. Những dưỡng chất này rất tốt cho sức khỏe và làn da, nhưng trong trường hợp khi bị mụn bị vỡ hoặc nặn mụn thì rau muống lại không tốt một chút nào. Bởi trong rau muống có chất kích thích làm lành tổn thương và quá trình tái tạo da diễn ra nhanh chóng. Khi quá trình làm lành tổn thương quá nhanh sẽ khiến cho lượng collagen tăng sinh quá mức gây ra sẹo lồi, lõm và rỗ. Vì vậy, rau muống cũng là một trong những thực phẩm mà chúng ta cần phải kiêng trong thời gian bị mụn. Thịt bò Thịt bò có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn so với các loại thịt khác. Thực phẩm giàu protein, chất béo cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu khác như: Vitamin B12, B6, kẽm, photpho, selen… Vì quá giàu protein nên thịt bò sẽ dễ gây thâm sau mụn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đặc biệt, nếu như nàng có cơ địa dễ bị sẹo thì càng phải cẩn trọng hơn vì ăn thịt bò trong thời gian bị mụn sẽ càng khiến cho da để lại sẹo thâm nhiều hơn. Thịt gà Khi bị mụn và đặc biệt là lúc nặn mụn nếu ăn thịt gà sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa rát, sưng tấy khu vực nặn mụn, làm cho vùng da bị tổn thương lâu lành hơn. Vì vậy, chúng ta phải kiêng ăn thịt gà ít nhất 1 tuần sau khi mụn vỡ ra để làn da được phục hồi nhanh chóng. Đồ hải sản Đồ ăn hải sản như tôm, cua, ốc, nghiêu … có thể khiến cho da của chúng ta trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn nên nàng hãy tuyệt đối tránh xa các món ăn bổ dưỡng này nhé. Các loại thực phẩm từ nếp và đồ ngọt Đây là nhóm thực phẩm có tính nóng nên sẽ khiến cho mụn phát triển nhiều hơn. Vì vậy, khi bị mụn nàng cần lưu ý tránh bổ sung các thực phẩm từ nếp và đồ ngọt như bánh nếp, xôi, bánh trưng, bánh quy, bánh sinh nhật, bánh bông lan… để tiêu diệt những nốt mụn nhanh chóng hơn. Như vậy có thể thấy rằng, trong thời gian bị mụn chúng ta cần kiêng rất nhiều thứ để tránh hình thành các vết thâm, nốt sẹo, rỗ hay là xuất hiện mụn mới trên da…Vì vậy, hãy cố gắng kiên trì ăn kiêng ít nhất 1 tuần sau khi mụn vỡ để làn da sau nặn mụn được hồi phục nhanh chóng. Đọc thêm: Kế hoạch chăm sóc da mụn viêm từ A-Z Chia sẻ

Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ?

Hầu hết các nàng đều không thể thoát được nỗi cám dỗ mang tên “nặn mụn”. Khi soi gương, những nốt mụn trên mặt khiến bạn cảm thấy thật khó chịu và chỉ muốn giải quyết chúng ngay lập tức. Nặn mụn là cách loại bỏ mụn nhanh nhất nhưng đổi lại da có thể xuất hiện thâm hoặc sẹo. Vậy lúc này bạn nên chăm da như thế nào nhỉ? Liệu nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Mục lụcNặn mụn xong có nên đắp mặt nạ?Những lưu ý khi đắp mặt nạ sau nặn mụnCác loại mặt nạ thiên nhiên tốt cho da sau khi nặn mụnMặt nạ mật ong và nghệMặt nạ nha đamMặt nạ yến mạchMặt nạ dưa chuộtMặt nạ trà xanhHướng dẫn chăm sóc làn da sau khi nặn mụn đúng cáchLàm sạch da kỹ lưỡngCân bằng ẩm cho làn daDùng kem trị mụn chuyên dụngThoa kem chống nắng vào ban ngàySahemul – Ngừa mụn, giảm thâm chỉ trong 1 tuần Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ? Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ? là thắc mắc của nhiều bạn nữ và chưa tìm được câu trả lời chính xác. Có bạn cho rằng không nên, vì đắp mặt nạ có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn mọc lên nhiều hơn. Ngược lại, có bạn cho là được vì các dưỡng chất trong mặt nạ giúp làm dịu da và ngừa thâm, sẹo. Theo Sahemul, ngay khi nặn mụn xong bạn không nên đắp mặt nạ ngay lập tức. Có 2 lý do để giải thích cho điều này. Thứ nhất, làn da sau khi nặn mụn vẫn còn tồn đọng nhiều vi khuẩn. Đắp mặt nạ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn sinh sôi và lây lan tới các vùng da lân cận. Thứ hai, việc nặn mụn có thể hình thành các vết thương hở trên da. Đắp mặt nạ khi này có thể khiến các vết thương lâu lành hơn, thậm chí là bị kích ứng và nhiễm trùng. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn phải chờ 2, 3 ngày hay 1 tuần sau mới được đắp mặt nạ. Thay vào đó, bạn chỉ cần chờ 2 – 3 tiếng sau là đã bắt đầu dùng mặt nạ được rồi. Đừng quên rửa mặt thật sạch trước khi đắp mặt nạ nhé. Xem thêm: Mới nặn mụn có nên chườm đá lạnh? Những lưu ý khi đắp mặt nạ sau nặn mụn Đắp mặt nạ là một cách làm dịu làn da sau khi nặn mụn, đồng thời ngăn ngừa vết thâm và sẹo. Vậy làm thế nào để tối ưu hiệu quả khi đắp mặt nạ sau nặn mụn? Trước khi đắp mặt nạ cho làn da vừa nặn mụn xong: Làm sạch da thật kỹ lưỡng với các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ Giảm sưng tấy trên da bằng đá lạnh Chờ 2 – 3 tiếng sau khi nặn mụn mới đắp mặt nạ Sau khi đắp mặt nạ cho làn da vừa nặn mụn xong: Hạn chế chạm tay vào làn da, đặc biệt là vùng da vừa nặn mụn hoặc có vết thương hở Không bỏ qua các bước skincare còn lại trong quy trình chăm sóc da Bạn cũng đừng quên lựa chọn những loại mặt nạ chứa các thành phần dịu nhẹ cho làn da và có khả năng phục hồi, ngăn ngừa sẹo. Chẳng hạn như vitamin C, vitamin A, BHA, AHA hoặc mật ong, gel lô hội, cà chua,… Ở phần tiếp theo, Sahemul sẽ gợi ý cho bạn 7 loại mặt nạ thiên nhiên phục hồi da nhanh chóng và hiệu quả. Đừng bỏ qua nhé! Các loại mặt nạ thiên nhiên tốt cho da sau khi nặn mụn Bên cạnh lựa chọn loại mặt nạ thương hiệu làm dịu da mụn, bạn có thể sử dụng các liệu pháp mặt nạ thiên nhiên ngay tại nhà. Nguyên liệu thiên nhiên rất lành tính rất an toàn cho da, đặc biệt là làn da đang còn nhạy cảm sau khi nặn mụn. Mặt nạ mật ong và nghệ Mặt nạ nghệ và mật ong vừa làm dịu da vừa giúp phục hồi tổn thương Mặt nạ nha đam Với tính chất dịu mát, nha đam là sự lựa chọn cho làn da sau khi nặn mụn Mặt nạ yến mạch Yến mạch mang đến đặc tính chống viêm và lượng chất chống oxy hóa dồi dào Mặt nạ dưa chuột Sẹo và thâm sẽ không còn là vấn đề với mặt nạ dưa leo và sữa chua Mặt nạ trà xanh Trà xanh mang đến giải pháp chăm sóc tối ưu cho làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn Hướng dẫn chăm sóc làn da sau khi nặn mụn đúng cách Bạn biết đấy, làn da sau khi nặn mụn rất nhạy cảm. Nếu không được chăm sóc đúng cách có thể khiến mụn lây lan rộng hoặc để lại thâm sẹo khiến làn da kém sắc. Vậy sau khi nặn mụn chăm da như thế nào cho đúng? Để Sahemul hướng dẫn cho bạn nhé. Làm sạch da kỹ lưỡng Làm sạch da là bước đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần đảm bảo. Không chỉ khu vực nặn mụn mà những vùng da xung quanh cũng cần được làm sạch. Hãy ưu tiên những sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ, an toàn cho da nhạy cảm. Đừng quên chỉ rửa mặt với nước mát, tránh rửa bằng nước nóng vì có thể gây mở lỗ chân lông và ảnh hưởng đến vết thương. Song song đó, giữ cho bàn tay luôn sạch cũng là điều cần chú ý. Có thể bạn quan tâm: Nặn mụn có nên nặn hết máu? Cân bằng ẩm cho làn da Đừng lo sợ rằng các sản phẩm chăm sóc da như toner, lotion, kem dưỡng ẩm sẽ khiến làn da của bạn chi chít mụn. Ngược lại, sử dụng chúng trong thời gian này sẽ góp phần làm dịu vết thương và giảm viêm trên da của bạn đấy. Bạn lưu ý chọn sản phẩm có chứa thành phần có khả năng làm lành, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Chiết xuất tảo, nha đam (lô hội), chiết xuất rau má, chiết xuất hoa cúc,… đều là những lựa chọn lý tưởng. Tránh các sản phẩm chứa cồn vì dễ gây kích ứng da. Song song đó, bạn cũng cần chú ý đến kết cấu của sản phẩm nữa nhé. Hãy ưu tiên những loại có kết cấu mỏng nhẹ như gel, lotion nền nước. Dùng kem trị mụn chuyên dụng Nếu chú ý, bạn có thể nhận thấy một số nốt mụn có xu hướng quay trở lại sau khi được nặn. Để làm giảm nguy cơ này, cách tối ưu nhất chính là dùng kem trị mụn chuyên dụng. Một số thành phần có khả năng trị mụn “siêu thần kỳ” mà bạn không thể bỏ qua như Sepicontrol ™ A5, BHA, AHA, Acid Hyaluronic,… Thoa kem chống nắng vào ban ngày Kem chống nắng khiến làn da sau nặn mụn của bạn nhạy cảm hơn? – Không đâu nhé! Ngược lại, sử dụng kem chống nắng khi này còn góp phần thuyên giảm mụn, đẩy nhanh quá trình phục hồi của làn da đấy. Tùy thuộc vào loại da mà bạn có thể lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp. Tuy nhiên, vẫn ưu tiên những loại kem có kết cấu mỏng nhẹ. Ngoài ra, độ SPF từ 30 trở lên cũng là một điều vô cùng quan trọng nhé. Dựa vào những bước trên, bạn sẽ có quy trình chăm sóc làn da sau khi nặn mụn khoa học như sau: Quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn: Ban ngày Quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn: Ban đêm Với những thông tin trong bài viết, chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không?. Đều đặn thực hiện quy trình chăm sóc da sau khi nặn mụn với đủ các bước làm sạch – cân bằng da – trị mụn – chống nắng (ban ngày)/dưỡng ẩm (ban đêm) sẽ giúp làn da sớm trở lại trạng thái bình thường đấy. Lời khuyên từ chuyên gia: Có nên nặn mụn không? Nặn mụn không phải là cách trị mụn tốt nhất, ngược lại, nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trước hết, nặn mụn có thể đưa các vi khuẩn mới vào mô đã bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng. Thứ hai, mủ, bã nhờn, vi khuẩn được đẩy ra khỏi nốt mụn có thể dễ dàng đi xuống các lỗ chân lông khác, khiến mụn lây lan mạnh trên da. Và một tác động không tốt nữa từ việc nặn mụn chính là để lại sẹo hoặc thâm sau khi lành. Vậy bạn có nên nặn mụn không? – Câu trả lời tất nhiên là KHÔNG! Nếu thỉnh thoảng làn da của bạn xuất hiện vài nốt mụn, hãy chú ý nhiều hơn vào quy trình chăm sóc da hoặc sử dụng sản phẩm trị mụn chuyên dụng, tuyệt đối không nặn mụn nhé! Nếu như bạn đã “trót lỡ nặn mụn” hãy tham khảo phương pháp chăm sóc da mà Sahemul đã hướng dẫn phía trên để cải thiện tình hình. Sahemul – Ngừa mụn, giảm thâm chỉ trong 1 tuần Sử dụng sản phẩm trị mụn chuyên dụng là một trong những cách giúp bạn “đánh bay” nốt mụn nhanh chóng mà lại không để lại thâm hay sẹo trên da. Với một cô nàng mê cái đẹp, trong túi mỹ phẩm nhất định phải có kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul. Công thức trị mụn của Sahemul được tạo thành từ sự kết hợp của Sepicontrol A5 và BHA. Đây cũng là 2 “gương mặt sáng” trong các thành phần trị mụn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng giảm thâm nhờ Kojic Dipalmitate và AHA; Phục hồi các thương tổn trên da nhờ kẽm, vitamin E, vitamin B3 (Niacin),… Chỉ với 1 tuýp kem bé xinh, làn da của bạn đã nhận được 3 tác động: Ngừa mụn, giảm thâm và phục hồi. Quá hời phải không nào! Khám phá “tất tần tật” về kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY Nhanh tay đặt mua Sahemul (giao tận nhà), sở hữu làn da sáng hồng TẠI ĐÂY Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về cách chăm làn da mụn, liên hệ ngay với Sahemul qua hotline 1800 6225 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé! Tham khảo https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/how-to-pop-a-pimple https://www.self.com/story/popped-pimple-healing-tips https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/face-mask-for-acne Chia sẻ

Mụn viêm nang lông: Hiểu đúng để xử lý đúng cách

Mụn viêm nang lông là tình trạng da liễu thường gặp. Nó thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá do khởi phát từ mụn đỏ nhỏ li ti. Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng mụn viêm nang lông nếu để lâu và không điều trị sớm có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Để hiểu rõ hơn về mụn viêm nang lông, cùng Sahemul tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Mục lụcMụn viêm nang lông là gì?Nguyên nhân bị viêm nang lôngĐiểm mặt các loại mụn viêm nang lôngViêm nang lông bề mặtViêm nang lông sâuĐiều trị mụn viêm nang lôngĐiều trị tại nhàĐiều trị bằng thuốcTiểu phẫuLiệu pháp ánh sángLàm thế nào để phòng ngừa mụn viêm nang lông? Mụn viêm nang lông là gì? Mụn viêm nang lông là tình trạng viêm do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập gây ra tại một hoặc nhiều nang lông. Khi mới hình thành, mụn viêm nang lông có biểu hiện giống với mụn trứng cá hoặc những nốt đỏ thông thường. Mụn viêm lông có các dấu hiệu và triệu chứng điển hình như: Đám mụn nhỏ, màu đỏ hoặc mụn đầu trắng phát triển xung quanh hoặc chính giữa nang lông. Mụn nước chứa đầy mủ vỡ ra và đóng vảy. Cảm giác ngứa rát kèm theo đau. Mụn viêm nang lông có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, trừ môi, lòng bàn chân, lòng bàn tay. Mụn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng nó có thể khiến bạn cảm thấy ngứa rát, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Nguyên nhân bị viêm nang lông Nguyên nhân phổ biến dẫn tới viêm nang lông là do sự tấn công và xâm nhập của vi khuẩn Staphylococus aureus (tụ cầu). Ngoài ra, nó còn do nấm, virus, hoặc tình trạng viêm nhiễm do lông mọc ngược gây ra. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông: Sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi không sạch. Vết thương hở trên da, ví dụ như vết xước, vết cắt, vết do côn trùng cắn,… Thói quen cạo hoặc tẩy lông các vùng trên cơ thể như lông tay, lông chân. Cơ địa tiết nhiều mồ hôi. Mặc quần áo chật hoặc che chắn da bằng các vật dụng không thoáng khí. Mắc các bệnh lý suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, ung thư, HIV,… Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài. Thường xuyên cao lông là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn viêm nang lông Điểm mặt các loại mụn viêm nang lông Mụn viêm nang lông được phân loại dựa trên độ nông sâu, mức độ lan rộng của tình trạng viêm, bao gồm 2 loại chính là viêm nang lông trên bề mặt và viêm nang lông sâu. Viêm nang lông bề mặt ☛ Viêm nang lông do tụ cầu vàng: Viêm nang lông do nhiễm Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) là loại mụn phổ biến. Loại mụn này thường là mụn nhỏ đỏ hoặc màu trắng chứa đầy dịch mủ. Phần lớn loại mụn này thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần can thiệp các biện pháp điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mụn viêm nang lông kéo dài dai dẳng và nghiêm trọng. ☛ Viêm nang lông do Pseudomonas aeruginosa (bồn tắm nước nóng): Biểu hiện là các nốt mụn đỏ, tròn, ngứa sau 1 – 2 ngày tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Mụn này do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ra, thường xuất hiện tại bồn tắm, hồ bơi không được vệ sinh sạch sẽ hoặc hồ bơi có pH và hàm lượng Clo không đạt tiêu chuẩn đã quy định. ☛ Viêm nang lông do Malassezia: Malassezia là một loại nấm men thường tồn tại trên da. Loại nấm này xâm nhập vào nang lông gây ra tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn. Mụn thường xuất hiện ở vùng ngực và lưng. Viêm nang lông sâu Viêm nang lông do Sycosis barbae: Đây là loại mụn gặp phổ biến ở nam giới và thường tái phát tại vùng lông tóc rậm như lông mày, râu, tóc,… Mụn này thường tập trung thành mảng, da trợt, có vảy che phủ, có mụn mủ ở giữa, mụn có thể chảy nước. Mụn ăn sâu tạo thành các u nhỏ, ấn vào chảy nước và rất dễ để lại sẹo. Viêm nang lông do vi khuẩn gram âm: Loại mụn này thường gặp ở những bạn điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh trong thời gian dài. Sử dụng kháng sinh dài ngày không những làm mất cân bằng hệ vi sinh trên da mà còn gia tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, từ đó vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và phát triển. Điều này khiến tình trạng mụn trứng cá của bạn thêm tồi tệ và kèm theo mụn viêm nang lông. Nhọt: Đây là tình trạng viêm nang lông sâu cấp tính, có thể chỉ có một hoặc nhiều nhọt tụ thành từng mảng. Những tổn thương do nhọt gây ra có thể ăn sâu cả vào vùng da bao bọc nang lông, hoại tử tổ chức, biến thành ngòi mủ màu xanh vàng. Khi ngòi mủ khô để lại vết loét sâu. Điều này có thể dễ dàng lý giải vì sao nhọt rất dễ để lại sẹo. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: Mụn này thường gặp trên bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, điển hình là người bị HIV/AIDS. Mụn có biểu hiện ngứa dữ dội. Mụn tái phát hình thành gần các nang lông ở mặt và phần phía trên cơ thể. Sau khi mụn được chữa khỏi thường để lại vùng da sẫm màu hơn do làm tăng sắc tố da. Nhọt là mụn viêm nang lông ở mức độ nặng, ăn sâu vào tổ chức da và dễ để lại sẹo Điều trị mụn viêm nang lông Việc lựa chọn biện pháp điều trị mụn viêm nang lông cần được đánh giá dựa trên tình trạng, mức độ nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây ra mụn. Trong trường hợp mụn viêm nang lông ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà hoặc nó có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần mà không cần điều trị. Ngược lại, trong trường hợp mụn viêm nang lông ở mức độ nặng, bạn cần được điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn và tránh tình trạng mụn tiến triển nghiêm trọng hơn. Điều trị tại nhà Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và điều trị mụn viêm nang lông tại nhà mà bạn có thể tham khảo: Chườm ấm: Biểu hiện đặc trưng của mụn viêm nang lông là ngứa rát, thậm chí là đau tại vị trí da bị viêm. Chính vì vậy, chườm ấm là một trong những biện pháp điều trị tại nhà khá hữu hiệu giúp xoa dịu các cơn đau, ngứa ngáy khó chịu. Bạn có thể dùng túi sưởi ấm hoặc khăn ngâm trong nước nóng (đã vắt ráo và gấp lại) đắp lên vùng da cần điều trị trong khoảng 15 – 20 phút. Duy trì thực hiện biện pháp này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau kèm theo ngứa rát. Vệ sinh vùng da bị bệnh: Giữ vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng mụn tiến triển nghiêm trọng hơn và đẩy lùi nguy cơ lây lan sang vùng da lành. Những sản phẩm sữa tắm, vệ sinh da có tính kháng khuẩn, kháng viêm là sự lựa chọn tối ưu trong quá trình điều trị mụn viêm nang lông. Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho da: Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và giúp da phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên vừa có tính kháng khuẩn, kháng viêm vừa giúp bổ sung dưỡng chất cho da như: Mật ong: Được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên” có khả kháng khuẩn, kháng nấm và cấp ẩm vượt trội cho làn da của bạn. Bạn có thể kết hợp mật ong với một số nguyên liệu khác như nghệ, trà xanh, cà chua,… Tinh dầu tràm trà: Nhắc đến nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, chống viêm thì không thể bỏ qua tinh dầu tràm trà. Chỉ với vài giọt tinh dầu tràm trà pha với nước sạch là bạn đã sở hữu ngay bí quyết giúp điều trị mụn viêm nang lông tại nhà rồi đấy. Nha đam: Nổi tiếng với công dụng làm dịu kích ứng nhanh chóng, nha đam là nguyên liệu tiếp theo mà bạn cần “ghi nhớ”. Bạn có thể chà trực tiếp phần gel nha đam lên vùng da cần điều trị và chờ trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm. Điều trị bằng thuốc Sau khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà kể trên mà mụn viêm nang lông vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tích cực, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được xử lý và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Cụ thể: Thuốc điều trị tại chỗ: Thuốc điều trị tại chỗ được sử dụng chủ yếu dưới dạng kem bôi ngoài da, dùng cho cả trường hợp mụn viêm nang lông do tụ cầu, nấm, virus, vi khuẩn gram âm,… Một số loại kem bôi ngoài da được sử dụng phổ biến là cồn iod, Betadine, Fucidin, Bactroban,… Fucidin – Kem bôi ngoài da được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn viêm nang lông Thuốc điều trị toàn thân: Được chỉ định khi mụn viêm nang lông ở mức độ nặng và tái phát thường xuyên. Viêm nang lông do tụ cầu: Sử dụng nhóm kháng sinh Beta lactam, nhóm Cephalosporin, kháng sinh Amoxicillin, Metronidazole, Ciprofloxacin, Co-trimoxazol,… Viêm nang lông do nấm: Có thể sử dụng một số thuốc kháng nấm như Itraconazole, Fluconazole, Terbinafine,… Viêm nang lông do vi khuẩn Gram âm: Thường được chỉ định dùng kháng sinh Amoxicillin, Co-trimoxazol,… Trong một số trường hợp có thể dùng thêm Isotretinoin. Viêm nang lông do virus Herpes: Một số thuốc tiêu biểu trong điều trị virus Herpes là Acyclovir, Valacyclovir,… Bạn cần lưu ý việc sử dụng các thuốc điều trị trên phải được chỉ định bởi bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn. Không những thế, bạn cần phải tuân thủ theo đúng liều dùng mà bác sĩ, dược sĩ đã kê, tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng, giảm liều dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, dược sĩ. Việc không tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng thuốc có thể gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc gặp phải các tác dụng không mong muốn.  Tiểu phẫu Nếu kích thước nhọt lớn, bác sĩ có thể sẽ thực hiện tiểu phẫu rạch vào tháo dịch nhằm loại bỏ bớt dịch mủ, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương. Liệu pháp ánh sáng Liệu pháp ánh sáng thường dùng tia laser hoặc ánh sáng sinh học chiếu vào vùng da cần điều trị với mục đích tiêu diệt ổ vi khuẩn, nấm, virus gây viêm. Đọc thêm: Bị mụn viêm đỏ ở má là do đâu? Làm thế nào để phòng ngừa mụn viêm nang lông? Với những người từng bị mụn viêm nang lông thì nguy cơ mụn tái phát là rất cao. Do đó, thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa mụn viêm nang lông quay trở lại. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau: Thường xuyên vệ sinh bồn tắm: Bồn tắm là một trong những địa điểm da tiếp xúc hàng ngày. Chính vì thế, bạn nên vệ sinh bồn tắm hàng ngày, tránh để vi khuẩn, nấm, bụi bẩn bám vào và tiếp xúc trực tiếp với làn da của bạn. Lau chùi, cọ rửa bồn tắm hàng ngày, tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển Mặc quần áo rộng rãi khi trời nóng, ẩm: Quần áo chật, bó sát là điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn, mồ hôi tích tụ tại lỗ chân lông. Vì vậy, bạn nên lựa chọn cho mình những bộ đồ rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt là vào những ngày trời nóng bức để ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn viêm nang lông. Vệ sinh cơ thật kỹ lưỡng: Thông thường, khi vệ sinh cơ thể chúng ta thường bỏ quên các vùng da tay, chân, cổ. Những thói quen tưởng chừng như vô hại này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tích tụ trên bề mặt da. Do đó, bạn cần vệ sinh sạch sẽ toàn bộ vùng da trên cơ thể và đừng quên tẩy tế bào chết định kì 2 lần/ tuần. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Mỗi làn da đều có những đặc điểm riêng biệt và phù hợp với từng chế độ chăm sóc da khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp là điều hết sức cần thiết. Với những cô nàng da khô nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có đặc tính cấp ẩm tốt. Ngược lại, những cô nàng sở hữu làn da dầu nên tránh xa các sản phẩm chứa dầu và nên chọn sản phẩm “oil-free” (không chứa dầu) hoặc “non-comedogenic” (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông). Cẩn thận trong quá trình cạo râu: Bạn nên rửa sạch và thoa kem dưỡng ẩm trước khi cạo. Tiếp đó, cạo râu theo hướng râu mọc và chú ý thường xuyên đổi lưỡi dao cạo để lưỡi dao luôn được sắc bén. Kết thúc quá trình cạo râu bạn cần rửa sạch vùng da vừa cạo và thoa một lớp kem dưỡng ẩm. Thêm vào đó, bạn không nên dùng chung dao cạo, khăn mặt, khăn tắm với người khác. Che chắn, bảo vệ làn da: Trong môi trường không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn dễ dàng tích tụ trên bề mặt da và gây ra mụn viêm nang lông. Do đó, hãy hình thành thói quen trang bị các vật dụng che chắn làn da của bạn mỗi khi ra ngoài để bảo vệ sức khỏe làn da của mình. Giặt đồ bơi hoặc đồ lặn sau mỗi lần mặc: Bụi bẩn, vi khuẩn trong hồ bơi sẽ bám và tích tụ trong đồ bơi hoặc đồ lặn sau mỗi lần sử dụng. Vì vậy, việc bạn cần làm là giặt sạch và phơi sấy khô chúng. Trên đây là toàn bộ thông tin về mụn viêm nang lông. Hi vọng rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết mụn viêm nang lông và có hướng xử trí phù hợp. Nếu bạn còn thắc mắc về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến mụn viêm nang lông có thể bình luận trong phần dưới đây để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ dược sĩ của Sahemul nhé! Tài liệu tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/folliculitis/symptoms-causes/syc-20361634 https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17692-folliculitis https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-benh-viem-nang-long-16985588.htm Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...