Mụn trứng cá

Da không mụn nhưng sần sùi - làm gì để cải thiện?

Thông thường khi mọc mụn, làn da của chúng ta sẽ bị tổn thương, kéo theo đó là những nốt sần trông rất kém sắc. Thế nhưng hiện nay, ngay cả khi không có mụn, nhiều nàng cũng phải đối mặt với tình trạng da bị nổi vảy, bong tróc. Nguyên nhân nào khiến làn da không mụn nhưng sần sùi và cách cải thiện ra sao? Cùng Sahemul tìm hiểu “tất tần tật” trong bài viết này nhé. Mục lục1. Nguyên nhân khiến làn da không mụn nhưng sần sùi2. Cần làm gì khi da không mụn nhưng sần sùi?2.1. Rửa sạch da mặt2.2. Tẩy tế bào chết2.3. Dưỡng ẩm da mặt2.4. Luôn thoa kem chống nắng2.5. Làm mịn da với chế độ ăn giàu dinh dưỡng2.6. Tăng cường tập thể dục3. 8 công thức mặt nạ cải thiện da không mụn nhưng sần sùi3.1. Mặt nạ vitamin E3.2. Mặt nạ dầu dừa3.3. Mặt nạ dầu gấc3.4. Mặt nạ mật ong3.5. Mặt nạ nước vo gạo3.6. Mặt nạ dầu ô liu3.7. Mặt nạ nha đam3.8. Mặt nạ sữa tươi Da mặt không mụn nhưng sần sùi là biểu hiện của một làn da không khỏe mạnh, thiếu độ ẩm tự nhiên và có nhiều tế bào chết bám trên da. Da bị sần sùi có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường hoặc dùng tay để cảm nhận. Nguyên nhân khiến làn da không mụn nhưng sần sùi Những tác động bên ngoài có thể làm tổn thương lớp biểu bì khiến các liên kết trên bề mặt da bị rạn nứt, dẫn đến tình trạng da bị sần sùi. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến khiến làn da của nàng kém mịn màng. Không tẩy tế bào chết thường xuyên: Sau mỗi đêm, cơ thể sẽ thải ra hàng triệu tế bào chết. Nếu bạn không loại bỏ lớp tế bào chết cũ thường xuyên và đúng cách sẽ cản trở sự hình thành tế bào mới khiến da mặt khô ráp. Không uống đủ nước: Nước chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da. Do đó hãy uống đủ nước mỗi ngày để da căng mịn và hạn chế tình trạng khô da. Chế độ sinh hoạt không khoa học: Thức khuya, sử dụng chất kích thích, rượu bia, đồ ăn cay nóng,… Làm các cơ quan đào thải rối loạn, khiến da ngày càng xấu đi. Tuổi tác: Khi tuổi tác tăng, sự suy giảm của collagen và elastin làm mất đi sự săn chắc khiến da sần sùi. Bệnh da liễu: Một số bệnh khiến da mặt trở nên sần sùi như: Eczema, Rosacea, vảy nến,… Di truyền: Di truyền không chỉ quyết định màu da mà còn ảnh hưởng đến đặc điểm của da. Nếu bạn có ông bà, bố mẹ có da mặt sần sùi thì có thể bạn cũng di truyền đặc điểm đó. Dị ứng thời tiết: Thời tiết khô hanh, nắng gắt khiến làn da mất nước nhanh chóng dẫn đến tình trạng nứt nẻ, sần sùi. Dị ứng mỹ phẩm: Nếu dùng phải những mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng, làn da có thể bị kích ứng, nổi mẩn và có thể bị viêm nhiễm. ➤ Đọc thêm về: Cách chăm sóc da mặt bị dị ứng Da mặt sần sùi thường đi kèm với lỗ chân lông to, da không đều màu, bong tróc,… Dựa vào 8 yếu tố trên, nàng đã xác định được nguyên nhân khiến làn da không mụn nhưng sần sùi của mình chưa nào? Bây giờ thì, hãy cùng Sahemul tìm hiểu những cách cải thiện tình trạng này nhé. Cần làm gì khi da không mụn nhưng sần sùi? Dù sạch bóng mụn nhưng bị sần sùi thì làn da của bạn cũng không thể nào “trổ sắc”. Nếu bạn vẫn đang loay hoay tìm cách cải thiện tình trạng, những phương pháp mà Sahemul gợi ý dưới đây chắc chắn sẽ có ích đấy. Rửa sạch da mặt Làm sạch da mặt là điều rất quan trọng trong việc cải thiện làn da không mụn nhưng sần sùi. Rửa mặt 2 lần một ngày sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trên da mặt và làm thông thoáng lỗ chân lông. Để da mặt duy trì độ ẩm vừa phải bạn nên sử dụng nước ấm, không quá nóng. Sữa rửa mặt cũng nên chọn loại dịu nhẹ có thành phần lành tính. Không nên sử dụng sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh hay chứa cồn, retinoids, acid alpha hydroxy (AHA) hàm lượng cao vì chúng có thể gây kích ứng da. Bạn cũng nên nhớ không chà xát da mặt quá mạnh. Mỗi lần rửa mặt, chỉ nên dùng đầu ngón tay để massage nhẹ nhàng, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm mại. ➤ Tham khảo thêm: Lưu ý khi chọn sữa rửa mặt cho cô nàng da dầu mụn Tẩy tế bào chết Da khô là loại da tồn đọng nhiều tế bào chết hơn da bình thường. Điều này vừa khiến làn da của bạn sần sùi vừa tạo điều kiện thuận lợi để ti tỉ nốt mụn xuất hiện. Vậy nên để sớm lấy lại làn da mịn màng vốn có, đừng bỏ qua bước tẩy tế bào chết trong quy trình chăm sóc da nàng nhé. Tẩy tế bào chết trên da nên được thực hiện 2 lần mỗi tuần. Bạn chú ý không thực hiện quá nhiều vì có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Một điều quan trọng khác cần ghi nhớ là ưu tiên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ, thành phần thân thiện với làn da. Nàng cũng có thể tham khảo những loại mặt nạ tẩy tế bào chết từ nguyên liệu thiên nhiên như bã cà phê, bột yến mạch,… Tẩy tế bào chết góp phần cải thiện làn da không mụn nhưng sần sùi Dưỡng ẩm da mặt Cấp ẩm cho da thông qua các loại kem dưỡng ẩm cũng là một cách hữu hiệu giúp cải thiện làn da không mụn nhưng sần sùi. Sản phẩm dưỡng ẩm dành cho mỗi loại da là khác nhau. Vậy nên bạn nhớ dựa vào đặc điểm làn da để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Đối với da khô: Bạn nên sử dụng chất cấp ẩm như Glycerin, Acid hyaluronic, Polyetylen glycol hoặc sodium PCA để hút và giữ nước cho da. Kết hợp thêm chất khóa ẩm như vaseline, petrolatum để tạo lớp bảo vệ giúp nước không mất đi. Dùng thêm vitamin B5, E, C để làn da căng bóng và mạnh khỏe hơn. Đối với da dầu: Bạn nên lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu gel để dễ dàng thấm vào da. Acid hyaluronic, acid glycolic và niacinamide là những thành phần nên được ưu tiên. Đối với da hỗn hợp: Cũng như làn da khô, bạn nên dùng kem dưỡng hay lotion dạng sữa với thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng. Còn ở vùng chữ T nhiều dầu bạn có thể chọn những loại gel dưỡng ẩm thẩm thấu nhanh, không gây bết dính. Đắp mặt nạ dưỡng ẩm cũng là một cách cấp nước cho làn da được chị em yêu thích. Bạn có thể tham khảo và sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên, rất an toàn và lành tính. Nên lựa chọn những nguyên liệu nào để làm mặt nạ cải thiện da không mụn nhưng sần sùi, Sahemul sẽ gợi ý cho bạn ở phần tiếp theo, đừng bỏ qua nhé. Luôn thoa kem chống nắng Tia UV từ ánh nắng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da không mụn nhưng sần sùi. Chúng có thể xuyên thấu qua lớp biểu bì, tác động trực tiếp đến các tế bào nằm bên dưới da, làm tiêu hao collagen, đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vậy nên đừng bỏ qua việc thoa kem chống nắng dù bạn ở trong nhà cả ngày. Lựa chọn kem chống nắng có độ SPF trên 30 và thoa lên da ít nhất 30 phút trước khi ra khỏi nhà. Bạn cũng cần hạn chế ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với da bằng cách che chắn bởi mũ nón rộng vành, quần áo chống nắng và khẩu trang vải. Kem chống nắng bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh nắng ➤ Có thể bạn quan tâm: Sahemul Làm mịn da với chế độ ăn giàu dinh dưỡng Làn da không mụn nhưng sần sùi có thể bắt nguồn từ việc suy giảm lượng collagen và các dưỡng chất giúp nuôi dưỡng da. Bạn chỉ có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc sản phẩm hỗ trợ. Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đong đầy dinh dưỡng có thể giúp bạn cải thiện độ láng mịn của làn da. Tăng cường các loại rau củ quả và thực phẩm giàu vitamin A, E, B hay các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam, cà rốt, ớt chuông,… Đừng quên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế thức ăn nhanh, cay nóng, nhiều dầu mỡ và những loại đồ uống có ga hoặc chứa cồn nhé. ➤ Gợi ý: 8 loại trái cây trị thâm mụn hiệu quả bất ngờ Tăng cường tập thể dục Nếu bạn nghĩ tập thể dục không liên quan gì đến làn da, bạn đã nhầm! Hoạt động thể chất thúc đẩy các tế bào máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào da, giúp phục hồi làn da hư tổn. Một chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với việc tập thể dục tạo nên lối sống lành mạnh. Điều này không chỉ cần thiết cho làn da khỏe mạnh mà còn giúp nàng cải thiện vóc dáng và tăng cường sức khỏe tổng thể. 8 công thức mặt nạ cải thiện da không mụn nhưng sần sùi Như đã nói phía trên, muốn cải thiện hiệu quả tình trạng da không mụn nhưng sần sùi, bạn cần đặc biệt quan tâm đến bước dưỡng ẩm cho da. Ngoài việc sử dụng kem dưỡng ẩm, bạn có thể tham khảo 8 công thức mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên dưới đây. Mặt nạ vitamin E Dùng vitamin E trực tiếp: Bạn làm sạch da mặt, sau đó cắt đôi viên nang vitamin E để lấy dịch chiết thoa lên da  mặt massage nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút cho dưỡng chất thẩm thấu. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để giữ cho làn da mịn màng và rạng rỡ. Kết hợp vitamin E với sữa tươi/ sữa chua: Bạn lấy 1-2 viên nang vitamin E, cắt đôi lấy dịch chiết trộn đều với sữa tươi/sữa chua. Đắp lên mặt  sạch khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần. Vitamin E kích thích tăng sinh collagen và elastin làm da căng mịn Mặt nạ dầu dừa Dùng dầu dừa nguyên chất: Làm sạch da mặt rồi thoa một lượng nhỏ dầu dừa lên mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 20 phút và rửa sạch bằng sữa rửa mặt. Thực hiện 2-3 lần/tuần để có làn da mịn màng và căng bóng nhé! Kết hợp dầu dừa với chanh và muối: Nước cốt chanh chứa nhiều vitamin C kết hợp với muối để tăng tính sát khuẩn và dưỡng ẩm da hiệu quả. Bạn lấy một lượng nhỏ dầu dừa trộn với 2-3 giọt nước cốt chanh và một ít muối. Thoa hỗn hợp lên mặt đã rửa sạch, massage trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước. Thực hiện 2-3 lần/tuần. ➤ Xem thêm:  6 công thức chữa thâm mụn với dầu dừa tại nhà  Mặt nạ dầu gấc Dầu gấc chứa một lượng lớn β-Carotene lớn ngăn chặn lão hóa da hiệu quả, mang lại làn da mịn màng và khỏe mạnh. Lấy một ít dầu gấc trộn đều với một lượng sữa chua vừa đủ để tạo hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp lên mặt, massage nhẹ nhàng khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để có làn da mịn màng và căng tràn sức sống. Mặt nạ mật ong Mật ong chứa hàm lượng lớn vitamin A, E, C, B và các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,… giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa lão hóa và dưỡng ẩm hiệu quả. Để thực hiện bạn lấy 1 muỗng mật ong trộn với 1 muỗng bột nghệ và 1 vài giọt nước cốt chanh. Thoa hỗn hợp này lên da trong vòng 15-20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 2-3 lần/tuần để có kết quả tốt nhất. Mật ong và bột nghệ có tác dụng dưỡng trắng, trị mụn và làm mịn da Mặt nạ nước vo gạo Trong nước vo gạo chứa nhiều vitamin B vừa làm trắng da cung cấp độ ẩm, se khít lỗ chân lông. Bên cạnh đó nước vo gạo còn có tác dụng làm mờ thâm hiệu quả. Để thực hiện, bạn lấy nước vo gạo lần 2 sau đó để yên khoảng 4-5 tiếng đợi cho tinh bột tự lắng xuống. Lấy nước gạo này rửa mặt massage nhẹ nhàng sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện hằng ngày để làn da mịn màng và rạng rỡ hơn. Mặt nạ dầu ô liu Trong dầu ô liu có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, A, C và chất chống oxy hóa góp phần cải thiện độ đàn hồi, giảm nếp nhăn, bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài và cung cấp độ ẩm nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Để thực hiện, bạn lấy một ít dầu ô liu trộn với sữa chua và mật ong theo tỷ lệ phù hợp. Sau đó thoa hỗn hợp này lên mặt khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện 2-3 lần/tuần. Mặt nạ nha đam Nha đam được nhiều chị em biết đến như một loại thần dược làm đẹp giúp da mịn màng và trắng sáng. Trong gel lô hội giàu axit cinnamic, vitamin B1, B2, B6 cùng với axit folic,… giúp đào thải tế bào chết, tái tạo tế bào mới. Để thực hiện, bạn lấy nha đam gọt vỏ và nghiền nhuyễn, sau đó trộn với vài giọt mật ong rồi đắp hỗn hợp lên mặt 15 – 20 phút và rửa sạch bằng nước lạnh. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để da luôn đủ độ ẩm và sáng lên từng ngày. Với cấu tạo hơn 90% là nước, nha đam hoạt động như chìa khóa ẩm cho làn da sần sùi Mặt nạ sữa tươi Trong sữa tươi chứa acid lactic cùng với các chất dưỡng ẩm giúp tẩy tế bào chết và nuôi dưỡng làn da mềm mịn, căng tràn sức sống. Dùng sữa tươi trực tiếp: Bạn lấy bông gòn thấm sữa tươi thoa đều lên mặt  3-4 lần để sữa thấm đều khắp mặt. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm dần vào bên trong da và giúp da dần trở nên mịn màng. Giữ nguyên khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh. Sữa tươi kết hợp khoai tây: Khoai tây luộc chín và nghiền nhuyễn, sau đó trộn với một lượng sữa tươi vừa đủ để được hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên da khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Áp dụng đều đặn 2-3 lần/tuần để da luôn căng mịn và tràn đầy sức sống. Hi vọng những thông tin mà Sahemul đưa ra trong bài viết này đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng da không mụn nhưng sần sùi. Còn chần chừ gì mà không thay đổi ngay để sớm sở hữu làn da mịn màng, hồng hào như ngày trước nào. Đừng quên theo dõi Sahemul mỗi ngày để cập nhật những phương pháp ngừa mụn, giảm thâm và chăm sóc da nhé. Chia sẻ

Cách trị mụn sau sinh - mẹo hay giúp mẹ bỉm có làn da như ý

Không chỉ vóc dáng, vấn đề về da cũng là chủ để nhức nhối với phụ nữ sau sinh. Bởi ở giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ vẫn chưa ổn định nên mụn vẫn hình thành nhiều trên da. Vậy làm thế nào để loại bỏ mụn sau sinh? Bỏ túi những cách trị mụn sau sinh an toàn dưới đây để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của bé cưng mẹ bỉm nhé! Mục lụcTại sao mẹ sau sinh thường hay bị mụn?Sau sinh bao lâu thì hết mụn?Cách trị mụn sau sinh an toàn cho mẹ bỉm1. Sử dụng kem trị mụn sau sinh2. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giúp trị mụnCần lưu ý gì khi trị mụn sau sinh? Tại sao mẹ sau sinh thường hay bị mụn? Không chỉ mang thai, sau sinh người phụ nữ cũng phải đối mặt với những thay đổi tiêu cực của cơ thể như: vóc dáng, những vết rạn da, bụng chảy xệ, rụng tóc, những vết thâm nám và không thể không kể đến mụn. Nguyên nhân hình thành mụn ở phụ nữ sau sinh do một số yếu tố sau: Thay đổi nội tiết tố: Ngay từ khi mang thai, hormone progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng sinh mạnh mẽ, từ đó làm cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, khiến cho lỗ chân lông dễ bị bít tắc và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, hình thành mụn. Chính vì vậy, chỉ đến khi mà cơ thể ổn định lại thì mụn mới biến mất. Căng thẳng, stress: Thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều mẹ phải thường xuyên thức khuya, mất ngủ khiến cho cơ thể mệt mỏi, làm tăng tiết hormone cortisol trong cơ thể. Hormone này cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, mụn bọc, mụn thâm… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mụn do stress: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để Cơ thể bị mất nước: Việc cho con bú và mải mê với các công việc chăm sóc con, nhiều mẹ quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ khiến cho da khô, lớp da bên ngoài bị phá vỡ. Từ đó mà da dễ dàng bị các loại vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập gây mụn. Ngoài ra, thói quen sờ tay lên mặt, dùng tay cạy mụn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho da. Đồng thời, chăm sóc da không đúng cách và các yếu tố môi trường cũng làm cho mụn phát triển. Sau sinh bao lâu thì hết mụn? Các mẹ bỉm đừng quá lo lắng, thường thì bị mụn sau sinh nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Chính vì thế mà khi nội tiết tố trong cơ thể mẹ ổn định trở lại thì mụn sẽ giảm dần, thời gian trung bình mẹ cần để mụn biến mất là từ 6 đến 10 tháng sau sinh. Ở một số trường hợp thì mụn có thể tự hết sau sinh nhưng một số trường hợp thì mẹ cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị thì các nốt mụn mới biến mất. Nhưng cũng không ít trường hợp mẹ bầu bị mụn tái đi tái lại nhiều lần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bởi những lý do chủ quan như: nghỉ ngơi không hợp lý, thức khuya trông con, cho con bú, ăn uống thất thường, không có thời gian chăm sóc da,… Tất cả những điều này đều khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và khó loại bỏ hơn. Chính vì thế, để nội tiết tố trong cơ thể cân bằng trở lại, các hormone hoạt động bình thường để các nốt mụn nhanh chóng thuyên giảm thì mẹ nên thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và dành chút thời gian chăm sóc da đúng cách. Cách trị mụn sau sinh an toàn cho mẹ bỉm Khi bị mụn sau sinh, mẹ bỉm không nên quá lo lắng sẽ khiến cho làn da xuất hiện mụn nhiều hơn và khó điều trị hơn. Để loại bỏ những nốt mụn sau sinh, mẹ bỉm nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp và cần kiên trì thực hiện. Làn da của phụ nữ sau sinh thường nhạy cảm nên mẹ hãy hướng đến sử dụng những thành phần an toàn và những nguyên liệu tự nhiên phù hợp với làn da. Đặc biệt với những mẹ cho con bú thì việc làm này sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ có thể tham khảo và thử những cách dưới đây: 1. Sử dụng kem trị mụn sau sinh Để an toàn, tránh làm thay đổi dinh dưỡng trong sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé, mẹ nên sử dụng kem bôi ngoài da thay vì các loại thuốc uống. Nhưng lưu ý, mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi có chứa các thành phần như axit salicylic; benzoyl peroxide vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, phục hồi vùng da bị mụn từ bên trong. Với những mẹ không cho con bú có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc kê đơn mang lại hiệu quả nhanh và an toàn cho da. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Kem trị thâm mụn: Món đồ không thể thiếu khi bị mụn 2. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giúp trị mụn ➤ Trị mụn sau sinh bằng nghệ tươi Đắp mặt nạ nghệ lên vùng da mụn có thể giúp bạn phục hồi da hiệu quả Là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn, nghệ còn xuất hiện rất nhiều trong những công thức làm đẹp da của chị em phụ nữ. Nhờ nó sở hữu hàm lượng curcumin cực kì cao nên nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành những tổn thương do mụn gây ra cực kì tốt. Bên cạnh đó, sử dụng nghệ còn giúp hạn chế được tình trạng thâm, sẹo do mụn để lại. Mẹ bỉm có thể sử dụng nghệ tươi điều trị mụn theo công thức dưới đây: Lấy 1 củ nghệ tươi đem bỏ vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn. Rửa sạch mặt bằng nước ấm cho lỗ chân lông giãn mở ra rồi dùng khăn thấm khô nước. Đắp nghệ tươi đã giã lên các nốt mụn và để da thư giãn khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước lạnh. Kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần bạn sẽ thấy mụn giảm rõ rệt và da sẽ trở nên hồng hào, rạng rỡ. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 công thức trị thâm mụn bằng nghệ tươi – hướng dẫn chi tiết ➤ Cách trị mụn sau sinh bằng mật ong Mặt nạ trị mụn từ mật ong luôn “được lòng” phái đẹp Mật ong dồi dào các axit amin, axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa nên có đặc tính kháng viêm, giảm sưng rất tốt. Không dừng lại ở đó, mật ong còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu và phục hồi những vùng tổn thương do mụn để lại. Do đó, đây cũng là nguyên liệu rất tốt cho da mụn và được nhiều chị em tin dùng. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất Làm sạch da bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông và thoa đều mật ong lên da Thực hiện massage thật nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 2 phút để dinh dưỡng của mật ong thẩm thấu vào da phát huy tác dụng. Để da nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Để mang lại hiệu quả tốt hơn mẹ bỉm có thể sử dụng mật ong kết hợp với sữa chua không đường, nghệ nữa nhé! ➤ Cách trị mụn sau sinh bằng bột trà xanh Trong trà xanh có chứa Vitamin E, chất catechin và đặc biệt là các chất diệp sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và giảm sưng nhanh chóng. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong nguyên liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa cho da và đồng thời tái tạo da mới sáng khỏe. Do đó, các mẹ bỉm chớ có ngần ngại khi áp dụng công thức trị mụn bằng trà xanh dưới đây: Mẹ chuẩn bị 2 muỗng bột trà xanh và 1 muỗng mật ong nguyên chất. Trộn đều 2 loại nguyên liệu này nếu khô thì mẹ có thể thêm 1 chút nước để hỗn hợp sánh mịn hơn. Làm sạch da rồi đắp mặt nạ trà xanh lên da. Giữ mặt nạ khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. ➤ Sử dụng nha đam để trị mụn cho mẹ bỉm Trong nha đam có chứa rất nhiều loại Vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B cùng một số khoáng chất như magie, kẽm… có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và phục hồi những vùng da bị hư tổn thương do mụn. Không chỉ vậy, các chất nhầy của nha đam còn giúp da se khít lỗ chân lông, từ đó giúp hạn chế các nốt mụn xuất hiện lại. Phần chất nhầy này còn giúp da đều màu và trắng mịn hơn. Các mẹ bỉm hãy thử cách trị mụn bằng nha đam theo các bước dưới đây: Chuẩn bị 1 cành nha đam đem gọt vỏ và ngâm trong nước muối rồi rửa lại với nước sạch. Cho phần ruột nha đam với ít nước vào máy xay nhuyễn. Rửa mặt thật sạch rồi đắp nha đam lên da. Thực hiện massage nhẹ nhàng rồi để mặt nạ trên da 20 phút và rửa mặt lại với nước sạch. ➤ Sử dụng chanh để trị mụn sau sinh Chanh nổi tiếng với hàm lượng Vitamin C, các chất axit ascorbic, phytoncides, Vitamin P, cùng một số chất chống oxy hóa,… Những hoạt chất này có tác dụng tiêu viêm và diệt vi khuẩn gây mụn cực kì tốt. Do đó, chanh thường xuất hiện trong các công thức trị mụn, thâm nám và tàn nhang. Mẹ bỉm có thể áp dụng theo các bước dưới đây: Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 muỗng mật ong nguyên chất. Vắt lấy phần nước cốt chanh và trộn đều với 1 thìa mật ong. Vệ sinh da sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lên da và để trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể kết hợp sử dụng chanh với bột nghệ, lòng trắng trứng… và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần thì tình trạng mụn sẽ cải thiện nhanh chóng hơn. Cần lưu ý gì khi trị mụn sau sinh? Vì không để ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nên quá trình điều trị mụn của phụ nữ sau sinh thường mất nhiều thời gian hơn so với những người khác. Chính vì vậy, mẹ bỉm cần kiên trì thực hiện và lưu ý một số điểm dưới đây để hiệu quả mang lại là tốt nhất: Không sờ tay lên da, không tự ý nặn mụn vì hành động này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mụn, gây viêm và để lại sẹo, thâm trên da. Mỗi ngày chỉ nên rửa mặt khoảng 2 lần vào buổi sáng mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Không rửa mặt quá nhiều và cũng không được chà xát mạnh lên da sẽ làm những nốt mụn bị tổn thương và dễ lây lan sang vùng da khác. Mẹ nên lựa chọn sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Không rửa mặt với nước quá nóng, có thể gây khô da và làm tổn thương da. Mẹ nên rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm nhẹ. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 2 lít nước cho cơ thể, có thể là nước lọc, nước ép trái cây và sữa để tránh tình trạng thiếu nước. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm và nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển. Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm giàu protein, chất béo… để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp da khỏe mạnh. Không ăn các loại đồ ăn quá ngọt, quá mặn hoặc thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh. Tẩy da chết và vùng cổ tuần 1 lần để loại bỏ sạch sâu tế bào chết, vi khuẩn trên da. Để tóc luôn sạch sẽ hạn chế vi khuẩn lây lan sang mặt gây mụn. Ngoài ra, mẹ cũng nên vệ sinh chăn, nệm, gối và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội lây lan sang mặt, sinh sôi và phát triển. Luôn che chắn và sử dụng kem chống nắng cho da mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi những tác động bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi,… Hạn chế thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cho nội tiết tố bên trong cơ thể bình thường trở lại, khi đó những nốt mụn mới nhanh chóng biến mất. Qua những chia sẻ trên đây về những cách trị mụn sau sinh, hy vọng rằng mẹ bỉm sẽ lựa chọn được cho mình cách điều trị mụn phù hợp và sớm lấy lại làn da sạch mụn, sạch thâm, và không tỳ vết. Chia sẻ

Kháng sinh trị mụn trứng cá - tìm hiểu các loại thường dùng

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong những trường hợp mụn trứng cá nặng, gây viêm, hình mụn mủ. Trong bài viết sau đây, Sahemul sẽ chia sẻ cho các bạn những loại thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá thường dùng và lưu ý khi sử dụng. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé! Mục lụcKháng sinh trị mụn trứng cá là gì?Nhóm thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi daClindamycinErythromycinNhóm thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá uốngDoxycyclinMinocyclinTrimethoprimCotrimoxazolOxytetracyclinLưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cáMột số tác dụng phụ thường gặpTuân thủ chỉ định của bác sĩKiểm tra thuốc bôi trước khi dùngKiên trì dùng thuốc theo đơnKhông dùng kem tự chế từ thuốc kháng sinhTrị mụn an toàn và hiệu quả với kem ngừa mụn Sahemul Kháng sinh trị mụn trứng cá là gì? Vi khuẩn Propionibacterium acnes là một trong số những tác nhân gây nên mụn trứng cá. Loại vi khuẩn này tồn tại trong nang lông với số lượng nhỏ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn phát triển, sinh sôi với số lượng lớn, chúng phá hủy lớp niêm mạc da và gây tình trạng sưng đỏ, viêm, hình thành mụn, mủ… Mụn trứng cá có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là độ tuổi 14 – 35 tuổi Kháng sinh trị mụn trứng cá có tác dụng điều trị mụn tận gốc mụn bằng cách giảm tối đa vi khuẩn trên về mặt da và các nang lông, giúp giảm viêm, sưng tấy. Loại thuốc này có dạng bôi trên da và uống, phổ biến thường dùng có thể kể đến như: Nhóm kháng sinh trị mụn trứng cá ngoài da: Clindamycin, Erythromycin… Nhóm kháng sinh trị mụn trứng cá dạng uống: Clindamycin, Erythromycin, Trimethoprim, Cotrimoxazol, Doxycyclin, Minocyclin… Thuốc kháng sinh là loại thuốc kê đơn nên bạn chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Nhóm thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi da Dưới đây là những thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi da thường được bác sĩ kê đơn: Clindamycin Clindamycin thuộc nhóm kháng sinh lincosamid, được sản xuất bằng cách bán tổng hợp từ môi trường nuôi cấy Streptomyces lincolnensis. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ thuốc đạt được ở vị trí da nhiễm khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc. Chỉ định: Dùng để chữa tại chỗ mụn trứng cá và trứng cá đỏ. Chống chỉ định: Người bệnh mẫn cảm với clindamycin, lincomycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tác dụng không mong muốn (ADR): Khi dùng bôi da tại chỗ, thuốc ít gây tác dụng không mong muốn. Trong một số ít trường hợp có thể gặp tình trạng buồn nôn, nôn, ỉa chảy, mày đay, ngứa, phát ban… Erythromycin Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu kìm khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và phổ hẹp hơn với vi huẩn Gram âm. Erythromycin có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm. Chỉ định: Dạng dùng tại chỗ có thể điều trị bệnh trứng cá và trứng cá đỏ. Chống chỉ định: Người bệnh quá mẫn với erythromycin hoặc với bất cứ thành phần nào trong công thức. Tác dụng không mong muốn (ADR): Erythromycin dung nạp tốt và hiếm khi có các phản ứng không mong muốn nặng. Phố biến nhất là các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy, mày đay, ngứa… Dạng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi da chỉ tác động nên vùng da bị mụn nhất định nên ít gây ra những tác dụng phụ trên cơ thể. Thuốc bôi da trị mụn chứa Erythromycin nồng độ 4% Nhóm thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá uống Những thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá đường uống được bào chế đa dạng gồm viên nang, viên nén, viên nén bao phim… cụ thể có: Doxycyclin Doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm tetracylin, được tổng hợp từ oxytetracyclin. Đây là loại kháng sinh phổ rộng và có tác dụng kìm khuẩn. Doxycyclin được ưa dùng hơn các tetracyclin cùng nhóm vì hấp thu tốt và có thời gian bán dài dài hơn, cho phép người bệnh dùng thuốc ít lần trong một ngày. Chỉ định: Dùng trong trường hợp mụn trứng cá. Chống chỉ định: Người bệnh quá mẫn cảm với Doxycyclin. Tác dụng không mong muốn (ADR): Nhức đầu, đau răng, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, ban da, mẫn cảm với ánh sáng… Khi sử dụng Doxycyclin, bạn cần bảo vệ da và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da. Minocyclin Minocyclin là một kháng sinh có phổ tác dụng và cơ chế tác dụng tương tự tetracyclin. Do có khả năng thấm qua màng tế bào tốt hơn nên minocyclin có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn kháng các tetracyclin khác. Chỉ định: Điều trị bổ trợ bệnh trứng cá trung bình và nặng, các trường hợp trứng cá nhiễm trùng không đáp ứng với tetracyclin, erythromycin. Chống chỉ định: Dị ứng với minocyclin, các tetracyclin khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Tác dụng không mong muốn (ADR): Thường gặp các ADR như đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn ngủ, rụng tóc, mẩn đỏ, ngứa, chán ăn, ỉa chảy… Không dùng Minocyclin cho phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi Trimethoprim Trimethoprim là một diaminopyrimidin kháng khuẩn. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của vi khuẩn. Trimethoprim hoạt động bằng cách ức chế sự biến đổi acid dihydrofolic của vi khuẩn thành acid tetrahydrofolic, đây là chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp của acid amino, purin, thymidin, DNA thiết yếu. Chỉ định: Điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình và nặng. Chống chỉ định: Người bệnh suy gan nặng, suy thận nặng, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic. Quá mẫn với trimethoprim hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tác dụng không mong muốn (ADR): Buồn nôn, nôn, phát ban, ngứa, đau đầu, chóng mặt, chán ăn, ỉa chảy… Cotrimoxazol Cotrimoxazol là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế liên tiếp các enzym trong chuyển hoá acid folic. Đây là một phối hợp gồm 2 thuốc sulfamethoxazol (5 phần) và trimethoprim (1 phần). Cơ chế hiệp đồng này giúp chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc. Chỉ định: Mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng. Chống chỉ định: Người bệnh suy thận nặng hoặc mẫn cảm với sulfonamid, trimethoprim. Tác dụng không mong muốn (ADR): Sốt, buồn nôn, ỉa chảy, mày đay, ngoại ban, giảm bạch cầu… Oxytetracyclin Oxytetracyclin là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn. Oxytetracyclin hoạt động trên cơ chế làm rối loạn quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn, từ đó khiến vi khuẩn không thể phát triển, sinh trưởng và dần dần sẽ bị chết. Chỉ định: Người bệnh có mụn trứng cá bọc và trứng cá đỏ. Chống chỉ định: Người bệnh quá mẫn với các tetracyclin. Tác dụng không mong muốn (ADR): Buồn nôn, ủa chảy, ngứa, mẫn cảm ánh sáng,… Ngoài các thuốc trên, Erythromycin cũng được dùng đường uống với công dụng trị mụn trứng cá. Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá Để việc trị mụn trứng cá bằng thuốc kháng sinh đạt hiệu quả, bạn hãy lưu ý một số những thông tin sau đây. Một số tác dụng phụ thường gặp Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây mụn P. acnes có thể xảy khi người bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá và sự kháng thuốc này có thể lây lan sang các chủng vi khuẩn khác như Staphylococcus epidermidis và Staphylococcus aureus. Đặc biệt, kháng sinh dạng bôi ngoài da dễ gây kháng thuốc hơn so với kháng sinh đường uống. Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ không hiệu quả hơn đối với mụn trứng cá so với retinoid hoặc benzoyl peroxide dạng bôi. Khi dùng kháng sinh trị mụn bôi da, nếu bạn thấy da bị khô hoặc nổi rõ vẩy thì hãy thoa kem dưỡng ẩm để giải quyết tình trạng này. Nếu bạn gặp bệnh viêm da tiếp xúc với các triệu chứng như da đỏ, khô và ngứa thì hãy thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc bổ sung kem bôi chứa corticoid. Thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá đường uống có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn ở người có cơ địa nhạy cảm như dị ứng, phát ban, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy), bệnh tưa miệng do nhiễm nấm Candida albicans, da tăng nhạy cảm với ánh sáng… Các tác dụng không mong muốn này có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, do đó, nếu bạn dị ứng với bất cứ loại kháng sinh nào hãy báo cho bác sĩ khi kê đơn thuốc. Dị ứng với tetracycline hoặc erythromycin là rất hiếm, nhưng có 2% người dùng trimethoprim hoặc cotrimoxazole đã từng bị dị ứng Tuân thủ chỉ định của bác sĩ Dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá luôn được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc kê đơn vì thuốc có thể kéo theo nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là dạng thuốc uống. Trước khi bạn có ý định dùng thuốc kháng sinh để trị mụn, hãy đi khám và xin tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia da liễu để được hướng dẫn cũng như chỉ định liều lượng chính xác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng tại nhà để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Kiểm tra thuốc bôi trước khi dùng Thuốc kháng sinh dạng bôi có thể gây kích ứng đối với người có cơ địa nhạy cảm, do đó, trước khi dùng thuốc để trị mụn bạn hãy kiểm tra phản ứng bằng cách bôi một lượng nhỏ kem lên các vùng da tương tự da mặt như cổ tay, mu bàn tay… Nếu sau khoảng 6 – 8 tiếng bôi thuốc, da bạn không xuất hiện những dấu hiệu bất thường như mẩn ngứa, đỏ rát thì bạn có thể yên tâm sử dụng trên da mặt. Trong trường hợp da bạn bị kích ứng, hãy thông báo với bác sĩ để được chỉ định một loại thuốc khác. Bạn nên bôi trước sau khi rửa mặt sạch để thuốc được hấp thu một cách tốt nhất. Nếu cần trang điểm, bạn hãy bôi thuốc trị mụn trước các lớp son, phấn để không ảnh hưởng đến công dụng của thuốc. Kiên trì dùng thuốc theo đơn Hầu hết các loại thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá sẽ cho kết quả rõ rệt sau khoảng 6 – 8 tuần sử dụng. Đôi khi, có một số trường hợp sẽ cần điều trị kéo dài đến 6 tháng – 1 năm phụ thuộc vào tình trạng mụn và cơ địa của bạn. Do vậy, khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn, bạn cần giữ một tâm trạng thoải mái, không căng thẳng và lo lắng. Bạn tuyệt đối không nên tự ý tăng liều thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ vì điều này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc khiến cơ thể kháng thuốc. Sau khi mụn trứng cá đã được điều trị, hãy dùng thuốc theo đúng liệu trình đã được chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp mụn quay trở lại. Cần sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn đúng liều lượng, chỉ định, bôi đúng số lần trong ngày để làm giảm và ngăn ngừa mụn tối đa. Không dùng kem tự chế từ thuốc kháng sinh Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện rất nhiều loại kem trộn chứa kháng sinh không rõ nguồn gốc với công dụng điều trị mụn, làm trắng da tức thì. Tuy nhiên, những loại kem này có thể gây những tác động nặng nề đến làn da bạn như bào mòn da, làm viêm da, gây phù nề hoặc thậm trí gây dị tật thai thi nếu hấp thu vào cơ thể. Các chị em hãy lựa chọn những sản phẩm trị mụn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định bởi cơ quan chức năng để tránh những mối nguy hại ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da. Các loại kem trộn không rõ thành phần, nguồn gốc tiềm ẩn rất nhiều nguy hại Trị mụn an toàn và hiệu quả với kem ngừa mụn Sahemul Nếu như bạn lo ngại phương pháp dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá có thể mang đến nhưng tác dụng không mong muốn thì hãy tham khảo một cách trị mụn khác cũng mang lại hiệu quả không kém là dùng kem ngừa mụn Sahemul. Sản phẩm kem ngừa mụn Sahemul hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề về mụn như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, thâm mụn, sẹo… rất an toàn và nhanh chóng. Sahemul – Sạch hết mụn, ngừa thâm sẹo! Sahemul là sản phẩm chính thức đầu tiên trên thị trường Việt Nam chứa thành phần chính Sepicontrol A5 được nhập khẩu từ Pháp. Đây là thành phần hoạt chất mới, là sự kết hợp giữa Capryloyl Glycin, Sarcosine và chiết xuất vỏ cây quế nang mang đến tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, chống bã nhờn. Ngoài ra, các thành phần khác gồm AHA, BHA, Kojic Dipalmitate cũng hoạt động bổ trợ nhau mang đến hiệu quả kháng viêm, diệt khuẩn, ngừa thâm nám, giúp bạn có làn da sáng khỏe, mịn màng chỉ sau ít ngày sử dụng. Cách dùng Sahemul đơn giản như sau: Rửa tay sạch sẽ sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp Lấy một lượng kem Sahemul vừa đủ, bôi lên vị trí mụn, thâm, sẹo… cần điều trị Thoa đều và nhẹ nhàng đến khi kem thẩm thấu hết Duy trì sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/ngày, chỉ sau thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả sạch mụn, hết thâm. Kem bôi Sahemul chỉ tác dụng tập trung tại vị trí mụn, sẹo, thâm và không gây ảnh hưởng đến các vùng da khác nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng hàng ngày. Lời kết Bài viết trên đây đã giới thiệu tới các bạn những thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá thường hay được sử dụng và những điều cần lưu ý. Mong rằng các bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và lựa chọn được phương pháp trị mụn trứng cá phù hợp. Hãy nhớ tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để sớm “đánh bay” những vết mụn xấu xí nhé. Nguồn tham khảo: https://www.verywellhealth.com/antibiotics-used-to-treat-acne-1068717 https://dermnetnz.org/topics/antibiotics-for-acne https://www.skinhelpers.com/antibiotics-for-acne/ https://www.uofmhealth.org/health-library/hw199295 https://www.goodrx.com/conditions/acne/antibiotics-for-acne Chia sẻ

Ăn gì cho mát gan hết mụn? Gợi ý 18 loại thực phẩm tốt nhất

Ngoài thận, gan cũng là bộ phận có chức năng loại bỏ độc tố trong cơ thể. Làn da là nơi biểu hiện rõ nhất hiệu quả thanh lọc của gan. Nếu bộ phận này hoạt động kém, da sẽ chi chít mụn, đặc biệt là ở cằm hoặc da sần sùi, tối màu hơn. Một chế độ ăn uống khoa học là điều kiện để chức năng gan luôn được duy trì. Vậy ăn gì cho mát gan hết mụn? Mục lục1. 5 loại thực phẩm mát gan hết mụn1.1. Rau lá xanh1.2. Nấm1.3. Các loại hạt1.4. Cá béo1.5. Carbohydrate phức hợp2. 4 món ăn giúp mát gan hết mụn2.1. Cháo đậu xanh2.2. Canh khổ qua thịt nạc2.3. Canh rau ngót2.4. Chè đậu đen3. 4 loại trái cây làm mát gan hết mụn3.1. Bưởi3.2. Các loại quả mọng3.3. Quả lê gai3.4. Nho4. 5 loại thức uống làm mát gan4.1. Nước ép củ dền4.2. Nước gạo lứt4.3. Trà atiso4.4. Cà phê4.5. Trà xanh5. 4 loại thực phẩm không tốt cho gan cần tránh 5 loại thực phẩm mát gan hết mụn Nếu chỉ có trái cây thì chưa đủ, chế độ ăn uống giúp giải độc gan không thể thiếu rau xanh, quả hạch, cá béo và carbohydrate. Với mỗi nhóm thực phẩm, bạn nên ưu tiên những loại nào? Tất cả đều được Sahemul hướng dẫn chi tiết phía dưới đây. Rau lá xanh Ăn gì cho mát gan hết mụn? – Đáp án đầu tiên phải nhắc tới chính là các loại rau xanh rồi! Nhóm thực phẩm này có thể làm tăng các enzyme giải độc tự nhiên cho gan, bảo vệ gan khỏi bị hư hại và duy trì chức năng đào thải độc tố của bộ phận này. Tham khảo và thêm những loại rau này vào khẩu phần ăn hàng ngày của bạn nhé: Các loại rau họ cải: Cải Brussel, bông cải xanh, cải xoăn,… là những loại rau có chứa lượng lưu huỳnh cao, hỗ trợ giải độc gan, thúc đẩy gan đào thải các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Rau bồ công anh: Loại rau này có chứa Taraxacin có tác dụng kích thích các cơ quan tiêu hóa, kích hoạt gan và túi mật tiết ra mật, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như hấp thụ chất béo hiệu quả hơn. Rong biển: Rong biển giúp làm mát gan hết mụn bằng cách ngăn chặn sự đồng hóa của các kim loại nặng cũng như các chất độc môi trường mà cơ thể vô tình hấp thụ. Rau lá xanh, đặc biệt là họ nhà cải rất tốt cho sức khỏe của gan Nấm Nấm hương, nấm linh chi được đánh giá cao về khả năng chữa bệnh, nuôi dưỡng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, nhóm thực vật này còn có chứa L-Ergothioneine, một chất chống oxy hóa có tác dụng trung hòa các gốc tự do, làm tăng các enzyme thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa. Các loại hạt Ăn quả hạch là một cách đơn giản khác để làm mát gan và hết mụn. Các loại hạt chứa nhiều chất béo, chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật có lợi. Những loại hạt nào bạn nên ưu tiên sử dụng? Hạt lanh: Loại hạt này là một nguồn cung cấp dồi dào acid béo omega-3, góp phần điều chỉnh lượng hormone. Hạt cây gai dầu: Giúp làm dịu chứng viêm và giảm lượng mỡ dư thừa trong máu, thúc đẩy gan hoạt động tốt hơn. Cá béo Cá béo rất giàu omega-3, chất béo rất có lợi đối với sức khỏe và hoạt động của gan. Điều này là bởi chúng có tác dụng ngăn ngừa sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì mức độ enzyme trong gan. Cá hồi, cá thu, cá mòi,… là những loại cá béo mà bạn có thể lựa chọn. Mặc dù mang lại tác động tích cực nhưng nếu dưỡng chất này tồn tại trong cơ thể với mức quá cao thì gan cũng có thể bị ảnh hưởng. Vậy nên bạn đừng quên việc chú ý đến tỷ lệ của các chất dinh dưỡng từ thực phẩm nhé. Omega-3 trong cá béo có thể ngăn ngừa chất béo dư thừa và duy trì enzyme trong gan Carbohydrate phức hợp Carbohydrate phức hợp vừa tốt cho cân nặng vừa tốt cho gan vì chúng được chuyển hóa chậm hơn và có thể ngăn chặn sự dao động của insulin. Loại thực phẩm này còn có các chất dinh dưỡng thiết yếu như kẽm, vitamin B, lượng chất xơ cao, tất cả đều quan trọng cho một lá gan khỏe mạnh. Các loại carbs phức hợp mà bạn có thể chọn như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, lúa mạch đen, ngô (bắp),… 4 món ăn giúp mát gan hết mụn Bạn có thể kết hợp những loại thực phẩm kể trên để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng. Dưới đây là 4 món ăn giúp mát gan hết mụn mà bạn có thể thử. Cháo đậu xanh Không chỉ có đậu đen mà đậu xanh cũng là thực phẩm có khả năng làm mát gan rất tuyệt vời. Chỉ với những bước chế biến rất đơn giản, bạn đã có ngay một tô cháo đậu xanh thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Các bước nấu cháo đậu xanh để giải độc gan như sau: Ngâm 50g đậu xanh trong nước sạch để đậu nở ra Vo sạch 100g gạo rồi cho vào nồi cùng với đậu xanh đã ngâm Với khối lượng nguyên liệu như trên, bạn chỉ cần đong 600ml nước là đủ Khi cháo sôi thì vặn nhỏ lửa và nêm nếm gia vị vừa ăn Canh khổ qua thịt nạc Khổ qua là một trong những loại thực phẩm có tính hàn, rất có lợi cho sức khỏe của gan. Kết hợp với thịt nạc giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất vừa tạo nên món ăn ngon vừa thúc đẩy hoạt động thanh lọc độc tố của gan. Khổ qua có tính hàn, vị đắng nhẹ giúp làm mát gan hết mụn Các bước nấu canh khổ qua thịt nạc để giải độc gan như sau: Khổ qua rửa sạch, cắt khúc rồi loại bỏ ruột, thịt nạc băm nhuyễn và ướp gia vị Sau khi thịt đã thấm gia vị thì nhồi vào khổ qua Khi thịt và khổ qua chín thì nêm nếm rồi tắt bếp và thưởng thức Nếu không thích ăn khổ qua cắt khúc, bạn có thể thái khổ qua thành lát mỏng. Để món ăn thêm ngon, bạn có thể xào sơ phần thịt nạc trước khi nấu. Canh rau ngót Nhắc đến những món ăn giúp mát gan hết mụn, đâu thể nào bỏ qua món canh rau ngót. Rau ngót rất dồi dào phức hợp vitamin B và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Sẽ ngon hơn khi bạn kết hợp rau ngót với tôm hoặc thịt băm. Các bước chế biến canh rau ngót như sau: Chọ rau ngót non, rửa sạch và vò nhẹ cho mềm, thịt nạc băm nhuyễn và ướp gia vị Xào sơ thịt rồi cho nước vào đun sôi Sau khi nước sôi thì cho rau ngót vào, nêm nếm vừa miệng ăn rồi tắt bếp Chè đậu đen Nếu làn da của bạn chi chít mụn do hoạt động gan yếu, hãy duy trì thói quen uống nước đậu đen trong 1 đến 2 tuần để cải thiện tình trạng. Loại đậu này có chứa molypden là thành phần quan trọng của enzyme sulfite oxidase, thúc đẩy quá trình đào thải sulfates của gan. Với mỗi 200gr đậu đen, bạn có thể nấu với 500 – 600ml nước lọc. Bạn có thể nấu chè đậu đen làm mát gan ngay tại nhà với hướng dẫn sau: Đậu đen ngâm với nước cho mềm, đồng thời vớt hạt lép, hạt hư nổi trên bề mặt Bỏ đậu đen vào nồi rồi đổ ngập nước, đun sôi Trong quá trình nấu, bạn cần tiếp nước liên tục Khi hạt đậu mềm thì cho đường và một chút lát gừng vào bên trong rồi thưởng thức Ngoài nấu chè, bạn cũng có thể nấu nước đậu đen để uống nữa đấy. Ngoài ra, phần xác đậu khi đã lọc lấy nước còn có thể tận dụng để làm bánh hoặc tạo mặt nạ dưỡng da. 4 loại trái cây làm mát gan hết mụn Trái cây có chứa hàng loạt các vitamin, khoáng chất cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa có trong những loại quả này có khả năng ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại. Vậy nên, trái cây là lựa chọn rất lý tưởng cho câu hỏi Ăn gì cho mát gan hết mụn? Bưởi Bưởi có chứa hai chất chống oxy hóa chính là naringin và naringenin. Các hợp chất thực vật này có khả năng bảo vệ gan dựa theo hai tác động là giảm viêm và bảo vệ các tế bào gan. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chất chống oxy hóa này có thể làm giảm sự phát triển của xơ hóa gan, một tình trạng có hại khiến các mô liên kết tích tụ quá mức trong gan, gây ra chứng viêm mãn tính. Một nghiên cứu khác cũng chứng minh, naringin có thể giảm thiểu khả năng nhiễm mỡ gan do rượu bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa. Ăn 3, 4 tép bưởi hoặc uống nước ép bưởi mỗi ngày là một cách hữu hiệu để ngăn ngừa tổn thương, giúp gan luôn khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng nổi mụn. Ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi mỗi ngày để duy trì hoạt động của gan Các loại quả mọng Những loại quả mọng có màu sẫm, chẳng hạn như việt quất hoặc mâm xôi, cherry có chứa chất chống oxy hóa là polyphenol giúp bảo vệ gan khỏi những tổn thương. Ăn các loại trái cây này còn giúp tăng phản ứng tế bào miễn dịch và các enzym chống oxy hóa. Một nghiên cứu trong ống nghiệm đã chứng minh, chiết xuất của quả việt quất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan. Vậy bạn còn chờ đợi gì mà không thêm ngay thực phẩm này vào chế độ ăn mỗi ngày để mát gan, hết mụn nào. Quả lê gai Không chỉ được biết đến với khả năng điều trị vết loét, vết thương hay giúp giảm căng thẳng, quả lê gai còn nổi bật với khả năng làm mát gan hết mụn. Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2004 trên 55 người đã cho thấy, chiết xuất của loại quả này giúp giảm lượng oxy hóa và tổn thương gan, giữ cho mức độ chống oxy hóa và viêm luôn được ổn định. Nho Nho, đặc biệt là nho đỏ và nho tím có chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, nổi bật nhất trong số đó là Resveratrol. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra nước ép nho có khả năng giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương và tăng mức độ chống oxy hóa lên các tế bào gan. Ăn nho như một món tráng miệng hoặc uống nước ép nho không chỉ là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh giúp nàng duy trì cân nặng mà còn góp phần làm mát gan, tăng khả năng thanh lọc cơ thể của bộ phận này. ☛ Tham khảo đầy đủ: 8 loại trái cây trị thâm mụn đơn giản và hiệu quả bất ngờ 5 loại thức uống làm mát gan Bạn vẫn thường được khuyên uống 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể. Nhưng không chỉ nước lọc thôi đâu, một số loại thức uống được gợi ý dưới đây cũng rất tốt cho gan đấy. Nước ép củ dền Nước ép củ dền (củ cải đường) là một nguồn cung cấp nitrat và chất chống oxy hóa được gọi là betalain, giảm tổn thương oxy hóa, tình trạng viêm trong gan, đồng thời tăng các enzyme giúp giải độc tự nhiên. Nước ép củ dền có thể giảm tổn thương oxy hóa, tăng các enzyme giúp giải độc tự nhiên Nước gạo lứt Gạo lứt có hàm lượng dinh dưỡng cao, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn rất có lợi trong việc làm mát gan giảm mụn. Điều này là bởi, vỏ cám của hạt gạo lứt có chứa một loại dầu có khả năng làm mát gan thận, điều hòa khí huyết. Trà atiso Khi nhắc đến Ăn gì cho mát gan hết mụn?, sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến trà atiso. Atiso rất giàu cynarin, acid chlorogenic và các hợp chất giúp thúc đẩy quá trình giải độc gan, chống lại stress oxy hóa và giảm nguy cơ tổn thương gan. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều inulin, giúp kích thích các thành phần của hệ thống miễn dịch. Cà phê Cà phê là một trong những loại thức uống tốt cho gan. Cà phê có thể làm giảm sự tích tụ chất béo trong gan, làm tăng chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ gan. Các hợp chất trong cà phê cũng giúp men gan loại bỏ các chất gây ung thư ra khỏi cơ thể. Một tách cà phê mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn khởi đầu ngày mới đầy sức sống. Trà xanh Trà xanh có hàm lượng cao catechin, chất chống oxy hóa giúp cải thiện các chỉ số máu về sức khỏe gan, tăng mức men gan. Ngoài ra, trà xanh còn làm giảm sự căng thẳng oxy hóa và các chất béo tích tụ tại bộ phận này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh uống trà xanh quá đậm có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Vậy nên tốt nhất là bạn nên uống trà xanh dạng lá pha thật loãng hoặc bột pha thành trà nhé. Một ly trà xanh mỗi sáng không chỉ tốt cho gan mà còn tốt cho sức khỏe tổng thể 4 loại thực phẩm không tốt cho gan cần tránh Một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học không chỉ yêu cầu bạn sử dụng thực phẩm có lợi trong bữa ăn mà còn phải hạn chế một số loại thức ăn không tốt cho gan. Vậy đó là những loại nào? Đồ chiên rán: Các loại thức ăn này rất giàu chất béo và calo có thể khiến gan gặp khó khăn trong việc đào thải độc tố. Đồ ăn quá ngọt: Cắt giảm lượng đường và thực phẩm có đường như ngũ cốc chế biến, bánh kẹo có thể giúp giảm căng thẳng cho gan. Rượu: Nếu muốn làm mát gan hết mụn, chắc chắn bạn phải loại bỏ rượu ra khỏi thực đơn của mình.  Đồ ăn quá mặn: Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ NAFLD (tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu), làm ảnh hưởng đến chức năng lọc chất độc của bộ phận này. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hướng dẫn xây dựng thực đơn trị thâm mụn khoa học Chế độ ăn uống là một phần quan trọng giúp duy trì vẻ đẹp làn da của bạn bằng cách “tiếp nhiên liệu” cho gan đào thải độc tố. Vậy thì còn chần chừ gì mà không mau điều chỉnh khẩu phần ăn đi nào. Và đừng quên sử dụng kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul đều đặn mỗi ngày để sớm sở hữu làn da sạch mụn, trắng hồng rạng rỡ nhé. Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/11-foods-for-your-liver – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30031061/ – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20382588/ – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15226168/ https://www.medicalnewstoday.com/articles/323915 Chia sẻ

Mụn trứng cá thành sẹo lồi phải làm sao?

Mụn trứng cá thành sẹo lồi là một trong những di chứng để lại sau khi hết mụn mà không ai mong muốn gặp phải. Sẹo lồi tồn tại trên bề mặt da gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ, tự ti. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mụn trứng cá thành sẹo lồi? Có cách nào giúp sẹo lồi nhanh chóng biến mất không? Trong bài viết này, Sahemul sẽ giúp bạn bỏ túi những phương pháp trị sẹo và cách ngăn ngừa sẹo lồi hình thành sau mụn trứng cá, cùng theo dõi nhé! Mục lụcQuá trình hình thành sẹo lồiNguyên nhân gây ra sẹo lồi từ mụn trứng cá4 phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn trứng cá1. Trị sẹo lồi bằng cách tiêm corticosteroid2. Trị sẹo lồi mụn bằng tia Laser3. Liệu pháp Cryotherapy (Phẫu thuật lạnh)4. Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồiLàm thế nào để ngăn ngừa sẹo lồi do mụn?Sahemul – bí quyết ngăn ngừa sẹo lồi do mụn trứng cá Quá trình hình thành sẹo lồi Sẹo lồi là loại sẹo nổi gồ trên bề mặt da có biểu hiện xơ cứng, đỏ hay ngứa. Đây chính là hậu quả do tổn thương cấu trúc da gây ra bởi mụn mủ, mụn bọc, mụn nang viêm nhiễm lâu ngày gây nên. Các chất dịch mủ viêm từ nang lông chảy ra sẽ phá vỡ các sợi collagen, elastin ở lớp hạ bì. Khi đó, da sẽ tổng hợp lại các sợi collagen mới để thay thế. Nếu quá trình tổng hợp này vượt quá mức, dư thừa sợi collagen sẽ hình thành ổ sẹo lồi. Nguyên nhân gây ra sẹo lồi từ mụn trứng cá Mụn trứng cá hình thành sẹo lồi có thể do một số nguyên nhân phổ biến: Nặn mụn không đúng cách hoặc sử dụng dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vùng da mụn bị viêm nhiễm nặng nề hơn và gây nên tình trạng sẹo lồi. Các vết mụn bị vỡ không được chăm sóc đúng cách, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, bụi bẩn xâm nhập và phát triển dẫn tới sẹo lồi. Trong quá trình điều trị sẹo lồi, ăn uống quá kiêng khem hoặc ăn những thực phẩm dễ gây sẹo lồi như thịt gà, rau muống, gạo nếp,… Sẹo lồi có thể hình thành do yếu tố di truyền, người có cơ địa sẹo lồi dễ bị sẹo trên da khi xuất hiện vết thương hở hơn so với những người khác. Một số người dễ bị sẹo lồi do yếu tố di truyền hoặc cơ địa 4 phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn trứng cá Làm sao để mụn trứng cá thành sẹo lồi biến mất là vấn đề quan tâm của không ít người. Không giống như các vết thâm thông thường có thể mờ và biến mất theo thời gian, sẹo lồi không thể tự mờ đi mà cần phải có biện pháp can thiệp. Dưới đây, Sahemul sẽ giới thiệu tới bạn 4 phương pháp điều trị sẹo lồi do mụn trứng cá phổ biến hiện nay, bạn theo dõi để chọn được phương pháp phù hợp với bản thân nhất nhé! 1. Trị sẹo lồi bằng cách tiêm corticosteroid Tiêm corticosteroid là một trong những phương pháp hữu hiệu được nhiều bệnh viện cũng như cơ sở thẩm mỹ sử dụng để trị sẹo lồi hiện nay. Corticosteroid có tác dụng ức chế ức chế sự tổng hợp ADN, ARN nhờ đó phá hủy cấu trúc các sợi collagen dư thừa trong nang lông viêm nhiễm, giúp sẹo lồi bị thoái hóa. Thuốc được tiêm thường là triamcinolone acetonide. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao để có thể cân bằng được liều lượng corticosteroid tiêm vào từng mô sẹo. Do đó, bạn cần tìm đến các bệnh viện và cơ sở thẩm mỹ uy tín để hạn chế rủi ro có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Một số biến chứng, tác dụng phụ có thể xảy ra như da bị teo tại vùng tiêm, giãn mạch, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới, mất sắc tố không hồi phục. Tiêm corticosteroid để phá vỡ cấu trúc sợi collagen dư thừa giúp các sẹo lồi do mụn trứng cá bị thoái hóa 2. Trị sẹo lồi mụn bằng tia Laser Trị sẹo lồi mụn bằng tia Laser là phương pháp sử dụng bước sóng ánh sáng từ tia Laser đốt cháy các sợi collagen dư thừa, đồng thời làm phẳng các nốt sẹo lồi và xóa sạch các vết thâm mụn trên bề mặt da. Một số loại Laser thường được sử dụng để trị sẹo lồi do mụn trứng cá hiện nay như Laser argon, Laser carbon dioxide (CO2), Laser neodymium, Yttrium-aluminum-garnet 1064-nm, Laser xung màu bước sóng 585nm,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những nốt sẹo lồi có kích thước nhỏ và phần lồi ít. Tia laser là phương pháp chiếu tia sáng có bước sóng khác nhau để trị sẹo lồi do mụn trứng cá 3. Liệu pháp Cryotherapy (Phẫu thuật lạnh) Trong Cryotherapy, các bác sĩ da liễu thực hiện thủ thuật đông lạnh sẹo lồi bằng nitơ lỏng (ở nhiệt độ -196 độ C) để phá vỡ cấu trúc hình thành sẹo lồi. Khi bị đông lạnh, các mô sẹo sẽ bị thiếu oxy dẫn tới hoại tử, tróc da và sau đó xẹp xuống. Trong quá trình thực hiện cần chú ý để thời gian đóng băng không quá 25 giây. Nếu quá thời gian trên sẽ làm mất sắc tố (do tế bào Melanin bị hủy hoại), đồng thời sẽ khiến vết sẹo rộng ra. Quy trình phẫu thuật thường được thực hiện từ 3 – 10 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 – 4 tuần. Liệu pháp Cryotherapy được chứng minh thành công, an toàn và ít độc hại đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ xóa được bề mặt sẹo lồi mà không loại bỏ hoàn toàn được chân sẹo. Theo thời gian nhất định, chân sẹo sẽ lại tái phát gây nên sẹo lồi. Chính vì vậy, khi điều trị sẹo lồi bằng liệu pháp Cryotherapy, các bác sĩ thường kết hợp với phương pháp điều trị bằng tia Laser để mang lại kết quả cao. Liệu pháp Cryotherapy (phẫu thuật lạnh) ít khi được sử dụng đơn độc mà thường kết hợp với biện pháp chiếu tia laser 4. Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi Phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi là phương pháp điều trị thường được bác sĩ chỉ định cắt bỏ ở những vùng sẹo lồi to. Khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ da liễu thường kết hợp với một số phương pháp khác như tiêm corticosteroid trước hoặc sau phẫu thuật để đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định và thường không được ưu tiên do vẫn còn nhiều hạn chế và tỉ lệ thành công không cao. Bạn nên cân nhắc trước khi quyết định phẫu thuật cắt bỏ sẹo lồi do có thể gặp một số phản ứng không mong muốn trong quá trình thực hiện Làm thế nào để ngăn ngừa sẹo lồi do mụn? Sẹo lồi do mụn trứng cá không thể ngăn ngừa hoàn toàn vì một số trường hợp bị sẹo do cơ địa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ bị sẹo lồi sau mụn bằng một số biện pháp ngăn ngừa sẹo sau đây. Cùng theo dõi để áp dụng đúng nhé! Chăm sóc da mặt sạch sẽ: Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp giảm tình trạng mụn viêm, mụn mủ, đồng thời giảm sẹo lồi do mụn gây ra. Bạn cần chăm sóc da mặt sạch sẽ đủ các bước bao gồm tẩy trang, sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm, kem chống nắng (vào buổi sáng). Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ không gian sống, thay vỏ chăn gối 1 – 2 tuần/ lần, hạn chế thức khuya,… để tránh vi khuẩn bám vào bề mặt da và gây ra bít tắc lỗ chân lông. Chăm sóc da mặt sạch sẽ giúp giảm tình trạng mụn viêm đồng thời giảm sẹo lồi do mụn gây ra Điều trị mụn sớm: Cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo lồi hình thành là phát hiện điều trị mụn sớm và dứt điểm, không để mụn có cơ hội tạo thành các ổ mụn viêm, mủ. Nhờ đó, da không bị tổn thương nhiều và giảm các vùng sẹo lồi. Không tự nặn mụn tại nhà: Nặn mụn không chỉ gây ra đau đớn khi tác động một lực mạnh trên bề mặt da mà nó còn làm tình trạng viêm nhiễm thêm nặng nề hơn. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa hình thành sẹo lồi sau mụn là không tự ý nặn mụn tại nhà mà nên đến các cơ sở thẩm mỹ hoặc bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín. Chế độ ăn uống đúng cách: Với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị mọc mụn thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị sẹo lồi do mụn trứng cá gây ra. Cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp da khỏe mạnh từ bên trong, nhờ đó tăng sức đề kháng và giảm các vấn đề trên da. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị sẹo lồi, người bệnh cần chú ý một số thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày như sau: Thực phẩm nên ăn: Nên bổ sung nhiều thực phẩm có tính mát như rau củ có màu xanh, trái cây, nước ép rau củ, đồng thời, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như ngũ cốc, thực phẩm giàu sắt, kẽm, vitamin E, vitamin C. Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé! Thực phẩm không nên ăn: Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây lồi sẹo như thịt bò, rau muống, đồ tanh, đồ cay nóng, bánh kẹo, các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,… Trong quá trình điều trị sẹo lồi do mụn trứng cá, bạn nên tăng cường bổ sung rau củ, trái cây, ngũ cốc,… Sahemul – bí quyết ngăn ngừa sẹo lồi do mụn trứng cá Mụn trứng cá thành sẹo lồi rất khó điều trị, thậm chí để càng lâu, sẹo càng lớn dẫn tới thời gian điều trị kéo dài và tốn kém chi phí. Do đó, ngay khi thấy xuất hiện mủ, bạn cần xử lý ngay. Một trong những giải pháp giúp điều trị dứt điểm tình trạng mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ, mụn nang,… mà bạn có thể tham khảo là Kem ngừa mụn Sahemul. Đây là kem trị mụn đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực trong các cộng đồng làm đẹp. Ngay từ cái tên sản phẩm “ Sahemul” chúng ta có thể cảm nhận được chất lượng của sản phẩm, là sự kết hợp của cụm từ sạch – hết – mụn. Trong bảng thành phần của sản phẩm có chứa rất nhiều hoạt chất trị mụn đa nhiệm với cơ chế tác động toàn diện. Cụ thể: Glycolic acid (AHA): AHA giúp loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn, lớp sừng bên ngoài da, giúp da được thông thoáng, mịn màng hơn, nhờ đó giảm nguy cơ hình thành mụn. Bên cạnh đó, chính vì lớp sừng già hóa đã bị lấy đi hoàn toàn nên những vùng da sạm màu, thâm mụn sẽ dần được cải thiện và sáng lên. Salicylic acid (BHA): Là một loại acid hữu cơ đã được chứng minh là có tác dụng loại bỏ tế bào chết sâu trong lỗ chân lông đồn thời kháng viêm hiệu quả. Không những thế, BHA còn giúp đẩy và tiêu sạch nhân mụn, từ đó đẩy lùi nguy cơ mụn tái phát. Sepicontrol A5: Là hoạt chất được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, có công dụng vượt trội, tác động trực tiếp đến 5 yếu tố gây nên mụn, bao gồm diệt khuẩn, chống viêm, chống sừng hóa, giảm tổng hợp và giảm bài tiết bã nhờn. Kojic Dipalmitate: Là este của hoạt chất Kojic acid có công dụng nổi bật trong ức chế sự tổng hợp sắc tố Melanin – nguyên nhân chính gây thâm mụn. Nhờ đó, gia tăng hiệu quả làm sáng da, trị thâm mụn của kem trị mụn Sahemul. Niacinamide: Đây là một thành phần đa năng có thể điều trị nhiều vấn đề trên da như thâm mụn, lỗ chân lông to, da khô ráp, mất nước, lão hóa,… Niacinamide trong “Sahemul” kết hợp với 2 thành phần Sepicontrol A5 và AHA giúp tăng hiệu quả trị trị mụn gấp 3 lần so với kem trị mụn thông thường khác. Nhờ sự kết hợp của 5 thành phần “đình đám” trên cộng với công thức đột phá, Sahemul đã làm tăng đáng kể hiệu quả sáng da, trị thâm mụn, ngừa sẹo chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1 – 2 tuần sử dụng. Để gia tăng khả năng ngăn ngừa hình thành sẹo lồi do mụn trứng cá gây ra, bạn cần nắm rõ cách sử dụng kem ngừa mụn Sahemul theo các bước dưới đây: Rửa sạch tay sau đó sử dụng sữa rửa mặt để làm sạch da và lỗ chân lông. Lấy một lượng kem vừa đủ, nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị thâm, mụn, đồng thời vỗ nhẹ để dưỡng chất thấm sâu vào bên trong da. Thoa đều đặn 2 – 3 lần/ ngày và kiên trì sử dụng trong vòng 2 – 3 tuần để thấy được hiệu quả. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn gọi tới tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www-medicalnewstoday-com.translate.goog/articles/319900?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc https://www.healthline.com/health/acne-treatment#medical-procedures https://www.verywellhealth.com/acne-cortisone-injections-how-it-works-15900 Chia sẻ

Tiết lộ cách trị mụn nội tiết tận gốc, hiệu quả

Cách trị mụn nội tiết như thế nào cho hiệu quả, không tái đi tái lại nhiều lần là nỗi quan tâm của rất nhiều người. Những nốt mụn xấu xí, đáng ghét xuất hiện khiến cho bạn cảm thấy tự ti, xấu hổ, từ đó trở nên rụt rè và có thể mất đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống. Vậy có cách nào đánh bay chúng không? Trong bài viết dưới đây, Sahemul sẽ chia sẻ tới bạn các cách trị mụn nội tiết hiệu quả, giúp bạn cảm thấy tự tin vui vẻ hơn trong cuộc sống nhé! Mục lụcĐắp mặt nạ từ thiên nhiên trị mụn nội tiếtMặt nạ từ mật ongMặt nạ gel nha đamMặt nạ lá bạc hàSử dụng kem trị mụn nội tiếtThuốc uống điều trị mụn nội tiếtCông nghệ cao trị mụn nội tiết hiệu quả hiện nayPhương pháp Peel daCông nghệ LaserCông nghệ phi kim vi điểm trị mụnCông nghệ Blue LightNhững lưu ý khi điều trị mụn nội tiết Nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn nội tiết là do nồng độ hormone trong cơ thể bị mất cân bằng, từ đó kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, làm tăng tiết bã nhờn. Kết quả là lỗ chân lông bị bít tắc, viêm đỏ và gây ra mụn. Chính vì vậy, mụn nội tiết thường xuất hiện ở độ tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Bên cạnh đó, một số yếu tố như stress, căng thẳng kéo dài, nóng trong người, tác dụng phụ của một số loại thuốc,… cũng là nguyên nhân dẫn tới mụn nội tiết. Bạn có thể trị mụn nội tiết từ một số cách như đắp mặt nạ từ thiên nhiên, sử dụng kem, các loại thuốc bôi trị mụn, hay biện pháp thẩm mỹ. Cùng theo dõi phần tiếp theo để tìm hiểu chi tiết cách điều trị mụn nội tiết nhé! Đắp mặt nạ từ thiên nhiên trị mụn nội tiết Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để trị mụn không còn là phương pháp quá xa lạ với các tín đồ làm đẹp. Ưu điểm lớn nhất của các phương pháp này là giá thành rẻ, nguyên liệu dễ kiếm, an toàn, lành tính và ít gây ra tác dụng phụ trên da. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp từ nguyên liệu thiên nhiên chỉ dùng để điều trị mụn nội tiết nhẹ và cần phải kiên trì trong một thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt. Mặt nạ từ mật ong Mật ong có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, amino acid và vitamin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ da khỏi các tác hại và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó với khả năng thẩm thấu nhanh, mật ong còn cung cấp cho da độ ẩm cần thiết, tái tạo và phục hồi các tế bào tổn thương trên da. Cách tiến hành: Bạn chuẩn bị 2 thìa cafe mật ong và vài giọt nước cốt chanh. Khuấy đều hỗn hợp rồi thoa đều lên vùng da bị mụn. Kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất được thấm sâu vào trong da. Sau 10 phút, rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện kiên trì 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhất nhé! Lưu ý: Bạn không nên để mật ong quá lâu trên da vì nguyên liệu này có tính nóng, khiến da dễ nổi mụn. Mặt nạ trị mụn từ mật ong luôn “được lòng” phái đẹp Mặt nạ gel nha đam Nếu bạn đang phải “vật lộn” với các nốt mụn sưng đỏ, mụn bọc, mụn viêm do rối loạn nội tiết gây ra, thì mặt nạ gel nha đam sẽ là vị cứu tinh giúp giảm mụn và nhanh chóng lấy lại làn da sáng mịn đều màu. Nhờ sở hữu các thành phần như Chromium, Zinc, Anthraquinon, nha đam giúp trị mụn hiệu quả, các nốt mụn sẽ giảm viêm, gom cồi mụn nhanh chóng. Bên cạnh đó, các gel nha đam còn giúp làm sạch sâu bên trong da, cho lỗ chân lông được thông thoáng, từ đó ngăn chặn sự hình thành và phát triển của mụn. Cách tiến hành: Chuẩn bị 1 lá nha đam, gọt vỏ, lấy phần gel trong suốt bên trong rửa sạch và đem đi xay nhuyễn. Làm sạch vùng da bị mụn để dưỡng chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong da. Thoa trực tiếp gel nha đam lên toàn bộ khuôn mặt, chú ý thoa đều tại các vùng da bị mụn. Đắp mặt nạ khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 3 – 4 lần/tuần để loại bỏ mụn và mang lại làn da trắng sáng, khỏe mạnh. Lưu ý: Mặt nạ nha đam có thể gây kích ứng với da nhạy cảm. Do đó, trước khi sử dụng lên mặt, bạn nên thử một lượng nhỏ trên da tay, nếu không có phản ứng bất thường thì tiếp tục thoa đều lên toàn bộ vùng da mặt. Mặt nạ lá bạc hà Lá bạc hà có chứa thành phần chính là Acid salicylic có tác dụng loại bỏ và ngăn ngừa các loại mụn nội tiết như mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc, mụn đầu đen,… Bên cạnh đó, hoạt chất Menthol có trong lá bạc hà có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm và làm giảm thâm đỏ xung quanh vùng da bị mụn. Mặt nạ từ bạc hà giúp trị mụn nội tiết khá hiệu quả Cách tiến hành: Bạn chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch và đem đi xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp vừa xay lên mặt, đặc biệt là vùng da có chứa nhiều mụn. Đợi 15 phút cho dưỡng chất thấm sâu vào da, sau đó, hãy rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/tuần, các nốt mụn sẽ giảm đi trông thấy. ☛ Tìm hiểu thêm: Tiết lộ 8 cách gom cồi mụn nhanh tại nhà hiệu quả Sử dụng kem trị mụn nội tiết Dùng kem trị mụn cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bởi lẽ những sản phẩm này thường được thiết kế tiện lợi, dễ sử dụng, đem lại hiệu quả trị mụn cao sau một thời gian sử dụng đều đặn. Bên cạnh đó, các loại kem trị mụn cũng có tác dụng dưỡng da, giúp da khỏe đẹp hơn. Kem ngừa mụn Sahemul đã được nhiều phái đẹp dành cho những “lời khen có cánh” nhờ công dụng ngừa mụn, giảm thâm hiệu quả chỉ sau 1 tuần sử dụng. Điều này là nhờ Sahemul sở hữu “bộ tứ” thành phần trị mụn bao gồm Kojic Dipalmitate, AHA, BHA, Sepicontrol A5. Trong đó, Sepicontrol A5 là thành phần được kết hợp bởi Sarcosine, Capryloyl Glycine và chiết xuất cây vỏ quế có tác dụng ngăn chặn sự gia tăng của vi khuẩn, điều hòa quá trình bài tiết bã nhờn trên da, từ đó làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ nhanh chóng các nốt mụn cứng đầu mà không gây bất kỳ tổn thương nào trên da. Bên cạnh đó, Sahemul còn chứa các thành phần đặc biệt giúp cải thiện tình trạng vết thâm và tái tạo làn da sau mụn như: Salicylic acid (BHA): Làm mềm liên kết lipid giữa các tế bào sừng già cỗi giúp chúng dễ dàng bong ra khỏi bề mặt da. Ngoài ra, BHA còn có tác dụng đẩy và tiêu sạch nhân mụn nằm sâu dưới da. Kojic Dipalmitate: Ức chế tăng sinh các hắc tố Melanin, giúp bạn “thổi bay” nỗi lo da thâm, không đều màu sau mụn. Glycolic Acid (AHA): Loại bỏ lớp tế bào chết tích tụ lâu ngày trên da, kích thích sản sinh collagen cho da thêm săn chắc. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng tăng cường khả năng trị thâm mụn của Kojic Dipalmitate. Quá trình thực hiện cách trị mụn nội tiết hiệu quả với Sahemul ngay tại nhà với 3 bước siêu đơn giản sau: Bước 1: Vệ sinh kỹ da tay, sau đó làm sạch da mặt, đặc biệt là các vùng da bị mụn. Bước 2: Lấy một lượng kem Sahemul vừa đủ, thoa nhẹ lên các vùng da bị mụn, dùng tay massage nhẹ nhàng để dưỡng chất được thấm sâu vào bên trong da. Bước 3: Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả cao nhé! Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY ☛  Mách bạn cách chọn kem trị mụn thâm trắng da ưng ý Thuốc uống điều trị mụn nội tiết Sử dụng các loại thuốc uống trị mụn nội tiết là phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mụn nặng. Bạn cần đến bệnh viện, phòng khám da liễu uy tín để chẩn đoán chính xác về tình trạng da mụn của mình. ➤ Isotretinoin Sử dụng Isotretinoin điều trị mụn nang Isotretinoin là loại thuốc được biết đến nhiều trong điều trị mụn từ mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, điển hình là mụn bọc, mụn mủ, mụn nang. Isotretinoin điều trị mụn viêm bằng cách làm giảm quá trình sừng hóa, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm sản xuất và nhờn và đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Isotretinoin có rất nhiều tác dụng không mong muốn. Nhưng phần lớn các tác dụng phụ này có thể dự đoán trước và nó không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sử dụng thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp là khô môi, da nhạy cảm hơn ánh nắng, da khô,… Ngoài ra, bạn có thể gặp một số tác dụng ít gặp khác như đau đầu, đau cơ, thay đổi cảm xúc, lo lắng,… ➤ Thuốc điều chỉnh nội tiết tố  Thuốc điều chỉnh nội tiết tố được nhiều bác sĩ lựa chọn trong phác đồ điều trị mụn nội tiết dành cho chị em phái đẹp khá hiệu quả. Thuốc điều chỉnh nội tiết tố bao gồm một số hoạt chất như Ethinyl Estradiol, Drospirenone, Norethindrone,… có tác dụng kiểm soát và cân bằng lượng hormone trong cơ thể, tránh sự tăng giảm đột ngột dẫn đến sự hình thành mụn trên da. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc còn có thể dẫn đến một số rủi ro như tăng huyết áp, dễ mắc các vấn đề về tim mạch, trầm cảm, stress,… Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc để trị mụn nội tiết cần thăm khám và sử dụng đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn. ➤ Kháng sinh Bên cạnh sử dụng các thuốc nhằm cân bằng nội tiết, một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm cũng được các bác sĩ chỉ định để điều trị mụn nội tiết. Một số loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như Tetracycline, Minocycline, Clindamycin, Doxycycline,… Khi điều trị mụn nội tiết bằng thuốc kháng sinh dạng uống, bạn cần tuân thủ đúng toa thuốc và chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua về sử dụng. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng kháng sinh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như phát ban, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt,… Công nghệ cao trị mụn nội tiết hiệu quả hiện nay Sử dụng công nghệ cao trị mụn nội tiết không chỉ điều trị tận gốc mụn trứng cá, ngăn ngừa sự xuất hiện thâm sẹo nám sau mụn mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng da, cho da căng bóng và sáng mịn. Tuy nhiên, phương pháp này có giá thành khá cao, không phải ai cũng thực hiện được. Bên cạnh đó, sau khi trị liệu bằng công nghệ cao, bạn cần kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da đúng cách để làn da phục hồi một cách tốt nhất nhé! Phương pháp Peel da Đây là công nghệ giúp loại bỏ nhân mụn nhanh chóng bằng cách sử dụng các loại acid như AHA, BHA, PHA,… Bác sĩ sẽ sử dụng trực tiếp acid tác động lên vùng da bị mụn để kích thích đẩy các nhân mụn lên trên bề mặt da, đồng thời loại bỏ các tế bào da chết để làm sạch sâu da, ngăn ngừa tình trạng tích tụ vi khuẩn tại lỗ chân lông gây ra mụn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da giúp nuôi dưỡng và phục hồi da hiệu quả. Peel da là phương pháp sử dụng acid ở nồng độ cao để điều trị mụn và tái tạo da Công nghệ Laser Trị mụn bằng cách sử dụng tia Laser là một trong những công nghệ chăm sóc làn da được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng các tia Laser có bước sóng phù hợp tác động lên bề mặt da bị mụn, đi sâu vào lớp trung bì, hạ bì, kích thích đẩy nhân mụn, loại bỏ vi khuẩn gây mụn giúp làm sạch sâu bề mặt da. Ngoài ra, liệu pháp này còn thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và elastin trên da, ngăn ngừa quá trình lão hóa da giúp sạch mụn và khỏe đẹp. Dưới đây là một số công nghệ tia Laser được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: Laser Q-Switched ND YAG. Laser Er: YAG vi điểm. Laser Fractional CO2. Laser Ultra Intense Light. Công nghệ phi kim vi điểm trị mụn Với những người bị mụn cám, mụn ẩn và mụn đầu đen do tình trạng rối loạn nội tiết gây ra thì công nghệ phi kim vi điểm trị mụn sẽ là lựa chọn cực kỳ phù hợp. Chuyên gia sẽ sử dụng các đầu kim nano siêu nhỏ tạo ra các ra vết thương giả trên da, giúp kích thích đẩy nhân mụn, làm sạch sâu dưới da. Bên cạnh đó, vết thương hở còn tạo thành đường dẫn giúp đưa một số dưỡng chất quý giá như serum, huyết thanh,… thấm sâu vào da, nuôi dưỡng và phục hồi da nhanh chóng. Đây là hình thức điều trị xâm lấn nhẹ, ít tác dụng phụ mà giá thành phải chăng. Do đó, nếu bạn đang lo lắng về các nốt mụn “đáng ghét” trên da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và thực hiện trong thời gian sớm nhất nhé! Công nghệ Blue Light Bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng có xung độ cực ngắn tác động trực tiếp lên da để tiêu diệt vi khuẩn và kích thích đẩy nhân mụn lên trên bề mặt da. Chưa dừng lại ở đó, ánh sáng xanh còn có tác dụng kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn trên da và hạn chế sự bít tắc lỗ chân lông, nhờ đó giảm mụn. Ngoài ra, ánh sáng xanh còn kích thích quá trình tái tạo collagen trên da, làm trẻ hóa da, giúp da căng bóng và đều màu. Những lưu ý khi điều trị mụn nội tiết Trong quá trình trị mụn nội tiết, để nhanh chóng hết mụn, bạn nên lưu ý những vấn đề sau: Rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt và nước tẩy trang mỗi ngày, đồng thời vệ sinh sạch sẽ không gian sống, thay chăn gối 2 tuần/lần. Hạn chế trang điểm: Vì đây là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc và gây ra mụn. Do đó, bạn nên hạn chế trang điểm và đừng quên tẩy trang thật sạch sau mỗi lần trang điểm. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: Đặc biệt là trong khoảng thời gian 10h – 16h, tia UV mạnh nhất, dễ gây hại cho da. Ngoài ra, bạn cần bôi kem chống nắng mỗi ngày ngay cả khi không ra ngoài. Ngủ sớm và đủ giấc: Điều này giúp da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc diễn ra tự nhiên, nếu có thể bạn nên ngủ trước 10h tối nhé! Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 1,5 – 2 lít/ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho da, giúp da nhanh chóng phục hồi. Bổ sung thực phẩm: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, B, kẽm, chất xơ,… và hạn chế các đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… ☛ Chi tiết tại: Hướng dẫn xây dựng thực đơn trị thâm mụn khoa học Trên đây là toàn bộ thông tin về các cách trị mụn nội tiết an toàn, hiệu quả. Mong rằng qua bài viết giúp bạn tìm được phương pháp trị mụn phù hợp với bản thân, giúp bạn nhanh chóng hết mụn, lấy lại làn da rạng rỡ, khỏe đẹp. Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/313084 https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/hormonal-acne#outlook https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5015761/ Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...