Kháng sinh trị mụn trứng cá - tìm hiểu các loại thường dùng

Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong những trường hợp mụn trứng cá nặng, gây viêm, hình mụn mủ. Trong bài viết sau đây, Sahemul sẽ chia sẻ cho các bạn những loại thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá thường dùng và lưu ý khi sử dụng. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Kháng sinh trị mụn trứng cá - tìm hiểu các loại thường dùng 1

Kháng sinh trị mụn trứng cá là gì?

Vi khuẩn Propionibacterium acnes là một trong số những tác nhân gây nên mụn trứng cá. Loại vi khuẩn này tồn tại trong nang lông với số lượng nhỏ và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi vi khuẩn phát triển, sinh sôi với số lượng lớn, chúng phá hủy lớp niêm mạc da và gây tình trạng sưng đỏ, viêm, hình thành mụn, mủ…

Kháng sinh trị mụn trứng cá là gì? 1
Mụn trứng cá có thể gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt là độ tuổi 14 – 35 tuổi

Kháng sinh trị mụn trứng cá có tác dụng điều trị mụn tận gốc mụn bằng cách giảm tối đa vi khuẩn trên về mặt da và các nang lông, giúp giảm viêm, sưng tấy. Loại thuốc này có dạng bôi trên da và uống, phổ biến thường dùng có thể kể đến như:

  • Nhóm kháng sinh trị mụn trứng cá ngoài da: Clindamycin, Erythromycin…
  • Nhóm kháng sinh trị mụn trứng cá dạng uống: Clindamycin, Erythromycin, Trimethoprim, Cotrimoxazol, Doxycyclin, Minocyclin…
Thuốc kháng sinh là loại thuốc kê đơn nên bạn chỉ nên dùng khi có chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn.

Nhóm thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi da

Dưới đây là những thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi da thường được bác sĩ kê đơn:

Clindamycin

Clindamycin thuộc nhóm kháng sinh lincosamid, được sản xuất bằng cách bán tổng hợp từ môi trường nuôi cấy Streptomyces lincolnensis. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy theo nồng độ thuốc đạt được ở vị trí da nhiễm khuẩn và mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc.

Chỉ định: Dùng để chữa tại chỗ mụn trứng cá và trứng cá đỏ.

Chống chỉ định: Người bệnh mẫn cảm với clindamycin, lincomycin hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Khi dùng bôi da tại chỗ, thuốc ít gây tác dụng không mong muốn. Trong một số ít trường hợp có thể gặp tình trạng buồn nôn, nôn, ỉa chảy, mày đay, ngứa, phát ban…

Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có phổ tác dụng rộng, chủ yếu kìm khuẩn đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và phổ hẹp hơn với vi huẩn Gram âm. Erythromycin có thể diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với các chủng rất nhạy cảm.

Chỉ định: Dạng dùng tại chỗ có thể điều trị bệnh trứng cá và trứng cá đỏ.

Chống chỉ định: Người bệnh quá mẫn với erythromycin hoặc với bất cứ thành phần nào trong công thức.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Erythromycin dung nạp tốt và hiếm khi có các phản ứng không mong muốn nặng. Phố biến nhất là các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ỉa chảy, mày đay, ngứa…

Dạng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá bôi da chỉ tác động nên vùng da bị mụn nhất định nên ít gây ra những tác dụng phụ trên cơ thể.
Erythromycin 1
Thuốc bôi da trị mụn chứa Erythromycin nồng độ 4%

Nhóm thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá uống

Những thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá đường uống được bào chế đa dạng gồm viên nang, viên nén, viên nén bao phim… cụ thể có:

Doxycyclin

Doxycyclin là kháng sinh thuộc nhóm tetracylin, được tổng hợp từ oxytetracyclin. Đây là loại kháng sinh phổ rộng và có tác dụng kìm khuẩn. Doxycyclin được ưa dùng hơn các tetracyclin cùng nhóm vì hấp thu tốt và có thời gian bán dài dài hơn, cho phép người bệnh dùng thuốc ít lần trong một ngày.

Chỉ định: Dùng trong trường hợp mụn trứng cá.

Chống chỉ định: Người bệnh quá mẫn cảm với Doxycyclin.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Nhức đầu, đau răng, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, ban da, mẫn cảm với ánh sáng…

Khi sử dụng Doxycyclin, bạn cần bảo vệ da và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì thuốc làm tăng độ nhạy cảm của da.

Minocyclin

Minocyclin là một kháng sinh có phổ tác dụng và cơ chế tác dụng tương tự tetracyclin. Do có khả năng thấm qua màng tế bào tốt hơn nên minocyclin có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn kháng các tetracyclin khác.

Chỉ định: Điều trị bổ trợ bệnh trứng cá trung bình và nặng, các trường hợp trứng cá nhiễm trùng không đáp ứng với tetracyclin, erythromycin.

Chống chỉ định: Dị ứng với minocyclin, các tetracyclin khác hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Thường gặp các ADR như đau đầu, thay đổi tâm trạng, buồn ngủ, rụng tóc, mẩn đỏ, ngứa, chán ăn, ỉa chảy…

Minocyclin 1
Không dùng Minocyclin cho phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi

Trimethoprim

Trimethoprim là một diaminopyrimidin kháng khuẩn. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn tùy thuộc vào điều kiện phát triển của vi khuẩn. Trimethoprim hoạt động bằng cách ức chế sự biến đổi acid dihydrofolic của vi khuẩn thành acid tetrahydrofolic, đây là chất cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp của acid amino, purin, thymidin, DNA thiết yếu.

Chỉ định: Điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình và nặng.

Chống chỉ định: Người bệnh suy gan nặng, suy thận nặng, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic. Quá mẫn với trimethoprim hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Buồn nôn, nôn, phát ban, ngứa, đau đầu, chóng mặt, chán ăn, ỉa chảy…

Cotrimoxazol

Cotrimoxazol là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế liên tiếp các enzym trong chuyển hoá acid folic. Đây là một phối hợp gồm 2 thuốc sulfamethoxazol (5 phần) và trimethoprim (1 phần). Cơ chế hiệp đồng này giúp chống lại sự phát triển vi khuẩn kháng thuốc và có tác dụng ngay cả khi vi khuẩn kháng lại từng thành phần của thuốc.

Chỉ định: Mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng.

Chống chỉ định: Người bệnh suy thận nặng hoặc mẫn cảm với sulfonamid, trimethoprim.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Sốt, buồn nôn, ỉa chảy, mày đay, ngoại ban, giảm bạch cầu…

Oxytetracyclin

Oxytetracyclin là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn. Oxytetracyclin hoạt động trên cơ chế làm rối loạn quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn, từ đó khiến vi khuẩn không thể phát triển, sinh trưởng và dần dần sẽ bị chết.

Chỉ định: Người bệnh có mụn trứng cá bọc và trứng cá đỏ.

Chống chỉ định: Người bệnh quá mẫn với các tetracyclin.

Tác dụng không mong muốn (ADR): Buồn nôn, ủa chảy, ngứa, mẫn cảm ánh sáng,…

Ngoài các thuốc trên, Erythromycin cũng được dùng đường uống với công dụng trị mụn trứng cá.

Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá

Để việc trị mụn trứng cá bằng thuốc kháng sinh đạt hiệu quả, bạn hãy lưu ý một số những thông tin sau đây.

Một số tác dụng phụ thường gặp

Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây mụn P. acnes có thể xảy khi người bệnh điều trị bằng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá và sự kháng thuốc này có thể lây lan sang các chủng vi khuẩn khác như Staphylococcus epidermidis và Staphylococcus aureus. Đặc biệt, kháng sinh dạng bôi ngoài da dễ gây kháng thuốc hơn so với kháng sinh đường uống.

Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ không hiệu quả hơn đối với mụn trứng cá so với retinoid hoặc benzoyl peroxide dạng bôi.

Khi dùng kháng sinh trị mụn bôi da, nếu bạn thấy da bị khô hoặc nổi rõ vẩy thì hãy thoa kem dưỡng ẩm để giải quyết tình trạng này. Nếu bạn gặp bệnh viêm da tiếp xúc với các triệu chứng như da đỏ, khô và ngứa thì hãy thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc bổ sung kem bôi chứa corticoid.

Thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá đường uống có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn ở người có cơ địa nhạy cảm như dị ứng, phát ban, rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy), bệnh tưa miệng do nhiễm nấm Candida albicans, da tăng nhạy cảm với ánh sáng… Các tác dụng không mong muốn này có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng và đe dọa tính mạng, do đó, nếu bạn dị ứng với bất cứ loại kháng sinh nào hãy báo cho bác sĩ khi kê đơn thuốc.

Một số tác dụng phụ thường gặp 1
Dị ứng với tetracycline hoặc erythromycin là rất hiếm, nhưng có 2% người dùng trimethoprim hoặc cotrimoxazole đã từng bị dị ứng

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá luôn được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc kê đơn vì thuốc có thể kéo theo nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt là dạng thuốc uống.

Trước khi bạn có ý định dùng thuốc kháng sinh để trị mụn, hãy đi khám và xin tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia da liễu để được hướng dẫn cũng như chỉ định liều lượng chính xác. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và dùng tại nhà để tránh những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ 1

Kiểm tra thuốc bôi trước khi dùng

Thuốc kháng sinh dạng bôi có thể gây kích ứng đối với người có cơ địa nhạy cảm, do đó, trước khi dùng thuốc để trị mụn bạn hãy kiểm tra phản ứng bằng cách bôi một lượng nhỏ kem lên các vùng da tương tự da mặt như cổ tay, mu bàn tay…

Nếu sau khoảng 6 – 8 tiếng bôi thuốc, da bạn không xuất hiện những dấu hiệu bất thường như mẩn ngứa, đỏ rát thì bạn có thể yên tâm sử dụng trên da mặt. Trong trường hợp da bạn bị kích ứng, hãy thông báo với bác sĩ để được chỉ định một loại thuốc khác.

Bạn nên bôi trước sau khi rửa mặt sạch để thuốc được hấp thu một cách tốt nhất. Nếu cần trang điểm, bạn hãy bôi thuốc trị mụn trước các lớp son, phấn để không ảnh hưởng đến công dụng của thuốc.

Kiên trì dùng thuốc theo đơn

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá sẽ cho kết quả rõ rệt sau khoảng 6 – 8 tuần sử dụng. Đôi khi, có một số trường hợp sẽ cần điều trị kéo dài đến 6 tháng – 1 năm phụ thuộc vào tình trạng mụn và cơ địa của bạn.

Do vậy, khi dùng thuốc kháng sinh trị mụn, bạn cần giữ một tâm trạng thoải mái, không căng thẳng và lo lắng. Bạn tuyệt đối không nên tự ý tăng liều thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ vì điều này có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc khiến cơ thể kháng thuốc.

Sau khi mụn trứng cá đã được điều trị, hãy dùng thuốc theo đúng liệu trình đã được chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp mụn quay trở lại.

Cần sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn đúng liều lượng, chỉ định, bôi đúng số lần trong ngày để làm giảm và ngăn ngừa mụn tối đa.

Không dùng kem tự chế từ thuốc kháng sinh

Hiện nay, trên thị trường có xuất hiện rất nhiều loại kem trộn chứa kháng sinh không rõ nguồn gốc với công dụng điều trị mụn, làm trắng da tức thì. Tuy nhiên, những loại kem này có thể gây những tác động nặng nề đến làn da bạn như bào mòn da, làm viêm da, gây phù nề hoặc thậm trí gây dị tật thai thi nếu hấp thu vào cơ thể.

Các chị em hãy lựa chọn những sản phẩm trị mụn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định bởi cơ quan chức năng để tránh những mối nguy hại ảnh hưởng tới sức khỏe và làn da.

Không dùng kem tự chế từ thuốc kháng sinh 1
Các loại kem trộn không rõ thành phần, nguồn gốc tiềm ẩn rất nhiều nguy hại

Trị mụn an toàn và hiệu quả với kem ngừa mụn Sahemul

Nếu như bạn lo ngại phương pháp dùng thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá có thể mang đến nhưng tác dụng không mong muốn thì hãy tham khảo một cách trị mụn khác cũng mang lại hiệu quả không kém là dùng kem ngừa mụn Sahemul. Sản phẩm kem ngừa mụn Sahemul hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề về mụn như mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, thâm mụn, sẹo… rất an toàn và nhanh chóng.

Trị mụn an toàn và hiệu quả với kem ngừa mụn Sahemul 1
Sahemul – Sạch hết mụn, ngừa thâm sẹo!

Sahemul là sản phẩm chính thức đầu tiên trên thị trường Việt Nam chứa thành phần chính Sepicontrol A5 được nhập khẩu từ Pháp. Đây là thành phần hoạt chất mới, là sự kết hợp giữa Capryloyl Glycin, Sarcosine và chiết xuất vỏ cây quế nang mang đến tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, chống bã nhờn.

Ngoài ra, các thành phần khác gồm AHA, BHA, Kojic Dipalmitate cũng hoạt động bổ trợ nhau mang đến hiệu quả kháng viêm, diệt khuẩn, ngừa thâm nám, giúp bạn có làn da sáng khỏe, mịn màng chỉ sau ít ngày sử dụng.

Cách dùng Sahemul đơn giản như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ sau đó rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp
  • Lấy một lượng kem Sahemul vừa đủ, bôi lên vị trí mụn, thâm, sẹo… cần điều trị
  • Thoa đều và nhẹ nhàng đến khi kem thẩm thấu hết
  • Duy trì sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/ngày, chỉ sau thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả sạch mụn, hết thâm.
Kem bôi Sahemul chỉ tác dụng tập trung tại vị trí mụn, sẹo, thâm và không gây ảnh hưởng đến các vùng da khác nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng hàng ngày.

Lời kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới các bạn những thuốc kháng sinh trị mụn trứng cá thường hay được sử dụng và những điều cần lưu ý. Mong rằng các bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích và lựa chọn được phương pháp trị mụn trứng cá phù hợp. Hãy nhớ tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để sớm “đánh bay” những vết mụn xấu xí nhé.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.verywellhealth.com/antibiotics-used-to-treat-acne-1068717
  • https://dermnetnz.org/topics/antibiotics-for-acne
  • https://www.skinhelpers.com/antibiotics-for-acne/
  • https://www.uofmhealth.org/health-library/hw199295
  • https://www.goodrx.com/conditions/acne/antibiotics-for-acne

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...