Cách trị mụn sau sinh - mẹo hay giúp mẹ bỉm có làn da như ý
Không chỉ vóc dáng, vấn đề về da cũng là chủ để nhức nhối với phụ nữ sau sinh. Bởi ở giai đoạn này, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ vẫn chưa ổn định nên mụn vẫn hình thành nhiều trên da. Vậy làm thế nào để loại bỏ mụn sau sinh? Bỏ túi những cách trị mụn sau sinh an toàn dưới đây để không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của bé cưng mẹ bỉm nhé!
Mục lục
Tại sao mẹ sau sinh thường hay bị mụn?
Không chỉ mang thai, sau sinh người phụ nữ cũng phải đối mặt với những thay đổi tiêu cực của cơ thể như: vóc dáng, những vết rạn da, bụng chảy xệ, rụng tóc, những vết thâm nám và không thể không kể đến mụn.
Nguyên nhân hình thành mụn ở phụ nữ sau sinh do một số yếu tố sau:
Thay đổi nội tiết tố: Ngay từ khi mang thai, hormone progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng sinh mạnh mẽ, từ đó làm cho tuyến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, khiến cho lỗ chân lông dễ bị bít tắc và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, hình thành mụn. Chính vì vậy, chỉ đến khi mà cơ thể ổn định lại thì mụn mới biến mất.
Căng thẳng, stress: Thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh, nhiều mẹ phải thường xuyên thức khuya, mất ngủ khiến cho cơ thể mệt mỏi, làm tăng tiết hormone cortisol trong cơ thể. Hormone này cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ và là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, mụn bọc, mụn thâm…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mụn do stress: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để
Cơ thể bị mất nước: Việc cho con bú và mải mê với các công việc chăm sóc con, nhiều mẹ quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước sẽ khiến cho da khô, lớp da bên ngoài bị phá vỡ. Từ đó mà da dễ dàng bị các loại vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập gây mụn.
Ngoài ra, thói quen sờ tay lên mặt, dùng tay cạy mụn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại cho da. Đồng thời, chăm sóc da không đúng cách và các yếu tố môi trường cũng làm cho mụn phát triển.
Sau sinh bao lâu thì hết mụn?
Các mẹ bỉm đừng quá lo lắng, thường thì bị mụn sau sinh nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Chính vì thế mà khi nội tiết tố trong cơ thể mẹ ổn định trở lại thì mụn sẽ giảm dần, thời gian trung bình mẹ cần để mụn biến mất là từ 6 đến 10 tháng sau sinh.
Ở một số trường hợp thì mụn có thể tự hết sau sinh nhưng một số trường hợp thì mẹ cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị thì các nốt mụn mới biến mất.
Nhưng cũng không ít trường hợp mẹ bầu bị mụn tái đi tái lại nhiều lần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bởi những lý do chủ quan như: nghỉ ngơi không hợp lý, thức khuya trông con, cho con bú, ăn uống thất thường, không có thời gian chăm sóc da,… Tất cả những điều này đều khiến cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng và khó loại bỏ hơn.
Chính vì thế, để nội tiết tố trong cơ thể cân bằng trở lại, các hormone hoạt động bình thường để các nốt mụn nhanh chóng thuyên giảm thì mẹ nên thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và dành chút thời gian chăm sóc da đúng cách.
Cách trị mụn sau sinh an toàn cho mẹ bỉm
Khi bị mụn sau sinh, mẹ bỉm không nên quá lo lắng sẽ khiến cho làn da xuất hiện mụn nhiều hơn và khó điều trị hơn.
Để loại bỏ những nốt mụn sau sinh, mẹ bỉm nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp và cần kiên trì thực hiện. Làn da của phụ nữ sau sinh thường nhạy cảm nên mẹ hãy hướng đến sử dụng những thành phần an toàn và những nguyên liệu tự nhiên phù hợp với làn da. Đặc biệt với những mẹ cho con bú thì việc làm này sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Mẹ có thể tham khảo và thử những cách dưới đây:
1. Sử dụng kem trị mụn sau sinh
Để an toàn, tránh làm thay đổi dinh dưỡng trong sữa mẹ gây ảnh hưởng đến em bé, mẹ nên sử dụng kem bôi ngoài da thay vì các loại thuốc uống.
Nhưng lưu ý, mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi có chứa các thành phần như axit salicylic; benzoyl peroxide vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, phục hồi vùng da bị mụn từ bên trong.
Với những mẹ không cho con bú có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc kê đơn mang lại hiệu quả nhanh và an toàn cho da.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Kem trị thâm mụn: Món đồ không thể thiếu khi bị mụn
2. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên giúp trị mụn
➤ Trị mụn sau sinh bằng nghệ tươi
Là một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong chế biến món ăn, nghệ còn xuất hiện rất nhiều trong những công thức làm đẹp da của chị em phụ nữ. Nhờ nó sở hữu hàm lượng curcumin cực kì cao nên nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm lành những tổn thương do mụn gây ra cực kì tốt.
Bên cạnh đó, sử dụng nghệ còn giúp hạn chế được tình trạng thâm, sẹo do mụn để lại. Mẹ bỉm có thể sử dụng nghệ tươi điều trị mụn theo công thức dưới đây:
- Lấy 1 củ nghệ tươi đem bỏ vỏ, rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Rửa sạch mặt bằng nước ấm cho lỗ chân lông giãn mở ra rồi dùng khăn thấm khô nước.
- Đắp nghệ tươi đã giã lên các nốt mụn và để da thư giãn khoảng 20 phút và rửa sạch lại với nước lạnh.
Kiên trì thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần bạn sẽ thấy mụn giảm rõ rệt và da sẽ trở nên hồng hào, rạng rỡ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 công thức trị thâm mụn bằng nghệ tươi – hướng dẫn chi tiết
➤ Cách trị mụn sau sinh bằng mật ong
Mật ong dồi dào các axit amin, axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa nên có đặc tính kháng viêm, giảm sưng rất tốt. Không dừng lại ở đó, mật ong còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu và phục hồi những vùng tổn thương do mụn để lại. Do đó, đây cũng là nguyên liệu rất tốt cho da mụn và được nhiều chị em tin dùng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 muỗng mật ong nguyên chất
- Làm sạch da bằng nước ấm để giãn nở lỗ chân lông và thoa đều mật ong lên da
- Thực hiện massage thật nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 2 phút để dinh dưỡng của mật ong thẩm thấu vào da phát huy tác dụng.
- Để da nghỉ ngơi trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Để mang lại hiệu quả tốt hơn mẹ bỉm có thể sử dụng mật ong kết hợp với sữa chua không đường, nghệ nữa nhé!
➤ Cách trị mụn sau sinh bằng bột trà xanh
Trong trà xanh có chứa Vitamin E, chất catechin và đặc biệt là các chất diệp sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm và giảm sưng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong nguyên liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa cho da và đồng thời tái tạo da mới sáng khỏe. Do đó, các mẹ bỉm chớ có ngần ngại khi áp dụng công thức trị mụn bằng trà xanh dưới đây:
- Mẹ chuẩn bị 2 muỗng bột trà xanh và 1 muỗng mật ong nguyên chất.
- Trộn đều 2 loại nguyên liệu này nếu khô thì mẹ có thể thêm 1 chút nước để hỗn hợp sánh mịn hơn.
- Làm sạch da rồi đắp mặt nạ trà xanh lên da.
- Giữ mặt nạ khoảng 20 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
➤ Sử dụng nha đam để trị mụn cho mẹ bỉm
Trong nha đam có chứa rất nhiều loại Vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B cùng một số khoáng chất như magie, kẽm… có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và phục hồi những vùng da bị hư tổn thương do mụn.
Không chỉ vậy, các chất nhầy của nha đam còn giúp da se khít lỗ chân lông, từ đó giúp hạn chế các nốt mụn xuất hiện lại. Phần chất nhầy này còn giúp da đều màu và trắng mịn hơn.
Các mẹ bỉm hãy thử cách trị mụn bằng nha đam theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị 1 cành nha đam đem gọt vỏ và ngâm trong nước muối rồi rửa lại với nước sạch.
- Cho phần ruột nha đam với ít nước vào máy xay nhuyễn.
- Rửa mặt thật sạch rồi đắp nha đam lên da.
- Thực hiện massage nhẹ nhàng rồi để mặt nạ trên da 20 phút và rửa mặt lại với nước sạch.
➤ Sử dụng chanh để trị mụn sau sinh
Chanh nổi tiếng với hàm lượng Vitamin C, các chất axit ascorbic, phytoncides, Vitamin P, cùng một số chất chống oxy hóa,… Những hoạt chất này có tác dụng tiêu viêm và diệt vi khuẩn gây mụn cực kì tốt. Do đó, chanh thường xuất hiện trong các công thức trị mụn, thâm nám và tàn nhang.
Mẹ bỉm có thể áp dụng theo các bước dưới đây:
- Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 muỗng mật ong nguyên chất.
- Vắt lấy phần nước cốt chanh và trộn đều với 1 thìa mật ong.
- Vệ sinh da sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lên da và để trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
Ngoài ra, mẹ bỉm cũng có thể kết hợp sử dụng chanh với bột nghệ, lòng trắng trứng… và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần thì tình trạng mụn sẽ cải thiện nhanh chóng hơn.
Cần lưu ý gì khi trị mụn sau sinh?
Vì không để ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nên quá trình điều trị mụn của phụ nữ sau sinh thường mất nhiều thời gian hơn so với những người khác. Chính vì vậy, mẹ bỉm cần kiên trì thực hiện và lưu ý một số điểm dưới đây để hiệu quả mang lại là tốt nhất:
- Không sờ tay lên da, không tự ý nặn mụn vì hành động này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển mụn, gây viêm và để lại sẹo, thâm trên da.
- Mỗi ngày chỉ nên rửa mặt khoảng 2 lần vào buổi sáng mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Không rửa mặt quá nhiều và cũng không được chà xát mạnh lên da sẽ làm những nốt mụn bị tổn thương và dễ lây lan sang vùng da khác.
- Mẹ nên lựa chọn sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ.
- Không rửa mặt với nước quá nóng, có thể gây khô da và làm tổn thương da. Mẹ nên rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm nhẹ.
- Mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 2 lít nước cho cơ thể, có thể là nước lọc, nước ép trái cây và sữa để tránh tình trạng thiếu nước.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm và nên lựa chọn sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu để tránh gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm giàu protein, chất béo… để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp da khỏe mạnh. Không ăn các loại đồ ăn quá ngọt, quá mặn hoặc thức ăn cay nóng, thức ăn nhanh.
- Tẩy da chết và vùng cổ tuần 1 lần để loại bỏ sạch sâu tế bào chết, vi khuẩn trên da.
- Để tóc luôn sạch sẽ hạn chế vi khuẩn lây lan sang mặt gây mụn. Ngoài ra, mẹ cũng nên vệ sinh chăn, nệm, gối và các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da sạch sẽ để vi khuẩn không có cơ hội lây lan sang mặt, sinh sôi và phát triển.
- Luôn che chắn và sử dụng kem chống nắng cho da mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi những tác động bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi,…
- Hạn chế thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cho nội tiết tố bên trong cơ thể bình thường trở lại, khi đó những nốt mụn mới nhanh chóng biến mất.
Qua những chia sẻ trên đây về những cách trị mụn sau sinh, hy vọng rằng mẹ bỉm sẽ lựa chọn được cho mình cách điều trị mụn phù hợp và sớm lấy lại làn da sạch mụn, sạch thâm, và không tỳ vết.