Mách bạn 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh-gọn-lẹ tại nhà

Mụn mủ là tình trạng viêm nhiễm da khá phổ biến hiện nay. Trong đó mũi là vị trí dễ mọc mụn nhất vì tính chất vùng da này dễ tích tụ chất bẩn và bã nhờn, là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi mọc mụn mủ ở mũi, nhiều người vô cùng lo lắng vì không biết phải xử trí như thế nào để mụn nhanh xẹp và liền da. Trong bài viết này, hãy cùng Sahemul tìm hiểu 5 cách trị mụn nhanh, gọn mà bạn có thể áp dụng ngay nhé.

Mách bạn 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh-gọn-lẹ tại nhà 1

Nguyên nhân nào gây mụn mủ ở mũi?

Trước khi tìm hiểu về giải pháp, chúng ta cần biết qua những nguyên nhân nào khiến vùng mũi một ngày bỗng nhiên xuất hiện các “vị khách” không mời mà đến này. Theo đó, mụn mọc ở mũi thông thường đến từ những nguyên nhân sau:

Rối loạn nội tiết tố

Người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn trong cuộc đời của mình, từ dậy thì, bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con đến tiền mãn kinh, mãn kinh. Ở mỗi bước ngoặt quan trọng này, bạn phải trải qua quá trình trình thay đổi nội tiết tố với nhiều biến động hormone trong cơ thể. Sự rối loạn nội tiết tố kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Đặc biệt ở vùng mũi là nơi có lỗ chân lông to, vị trí này càng dễ mọc mụn hơn bao giờ hết.

Căng thẳng lâu ngày

Theo Tiến sĩ Zeichner (Bệnh viện Mount Sinai, New York), căng thẳng có thể thúc đẩy sự viêm nhiễm gây mụn trứng cá, mụn bọc hoặc dị ứng da. Khi cơ thể bị áp lực, mệt mỏi trong thời gian dài, quá trình thay đổi hormone diễn ra làm các tuyến dầu tăng sản sinh bã nhờn. Số bã nhờn này không được làm sạch và giải phóng kịp lúc sẽ tích tụ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn.

Căng thẳng lâu ngày 1
Căng thẳng lâu ngày là một trong những nguyên nhân khiến da mặt nổi mụn mủ

Không vệ sinh da đúng cách

Để lỗ chân lông thông thoáng và không bị tích tụ quá nhiều bã nhờn, bụi bẩn gây mụn, việc bạn vệ sinh da mặt mỗi ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, bạn có thể bị viêm lỗ chân lông làm xuất hiện mụn mủ. Không rửa mặt hoặc rửa mặt quá nhiều đều có thể là nguyên nhân gây nên mụn.

Như vậy, tần suất vệ sinh da mặt chỉ nên giới hạn vào 2 lần sáng tối mỗi ngày. Đặc biệt vào buổi tối, bên cạnh sử dụng sữa rửa mặt thì nàng nên dùng thêm tẩy trang để làn da được vệ sinh sạch sâu sau một ngày dài hoạt động.

Viêm tiền đình mũi

Tình trạng này xảy ra ở phần trước hốc mũi do bạn đeo khuyên hoặc ngoáy, hỉ mũi quá nhiều lần. Khi đó, vi khuẩn Staphylococcus hình thành làm xuất hiện các nốt sưng trắng, đỏ bên trong mũi. Kết quả, mụn mọc nhô lên trên mũi khiến bạn cảm thấy vô cùng tự ti vì mất thẩm mỹ.

Tìm hiểu: A-Z về mụn mủ

Có nên nặn mụn mủ ở mũi hay không?

Nhiều chuyên gia nhận định trên khuôn mặt mỗi người tồn tại vùng “tam giác tử thần” – Khu vực đặc biệt nguy hiểm mà bạn không bao giờ nên nặn mụn. Theo đó, “tam giác tử thần” là vùng mặt nối mũi với khóe miệng, đầu tam giác nằm trên sống mũi, góc tam giác bắt đầu hai bên khóe miệng kéo dài qua phần dưới môi trên.

Khu vực này có mối liên hệ chặt chẽ với não bộ. Vì vậy khi bị mụn mủ ở mũi, bạn không nên tự ý nặn hay tác động lực mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Cụ thể, ở mũi, xoang hang có động mạch cảnh lớn đưa máu đến não, tạo thành một kết nối liền mạch từ ngoài vào trong.

Trong trường hợp bạn nặn mụn và nhiễm trùng, các tổn thương này có thể lây lan từ da qua xoang, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng não, thậm chí lan qua đường máu ảnh hưởng toàn cơ thể.

Top 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh gọn lẹ tại nhà

Mụn mủ gây ra nhiều phiền toái cho bạn không chỉ về triệu chứng sưng đỏ, đau nhức mà còn tạo nên tâm lý e ngại trong giao tiếp. Kéo dài càng lâu, bản thân nàng càng lo lắng, tinh thần mệt mỏi khiến tình trạng mụn càng trầm trọng thêm. Chính vì vậy, bạn cần bỏ túi các phương pháp dưới đây để giảm nhanh tình trạng khó chịu này.

Uống thuốc trị mụn

Khi bác sĩ đánh giá tình trạng mụn mủ ở mũi bạn khá nặng và tái đi tái lại nhiều lần, giải pháp uống thuốc kháng sinh sẽ được khuyến cáo. Việc uống thuốc sẽ phát huy công dụng mạnh mẽ hơn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn từ bên trong, đồng thời hạn chế viêm đau.

Uống thuốc trị mụn 1
Ngoài thuốc bôi, mụn mủ ở mũi còn được trị bằng cách uống thuốc kháng sinh

Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh đường uống từ 7-10 ngày, trường hợp nặng lâu nhất cũng chỉ nên uống trong một tháng. Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn những loại thuốc có công dụng tương đương bên cạnh thuốc kháng sinh như:

  • Isotretinoin: Chiết xuất từ vitamin A và có tác dụng mạnh hơn retinoids. Nhược điểm của thuốc chính là hiệu quả không được nhìn thấy tức thì mà bạn phải đợi một vài tháng sau đó mới cảm nhận được.
  • Thuốc tránh thai: Giúp cân bằng nội tiết tố, kiểm soát quá trình tiết bã nhờn quá mức gây ra mụn. Hiện nay có 3 loại thuốc tránh thai được FDA phê duyệt trong điều trị mụn gồm: Estrostep, Ortho Tri-Cyclen và YAZ.
  • Nhóm thuốc Tetracyclin (Limecycline, Doxycyclin, Minocyclin) cũng thường được chỉ định để điều trị mụn trứng cá, mụn mủ. Tuy nhiên thuốc thường không được chỉ định cho trẻ em dưới 10 tuổi vì có thể gây vàng răng.

Sử dụng Sahemul

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bạn giải quyết tình trạng mụn mủ ở mũi. Thế nhưng việc mất nhiều thời gian, công sức thực hiện trong khi hiệu quả không được kiểm soát khiến bạn không đủ kiên nhẫn trong khi chờ đợi. Trở thành “vị cứu tinh” giúp nàng gác lại tất cả nỗi lo trên, Sahemul mang đến giải pháp giảm mụn, ngừa thâm hiệu quả chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.

Sử dụng Sahemul 1

Đạt được hiệu quả này vì sản phẩm sở hữu 4 hoạt chất ưu việt được nghiên cứu kết hợp lại với nhau theo công thức độc quyền phát huy tối đa công dụng từng hợp chất.

  • Sepicontrol A5 mang lại tác dụng vượt trội trong tiêu diệt khuẩn mụn trứng cá P.Acnes, chống viêm, đồng thời ức chế quá trình bài tiết bã nhờn trên da.
  • AHA loại bỏ các tế bào sừng già trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông, tái tạo vẻ ngoài tươi sáng, căng mịn như mơ.
  • BHA có tác dụng tương tự AHA nhưng sở hữu khả năng xâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông để quét sạch lớp tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn còn sót lại. Bên cạnh đó, tinh chất này còn mang đặc tính kháng khuẩn giúp se cồi mụn nhanh hơn.
  • Kojic Dipalmitate là giải pháp trọn vẹn kết thúc quá trình điều trị mụn khi mang hiệu quả ức chế quá trình tổng hợp sắc tố melanin, giúp da chống lại tình trạng nám, thâm sau mụn.

Đọc thêm: Review thực tế về kem ngừa mụn Sahemul

Chườm đá lạnh

Chườm đá là phương pháp đơn giản bất kỳ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm cho các nốt mụn giảm sưng, giảm đau giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, đá lạnh còn có thể se khít lỗ chân lông để hạn chế tình trạng tích tụ bụi bẩn, bã nhờn trên mũi.

Chườm đá lạnh 1
Đá lạnh có thể làm tình trạng viêm sưng của mụn trở nên nhẹ đi

Khi thực hiện phương pháp này, bạn nên cho đá lạnh vào khăn để giảm việc tiếp xúc trực tiếp có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng. Lưu ý cả khăn và đá đều phải thật sạch để không vô tình mang vi khuẩn lên da. Mỗi ngày bạn thực hiện chườm đá lên vùng mũi bị mụn đến khi đá tan, lặp lại từ 2-3 lần để nhanh chóng đạt được hiệu quả bớt sưng, giảm đau.

Thoa nước cốt chanh

Chanh giàu vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic có tác dụng giảm sưng, viêm, đỏ ở những nốt mụn mủ mọc ở mũi. Không những vậy, tinh chất này còn giúp làm liền da và se khít lỗ chân lông hiệu quả. Bên cạnh vitamin C, chanh cung cấp thêm cho vùng da mụn một lượng nhỏ phytoncides với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn mụn nhằm tránh tình trạng mọc mụn trở lại.

Thoa nước cốt chanh 1
Thoa nước cốt chanh tại vị trí nốt mụn để giảm sưng, viêm, đỏ

Để thực hiện giảm mụn mủ ở mũi tại nhà bằng nước cốt chanh, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Làm sạch da qua nước ấm để lỗ chân lông được giãn nở
  • Chấm bông mềm vào nước cốt chanh, bôi lên vùng mụn mủ sưng đỏ
  • Đợi 15-20 phút rồi rửa mặt sạch qua nước lạnh để giúp da giữ lại độ ẩm tự nhiên và hạn chế chảy xệ
  • Lặp lại từ 1-3 lần trong tuần để cảm nhận hiệu quả.

☛ Xem thêm: Check nhanh 8 nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má

Đắp mặt với nha đam

Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Vì vậy khi gặp phải tình trạng nổi mụn trên da, bạn có thể sử dụng loại nguyên liệu lành tính này để giảm sưng và phục hồi làn da toàn diện. Có hai cách để bạn sử dụng nha đam giảm sưng mụn:

Đắp mặt với nha đam 1
Nha đam có khả năng làm tiêu viêm, giảm đau nhức và làm mụn nhanh xẹp
  • Ép nha đam thành nước rồi sử dụng thoa lên vùng da mụn trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt lại qua nước lạnh.
  • Cạo lấy thịt nha đam tươi thoa đều lên mũi. Tương tự đợi qua đêm đến ngày hôm sau dùng nước làm sạch lại da mặt.

Dùng nước ép hành tây

Hành tây chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất cần thiết để da mụn phục hồi và tái tạo toàn diện như vitamin C, kali, chất chống viêm, chống oxy hóa,… Với tính phổ biến và sẵn có trong gian bếp nhà bạn, hành tây sẽ là lựa chọn nhanh chóng, hiệu quả cho những ai đang gặp phải tình trạng mụn mủ ở mũi.

Dùng nước ép hành tây 1
Mặt nạ hành tây cũng la lựa chọn lý tưởng để trị mụn mủ ở mũi

Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể làm theo hướng dẫn:

  • Bóc vỏ hành tây rồi rửa sạch
  • Cho hành vào máy xay lấy nước cốt
  • Bôi trực tiếp nước cốt hành lên vùng mũi bị mụn
  • Lặp lại từ 2-3 ngày để cảm nhận hiệu quả

Đắp nghệ tươi

Nghệ từ xưa đến nay vốn nổi tiếng là nguyên liệu dưỡng da cực tốt khi sở hữu đặc tính sát khuẩn, khử trùng và kháng viêm hiệu quả. Với mụn mủ, nghệ không chỉ phát huy công dụng tiêu diệt vi khuẩn mụn mà còn thúc đẩy nhanh quá trình làm khô cồi mụn, tái tạo da nhanh hồi phục.

Đắp nghệ tươi 1
Nghệ có tính sát khuẩn, khử trùng giúp giảm mụn hiệu quả

Nàng có thể sử dụng nghệ tươi, tinh bột nghệ hoặc nước cốt nghệ để trị mụn. Tuy nhiên cần lưu ý tránh dùng loại nghệ chưa xay nhuyễn vì có lẫn hạt to dễ gây tổn thương da mặt. Để thực hiện giảm mụn mủ ở mũi bằng nghệ, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Rửa mặt sạch qua nước ấm và thấm khô
  • Hòa tan 4 muỗng tinh bột nghệ cùng 2 muỗng nước ấm
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng da mụn
  • Sau 20 phút rửa mặt lại qua nước lạnh để làm sạch

Tham khảo thêm: Cách làm vết thâm mụn nhanh mờ bằng nghệ vàng

Ngăn ngừa mụn trứng cá ở mũi bằng cách nào?

Duy trì thói quen chăm sóc da là chìa khóa giúp bạn loại bỏ dầu thừa, bã nhờn, giữ da luôn sạch khỏe để phòng ngừa tình trạng mụn mọc ở mũi. Để thực hiện, nàng đừng quên lưu ý một số điều sau:

  • Rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày bằng sản phẩm dịu nhẹ, không kích ứng
  • Thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi nguy cơ hình thành nếp nhăn, thâm sạm và ung thư da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để ức chế tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sinh nhiều dầu gây mụn.
  • Đắp mặt nạ đất sét từ 1-2 lần/ tuần để giúp lỗ chân lông thông thoáng.
  • Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để làn da có thời gian phục hồi.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất,… Hạn chế thức ăn cay, nóng, dầu mỡ, xem chi tiết 18 thực phẩm mát gan hết mụn

Với những phương pháp được Sahemul chia sẻ bên trên, hi vọng bạn đã có được cho mình lựa chọn thích hợp để giải quyết triệt để những “vị khách không mời” bỗng nhiên xuất hiện trên mũi. Bên cạnh những cách tác động trực tiếp lên da và nốt mụn, đừng quên duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau củ quả để làn da thật sự khỏe mạnh bên trong, từ đó không còn nỗi lo mụn mủ ở mũi tái lại.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.huffpost.com/entry/stress-affects-skin_l_5c991662e4b0a6329e1a0996
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4554394/

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...