Check nhanh 8 nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má

Mụn mủ sưng to ở má khiến tổng thể gương mặt bạn trở nên mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân nào khiến những nốt mụn xấu xí không mời mà đến? Làm thế nào để trị mụn mủ thật hiệu quả mà không để lại sẹo? Đừng lo lắng vì Sahemul sẽ cùng bạn tìm hiểu top 5 nguyên nhân gây mụn mủ ở má và giải pháp phục hồi da nhanh chóng nhé.

Check nhanh 8 nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má 1

Mụn mủ ở má có thể được nhận diện bằng những nốt sưng đỏ trên da, đầu mụn trắng hoặc vàng, bên trong chứa nhiều dịch mủ bao gồm vi khuẩn, tế bào da chết, dầu nhờn. Tuy trông giống như mụn nhọt nhưng mụn mủ phát triển với kích thước lớn và dễ bị kích ứng hơn.

Nguyên nhân gây mụn mủ ở má

Mụn mủ mọc tại vị trí hai bên má là nơi dễ nhìn thấy nhất vì kích thước mụn khá to. Hơn nữa, tình trạng sưng đỏ càng khiến bạn cảm thấy mất tự tin vì làn da thiếu thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào hình thành nên những nốt mụn đáng ghét này?

Thay đổi hormone

Hiện tượng thay đổi nội tiết tố của cơ thể là điều không thể tránh khỏi trong vòng đời mỗi người. Trong đó, lượng hormone giới tính androgen trong bạn được giải phóng bởi tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng.

Khi nội tiết tố bị rối loạn, androgen kích thích tuyến bã nhờn dưới da tăng hoạt động. Điều này kéo theo lượng bã nhờn dư thừa được sản sinh quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi để khuẩn mụn sinh sôi và phát triển.

Thay đổi hormone 1
Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến cho mụn mủ mọc nhiều ở má

Sự rối loạn hormone không chỉ xuất hiện khi bạn bước vào giai đoạn dậy thì mà còn kéo dài ở cả phụ nữ trưởng thành. Nguyên nhân khiến phái đẹp phải đối diện nhiều nhất với nguy cơ thay đổi nội tiết tố sinh ra mụn chính là các yếu tố: Kinh nguyệt mỗi tháng, căng thẳng vì công việc, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh,…

Thông thường nếu mụn mủ mọc ở má vì nguyên nhân rối loạn nội tiết tố, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng androgen hoặc thuốc tránh thai để cân bằng lại mức độ androgen trong bạn. Tuy phương pháp này mang đến hiệu quả nhất định và được nhiều người áp dụng nhưng không thể giúp da loại bỏ mụn triệt để. Vì vậy khi thực hiện bạn cần kết hợp thêm cùng các phương pháp khác.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiết lộ cách trị mụn nội tiết tận gốc, hiệu quả

Da dị ứng với mỹ phẩm

Mỹ phẩm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vùng da quanh má mọc mụn mủ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm đa dạng với nhiều thành phần, công dụng khác nhau để bạn lựa chọn. Điều này vô tình cũng gây ra những khó khăn nếu bạn không biết xác định tính chất da mình, từ đó sử dụng sản phẩm không phù hợp dẫn đến mọc mụn.

Nổi mụn vì dị ứng với mỹ phẩm là phản ứng tự nhiên của da trước các tác nhân lạ gây kích thích. Thông thường, những triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 1-2 ngày dùng mỹ phẩm. Đối với làn da nhạy cảm, tình trạng dị ứng càng diễn tiến nhanh hơn khi bạn có thể cảm nhận được cơn ngứa rát, nổi sần đỏ chỉ sau vài phút bôi sản phẩm lên mặt.

Vệ sinh da mặt không sạch sẽ

Tương tự như cơ thể sau một ngày dài cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, da mặt cũng vậy. Thậm chí việc vệ sinh da càng trở nên cần thiết và cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn vì đây là vị trí tiếp xúc nhiều với khói bụi từ môi trường, ánh nắng và mỹ phẩm trang điểm mỗi ngày.

Vệ sinh da mặt không sạch sẽ 1
Không chú trọng vệ sinh da mặt cũng có thể là nguyên nhân khiến da bạn xấu đi

Nếu không rửa mặt sạch, các chất gây hại từ môi trường cùng bã nhờn, tế bào chết trên da không được giải phóng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để mụn mủ hình thành và phát triển. Không những vậy, nếu để lâu ngày, làn da bạn sẽ không còn giữ được vẻ đẹp láng mịn mà trở nên thô ráp, sần sùi.

Để khắc phục tình trạng mụn mủ hình thành do da mặt không được vệ sinh sạch sẽ, bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày, không quên kết hợp cùng nước tẩy trang để làn da thật sự sạch sâu, lỗ chân lông có nhiều thời gian hơn để “thở”.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Skin care trị thâm mụn: 5 bước cần nhớ để đạt hiệu quả tối đa

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày chỉ toàn đồ cay, nóng, chiên, xào nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến làn da bạn không thể đạt được vẻ đẹp mịn màng như ý. Những chất kích thích, cay nóng từ thức ăn khiến gan và thận phải hoạt động liên tục để đào thải, thanh lọc.

Việc tăng năng suất trong thời gian dài khiến hai bộ phận này không tránh khỏi quá tải và suy yếu. Từ đó, quá trình thải độc không được diễn ra như thông thường, độc tố tích tụ càng nhiều biểu hiện thành các nốt mụn mủ trên da mặt. Khi đó, không những cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, thiếu năng lượng mà làn da cũng không còn tươi sáng như xưa.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc

Thức khuya là một trong những yếu tố không những khiến sức khỏe suy giảm mà còn làm cho làn da trở nên sần sùi, dễ nổi mụn. Nguyên nhân là khi thức muộn, quá trình tái tạo bị ức chế khiến làn da không có thời gian phục hồi. Cụ thể, thiếu ngủ làm ức chế hormone melatonin – chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể. Loại chất này có công dụng loại bỏ tổn thương trên da và tái tạo làn da mịn màng hơn, vì vậy khi chúng không được sản sinh đủ sẽ khiến da sần sùi, nổi mụn.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc 1
Thức khuya khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến da nổi mụn

Bên cạnh đó, nếu bạn ngủ sau 12 giờ đêm, cơ thể vô tình bỏ lỡ khung giờ vàng để gan hoạt động đào thải chất độc và làm mới huyết dịch. Từ đó dẫn đến việc các độc tố vốn là tác nhân gây mụn không thể được loại bỏ, làm xuất hiện mụn mủ trên da.

Lý giải ở một khía cạnh khác, việc thức khuya sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Khi đó, cơ chế tự bảo vệ sẽ được kích hoạt để cân bằng lại sinh lý bằng cách tiết ra lượng lớn cortisol (hormone chống stress). Chất này làm tăng tốc độ oxy hóa acid béo tự do ở tế bào, quá trình này mang tác dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể nhưng cũng vô tình khiến tuyến bã nhờn phát triển nhiều hơn.

☛ Tham khảo thêm tại: Thức đêm da xấu phải làm sao? 7 điều cần nhớ để da đẹp

Áp mặt điện thoại vào má

Trên bề mặt điện thoại chúng ta sử dụng hằng ngày chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại mà mắt thường không thể nào nhìn thấy được. Vì vậy khi bạn nghe điện thoại thường xuyên, việc để màn hình tiếp xúc vào má sẽ tạo điều kiện để lượng lớn vi khuẩn có cơ hội tấn công. Điều này phần nào lý giải vì sao vùng da hai bên má của bạn thường xuyên bị “đe dọa” bởi các nốt mụn mủ không mời mà đến.

Tiếp xúc chăn, gối, khăn bẩn

Chăn, ga, gối là những vật dụng bạn phải tiếp xúc mỗi ngày. Sau một thời gian dài, chúng sẽ bị bẩn dưới tác dụng của mồ hôi, bụi,… Khi bạn ngủ hoặc áp mặt mình lên đó, các vi khuẩn trực tiếp chạm vào má làm phát sinh các đốm mụn mủ. Đôi khi, chúng ta chỉ mải mê tìm kiếm các nguyên nhân bên ngoài mà quên mất việc vệ sinh chăn, ga, gối. Vì vậy, mụn mủ cứ mãi không lành, làn da tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng.

Tiếp xúc chăn, gối, khăn bẩn 1
Chăn gối là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây nổi mụn trên da

Bên cạnh những vật dụng quen thuộc trên giường ngủ có thể là nguyên nhân khiến da bạn nổi mụn, khăn mặt cũng là một trong các yếu tố nguy cơ. Hầu hết chúng ta đều có thói quen sử dụng xong treo lại trên thanh treo của phòng tắm. Điều này vô tình “tiếp tay” cho vi khuẩn sinh sôi. Sau khi rửa mặt, lỗ chân lông trên da bạn mở ra, nếu không may sử dụng khăn chứa nhiều vi khuẩn để lau thì những tổn thương trên má sẽ ngày càng trầm trọng thêm.

Chức năng gan, phổi gặp bất thường

Mụn xuất hiện ở má phải cho thấy chức năng của phổi đang gặp vấn đề. Thông thường khi cơ thể bạn có hiện tượng nghẹt mũi, cảm, ho, đau họng, má bên phải sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ sưng viêm. Đó là phản ứng của cơ thể cảnh báo sức khỏe đang cần được chăm sóc phục hồi.

Ngược lại, mụn mọc ở má phải lại là một thông điệp hoàn toàn khác cho sức khỏe. Chúng cảnh báo chức năng gan mật không hoạt động tốt, dịch mật tiết ra không đủ nhiều. Trong trường hợp mụn thường xuyên mọc ở vị trí này và không hết, bạn cần đi khám sức khỏe vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy mật kết sỏi hoặc túi mật bị nhiễm trùng.

Phương pháp giảm mụn mủ ở má

Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng bôi

Uống thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp mang tác động trực tiếp có thể giúp bạn giảm mụn hiệu quả. Tuy nhiên số lượng thuốc và cách thức uống phải được bác sĩ da liễu kê đơn, nàng không nên tự ý mua về sử dụng.

Một số tên thuốc phổ biến thường được dùng như Tetracycline, Minocycline, Clindamycin,… Trong đó Tetracycline được sử dụng trong trường hợp da bạn bị nhiễm khuẩn nặng, cần được giảm viêm, diệt khuẩn và kiểm soát tuyến bã nhờn. Minocycline cũng mang đến hiệu quả tương tự với công dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Clindamycin giảm sưng và làm chậm sự nhân lên của khuẩn mụn.

Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng bôi 1
Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống là một trong những cách trị mụn nhanh chóng

Một trong những thuốc kháng sinh dạng bôi được sử dụng phổ biến là Erythromycin. Erythromycin mang lại tác dụng tốt trong trị mụn mủ, ngăn ngừa mụn mới và chữa lành vùng viêm xung quanh mụn.

Một vài trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng Dapsone để bôi lên da qua đêm. Đây là loại thuốc thường được dùng cho trường hợp bị mụn nặng. Tuy nhiên, dù là thuốc dạng uống hay dạng bôi thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế dị ứng trên da.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 9 thành phần trị thâm mụn hiệu quả – Bạn đã biết chưa?

Mẹo trị mụn mủ ở má đơn giản ngay tại nhà

Trị mụn bằng tỏi

Tỏi chứa nhiều Diallyl Sulfide, Allicin và Ajoene giúp bạn kháng khuẩn, chống viêm ở vùng da đang bị mụn mủ. Để thực hiện, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Đập dập hoặc băm nhỏ tỏi
  • Rửa mặt thật sạch rồi đắp tỏi lên vùng da mụn
  • Đợi khoảng 1-3 phút rồi rửa mặt lại qua nước

Trị mụn bằng nghệ, mật ong

Nghệ chứa Curcumin mang tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn mụn. Kết hợp nguyên liệu này cùng mật ong, bạn sẽ có được bộ đôi phục hồi và dưỡng da hiệu quả. Để thực hiện mặt nạ mật ong và nghệ trị mụn mủ, nàng làm theo hướng dẫn bên dưới:

  • Trộn đều mật ong cùng bột nghệ trong chén nhỏ
  • Rửa mặt sạch, đắp hỗn hợp lên da trong 15-20 phút
  • Rửa mặt lại qua nước lạnh và lặp lại 2-3 lần mỗi tuần
Mẹo trị mụn mủ ở má đơn giản ngay tại nhà 1
Dùng nghệ và mật ong đắp lên nốt mụn là một trong những giải pháp kháng khuẩn hiệu quả

Trị mụn mủ bằng hành tây

Hành tây chứa nhiều selen, vitamin C, quercetin, chất chống oxy hóa và có tính kháng viêm cao giúp bạn giải quyết nỗi lo mụn mủ hiệu quả. Để thực hiện, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:

  • Ép nửa củ hành tây và lọc lấy nước cốt
  • Bôi trực tiếp nước hành lên vùng da mọc mụn mủ
  • Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy mụn mủ có chuyển biến nhanh chóng khô đi.

Lưu ý gì khi chăm sóc da mụn mủ?

Làn da mụn khó chiều sẽ dễ bị thâm, viêm, sẹo khó phục hồi nếu như bạn không biết cách chăm sóc. Vì thế, đừng quên ghi nhớ những lưu ý bên dưới để da được bảo vệ và phục hồi nhanh bạn nhé.

  • Không nên tự ý nặn, bóp mụn vì khi đó da phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, không những vậy nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo cũng tăng lên.
  • Không nên dùng kem đánh răng bôi lên vết mụn mủ vì flo và chất làm trắng trong sản phẩm có thể khiến da kích ứng làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn.
  • Sử dụng sữa rửa mặt 2 lần vào sáng và tối.
  • Nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút để bảo vệ da khỏi tác hại từ tia cực tím.
  • Nên ăn nhiều trái cây, rau củ có tính mát như dưa leo, cà rốt, mồng tơi, rau má, khổ qua,…
  • Vệ sinh vỏ gối, mền, khăn mặt thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn.

Sahemul – Giải pháp nhanh chóng giảm mụn mủ ở má

Sahemul là bạn đồng hành đáng tin cậy cho những ai đang gặp phải tình trạng mụn mủ ở má gây mất thẩm mỹ. Công dụng của sản phẩm có thể được cảm nhận chỉ sau 1-2 ngày sử dụng, khi đó các loại mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ sẽ xẹp xuống, đẩy nhanh tiến độ phục hồi trả lại bạn làn da mềm mại và săn chắc.

Sahemul - Giải pháp nhanh chóng giảm mụn mủ ở má 1

Đạt được hiệu quả này vì thành phần sản phẩm có chứa nhiều hoạt chất nổi bật được kết hợp với nhau theo công thức riêng tạo nên chất lượng sản phẩm giảm mụn, ngừa thâm như mong đợi.

  • Sepicontrol A5 được nhập khẩu từ Pháp có tác dụng vừa diệt khuẩn, chống viêm vừa ức chế quá trình tăng bài tiết bã nhờn trên da. Đây đồng thời được xem là dưỡng chất khắc tinh của các chủng vi khuẩn gây mụn như P.acnes, tụ cầu da Staphylococcus Epidermidis,…
  • AHA giúp loại bỏ các tế bào sừng già nua trên da, hỗ trợ làm thông thoáng lỗ chân lông và giúp da sáng màu hơn.
  • BHA mang công dụng tương tự AHA nhưng mang hiệu quả thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông để làm sạch sợi bã nhờn cùng cặn mỹ phẩm, bụi bẩn còn sót lại. Bên cạnh đó, đây còn là chất kháng viêm giúp se cồi mụn nhanh hơn.
  • Kojic Dipalmitate có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hắc tố melamin để chống lại tình trạng nám, thâm sau mụn. Đặc biệt, Kojic Axit kết hợp cùng Glycolic Axit cho tác dụng tương tự Hydroquinone giúp cải thiện đến 58% tình trạng tăng sắc tố.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.

Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY

Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má, Sahemul hi vọng đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin hữu ích để tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả. Từ những nguyên nhân này, bạn cũng có thể lưu ý hơn trong chế độ sinh hoạt hằng ngày để phòng mụn mủ xuất hiện trở lại.

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...