Xử lý mụn bọc ở mũi thế nào để không gây sẹo?
Mụn bọc là một trong những loại mụn cứng đầu và mang tính phức tạp trong điều trị vì nếu thực hiện sai cách, bạn có thể để lại thâm sẹo trên da. Đặc biệt, mụn bọc ở mũi càng tăng lên sự khó chịu bởi chúng thường gây đau nhức và mất thẩm mỹ. Trong bài viết này, hãy cùng Sahemul “thổi bay nỗi lo” với những cách xử lý mụn đơn giản nhưng rất an toàn, không để lại sẹo.
Mục lục
Cách xử lý mụn bọc ở mũi an toàn, không gây sẹo
Điều trị y tế bằng thuốc (dạng bôi và dạng uống)
Điều trị bằng thuốc dạng bôi
Clindamycin thường được sản xuất trong các mỹ phẩm chăm sóc da ở dạng gel, bọt, kem (lotion), dung dịch (chất lỏng) và miếng dán. Thuốc có công dụng ức chế vi khuẩn mụn hoạt động, đồng thời ngăn ngừa protein của vi khuẩn hình thành. Bên cạnh hiệu quả giảm mụn bọc, Clindamycin còn giúp da giảm dầu nhờn và duy trì độ ẩm.
Bên cạnh Clindamycin thường được bác sĩ chỉ định khi da bạn gặp phải tình trạng viêm mụn trầm trọng, nếu ở trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng nhóm thuốc Retinoid, Benzoyl Peroxide và Acid Azelaic. Đây là những thuốc bôi không chứa kháng sinh như Clindamycin, Erythromycin hay Dapsone.
Chất khử trùng Benzoyl Peroxide ở nồng độ tương đối thấp có thể tiêu diệt vi khuẩn P.acnes nhờ tác động giảm acid béo tự do tồn tại trong nang tuyến bã. Không những vậy, hoạt chất này còn giúp da loại bỏ tế bào chết và lớp sừng tổn thương trở nên chai cứng, thô ráp trên da. Tuy nhiên, Benzoyl Peroxide vẫn có nhược điểm đó là dễ khiến da bắt nắng. Vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc ánh nắng trong quá trình điều trị.
Về nhóm thuốc Retinoid, đây là loại thuốc bôi tại chỗ với nguồn gốc từ vitamin A. Hiệu quả Retinoid mang lại không những giúp da giảm tiết bã nhờn mà còn ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm. Bên cạnh Retinoid, Acid Azelaic dưới dạng bọt, gel, kem cũng được sử dụng phổ biến với khả năng ức chế quá trình sản xuất keratin – Một chất tự nhiên có thể khiến mụn tiến triển nặng thêm.
Điều trị bằng thuốc dạng uống
Tetracycline là thuốc kháng sinh điều trị mụn bọc rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn nặng, mang đến hiệu quả giảm viêm, diệt khuẩn trên bề mặt da. Nhờ khả năng kiểm soát số lượng vi khuẩn, thuốc giúp da kiểm soát được tình trạng viêm tuyến bã nhờn, từ đó dần dần khôi phục trạng thái khỏe mạnh.
Bên cạnh Tetracycline, Isotretinoin cũng là loại thuốc được biết đến nhiều trong điều trị mụn (từ dạng nhẹ như mụn trứng cá đến dạng nặng như mụn bọc, sưng mủ). Thuốc được làm từ vitamin A nhưng có hoạt tính mạnh hơn nhiều so với Retinoid. Tuy nhiên, khi điều trị bằng Isotretinoin bạn cần kiên trì trong vài tháng mới đạt được hiệu quả rõ ràng trên da. Vì vậy đây được xem là cách xử lý mụn lâu dài đòi hỏi sự kiên trì.
Ngoài Tetracycline, Isotretinoin, một số loại thuốc kháng cũng thường được sử dụng trong điều trị mụn bọc là Minocycline và Clindamycin. Hai loại thuốc này mang đến công dụng chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm sưng.
Khi điều trị mụn bọc ở mũi bằng thuốc kháng sinh dạng uống, bạn cần tuân thủ theo đúng toa thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý mua về sử dụng. Trong quá trình điều trị, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như phát ban, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt,… Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng thuốc và nên uống trong thời gian ngắn nhất có thể để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tìm hiểu những kháng sinh trị mụn trứng cá thường dùng
Trị mụn bọc ở mũi bằng mẹo tại nhà
Mặt nạ mật ong
Mật ong từ lâu đã được các tín đồ làm đẹp biết đến là “mỹ phẩm thiên nhiên” có tác dụng điều trị mụn, dưỡng da sáng đẹp. Thành phần mật ong chứa amino acid và vitamin giúp làm sạch lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ức chế sự phát triển của chúng. Bên cạnh đó, với khả năng thẩm thấu nhanh, mật ong còn cung cấp cho da độ ẩm cần thiết, tái tạo và phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Để xử lý những nốt mụn bọc đáng ghét ở mũi bằng mật ong, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Trộn 2 muỗng cà phê mật ong cùng vài giọt nước cốt chanh.
- Khuấy đều, thoa hỗn hợp lên vùng da cần điều trị.
- Để da nghỉ trong 10 phút rồi rửa lại thật sạch qua nước lạnh.
Mặt nạ lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa thành phần Acid Salicylic giúp da nhanh chóng loại bỏ và ngăn ngừa hiệu quả các loại mụn: Mụn trứng cá, mụn cám, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm,… Bên cạnh Acid Salicylic, loại thảo dược thiên nhiên này còn cung cấp cho da hoạt chất Menthol có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Nhờ vậy, tình trạng mụn sưng đỏ, đau nhức tại vị trí mũi có thể nhanh chóng giảm dần và không còn nữa.
Cách xử lý mụn bọc tại nhà bằng lá bạc hà vô cùng đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch một nắm lá bạc hà tươi rồi đem xay nhuyễn.
- Đắp hỗn hợp vừa xay lên vùng da cần điều trị.
- Để da nghỉ trong 15 phút rồi rửa mặt bằng nước lạnh.
Thoa dầu dừa
Dầu dừa chứa gần như hoàn toàn các acid béo chuỗi trung bình hay còn gọi là MCFAs. Một trong những MCFAs nổi tiếng trong điều trị mụn là Acid Lauric, chiếm đến 50% trong thành phần dầu dừa. Trong nhiều nghiên cứu được tiến hành, Acid Lauric được chứng nhận có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P.acnes tốt hơn cả Benzoyl Peroxide. Bên cạnh đó, Acid Lauric cũng cho thấy khả năng chống lại viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.
Sau khi điều trị mụn, làn da có thể bị tổn thương và để lại thâm sẹo. Vì vậy việc giữ cho da luôn được cấp ẩm là yếu tố quan trọng để chống lại nhiễm trùng, hồi phục tổn thương. Khi đó, việc thoa dầu dừa lên da sẽ đồng thời giúp bạn khắc phục tình trạng da khô khi đang trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn mụn.
Điều trị mụn bọc ở mũi bằng dầu dừa rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng da mũi bị mụn. Đợi trong 15 phút để dưỡng chất thấm đều, bạn rửa mặt thật sạch với nước lạnh là hoàn thành. Với phương pháp này, bạn có thể tiết kiệm thời gian đáng kể trong điều trị mụn.
Thoa tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà chứa Terpinen-4-o, cùng với hoạt chất α-pinene và α-terpineol có khả năng tiêu diệt khuẩn mụn S.aureus, S.epidermidis, P.acnes,… Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu còn chứng minh tinh dầu tràm trà có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá. Hiệu quả tinh chất này mang lại tương tự như Benzoyl Peroxide nhưng hạn chế kích ứng hơn.
Để điều trị mụn bọc ở mũi bằng tinh dầu tràm trà, bạn nên tẩy trang, rửa mặt thật sạch rồi dùng tăm bông chấm tinh dầu thoa lên nốt mụn. Trong lần đầu thực hiện, bạn chỉ nên chấm 1 lần/ ngày vào ban đêm. Đối với một số người có da nhạy cảm, hiện tượng châm chích nhẹ có thể xuất hiện. Tuy nhiên đây được xem là phản ứng thông thường và sẽ hết sau vài phút.
Nếu da bạn hoàn toàn tương thích với phương pháp này, bạn có thể chấm mụn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối. Đặc biệt không dùng quá 3 lần/ ngày để tránh khiến da kích ứng, bỏng rát. Trong trường hợp nếu kích ứng kéo dài ngay từ lần dùng đầu tiên, bạn nên rửa mặt sạch với nước và ngưng thực hiện phương pháp này.
Chườm da bằng đá lạnh
Một trong những phương pháp giúp xử lý mụn nhanh, đơn giản ngay tại nhà mà bạn có thể thực hiện bất cứ khi nào đó là dùng đá lạnh. Một số chuyên gia đánh giá, độ lạnh của đá khi trực tiếp tiếp xúc với làn da sẽ khiến cho các tế bào thu nhỏ lại, từ đó giảm bớt tình trạng viêm sưng.
Để thực hiện phương pháp này, bạn cần chuẩn bị một khăn sạch cùng 1-2 viên đá lạnh. Tiếp theo, rửa mặt sạch, dùng khăn bọc đá rồi chườm trực tiếp lên vùng da mũi bị mụn. Đợi đến khi đá tan hết, bạn rửa mặt lại lần nữa bằng sữa rửa mặt hoặc nước ấm. Với phương pháp chườm đá, bạn có thể thực hiện mỗi ngày hoặc cách ngày.
☛ Đọc chi tiết: 10 cách làm xẹp mụn bọc tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Những lưu ý khi trị mụn bọc ở mũi
Bên cạnh việc tìm kiếm và áp dụng các phương pháp điều trị mụn bọc phù hợp với làn da, bạn còn cần ghi nhớ một số điều sau để đẩy nhanh quá trình phục hồi, đồng thời không để tình trạng mụn thêm trầm trọng.
- Vệ sinh da mặt mỗi ngày, hạn chế dùng những sản phẩm chứa chất tẩy mạnh để tránh làm mòn và tổn thương da.
- Không đưa tay sờ mụn, không tự ý nặn mụn để tránh mang vi khuẩn từ tay sang da mặt khiến mụn viêm sưng nặng hơn.
- Hạn chế trang điểm tại vùng da bị mụn bọc, để da thư giãn và phục hồi trong quá trình này.
- Có thể xông da bằng một số nguyên liệu thiên nhiên như rau má, sả, tía tô, gừng,… để mở lỗ chân lông, lọc sạch bã nhờn.
☛ Đọc chi tiết: Mụn trứng cá thành sẹo lồi xử lý thế nào?
Làm thế nào để phòng ngừa mọc mụn bọc ở mũi?
Mụn bọc mọc ở mũi không những khiến bạn trở nên kém tự tin khi ra ngoài mà còn gây nhiều đau nhức nếu vô tình tác động đến. Vì vậy sau khi điều trị xong, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh mụn xuất hiện trở lại.
- Duy trì thói quen giữ cho làn da luôn sạch sẽ bằng việc tẩy trang, sử dụng sữa rửa mặt trước khi ngủ để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn ra khỏi lỗ chân lông.
- Không dùng mỹ phẩm có gốc dầu để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Thay vào đó, nên ưu tiên sản phẩm có gốc nước.
- Tránh tẩy tế bào chết mỗi ngày vì khi thực hiện quá nhiều, da bị kích thích sản xuất bã nhờn dư thừa khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.
- Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia cực tím.
- Uống nhiều nước để làn da luôn được cấp ẩm, tươi tắn và hạn chế sản xuất bã nhờn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả, ít carbohydrate.
- Không tự ý nặn mụn. Việc nặn mụn không đúng cách có thể gây nhiễm trùng lỗ chân lông, phá vỡ hàng rào bảo vệ da và hình thành thâm sẹo trên mặt.
Với những giải pháp được Sahemul gợi ý trên đây, hi vọng bạn đã tìm được cho mình phương pháp phù hợp để xử lý mụn bọc an toàn mà không để lại thâm sẹo. Song song với việc áp dụng các cách này, bạn nên kết hợp ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, giữ tinh thần thoải mái và ngủ đủ giấc để quá trình phục hồi da được thúc đẩy nhanh hơn.
☛ Tìm hiểu thêm Mụn bọc bị chai: Tất tần tật những thông tin bạn cần biết
Sahemul – “Đánh bay” viêm mụn, da xinh sáng khỏe
Bên cạnh các phương pháp từ thiên nhiên đòi hỏi sự kiên trì và tốn nhiều công sức thực hiện, bạn có thể sử dụng kem giảm thâm, ngừa mụn Sahemul để mang đến tác dụng rõ rệt sau 1 – 2 ngày sử dụng.
Khác với những sản phẩm trên thị trường, Sahemul giúp tiêu diệt nhân mụn mà không để lại các vết chai cứng dưới da nhờ SepicontrolTM A5. Hoạt chất được kết hợp bởi Sarcosine, Capryloyl Glycine và chiết xuất vỏ cây quế. SepicontrolTM A5 tác động trực tiếp lên 5 yếu tố gây mụn để giải quyết triệt để mụn viêm, bao gồm diệt khuẩn, chống viêm, chống sừng hóa, giảm tổng hợp và giảm bài tiết bã nhờn.
Bên cạnh SepicontrolTM A5, Sahemul còn chứa các thành phần đặc biệt hiệu quả trong việc cải thiện vết thâm và tái tạo làn da sau mụn như:
- Salicylic Acid (BHA): Thẩm thấu đến tầng trung, hạ bì da để hòa tan các chất kết dính tế bào. Nhờ vậy, lớp tế bào chết sần sùi, thô ráp sẽ bong da, lớp tế bào mới đồng thời được kích thích tăng sinh và tái tạo.
- Kojic Dipalmitate: Hoạt động như một chất ức chế tăng sinh các hắc tố melanin, giúp bạn “thổi bay” nỗi lo da thâm sạm, không đều màu sau mụn.
- Glycolic Acid (AHA): Loại bỏ lớp tế bào chết tích tụ lâu ngày trên da, kích thích tăng cường sản sinh collagen cho da thêm săn chắc, đồng thời thúc đẩy hoạt động của Kojic Dipalmitate thêm hiệu quả.
Với những thành phần giảm mụn, mờ thâm tối ưu, Sahemul được hàng triệu chị em phái đẹp tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao. Để đạt được hiểu quả làm đẹp cao nhất bằng cách sử dụng Sahemul, bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước siêu đơn giản sau đây:
- Bước 1: Làm sạch da mặt, đặc biệt là vùng da bị mụn, đồng thời rửa sạch tay luôn nhé
- Bước 2: Lấy một lượng Sahemul vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn
- Bước 3: Thực hiện lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày
Hiện nay kem ngừa mụn Sahemul được bán lẻ với giá 195.000đ/tuýp 20gr. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng có được chi phí tốt nhất, kem ngừa mụn Sahemul triển khai chương trình “MUA LÀ CÓ QUÀ”. Cụ thể:
- Khi mua 1 tuýp kem ngừa mụn Sahemul 20gr + Tặng ngay 1 tuýp minisize 10gr + 20.000đ phí ship
- Khi mua 2 tuýp kem ngừa mụn Sahemul (hoặc 2 sản phẩm khác bất kỳ), bạn sẽ được TẶNG 1 Nước tẩy trang dành cho da dầu mụn Fullsize 250ml + Miễn phí vận chuyển
- Khi mua 3 tuýp Sahemul (hoặc 3 sản phẩm Sahemul bất kỳ) được TẶNG 1 Nước tẩy trang 250ml + 1 Bột khử mùi cơ thể Wingsup + Miễn phí vận chuyển.
Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/pimple-inside-nose#prevention
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6017965/