Mụn bọc ở trán: Hiểu đúng về nguyên nhân và cách xử lý

Mụn bọc luôn là nỗi lo lắng của phái đẹp. Nhưng mụn bọc ở trán càng khiến phái đẹp mất tự tin bởi nó nằm ở vị trí rất dễ nhận thấy. Vậy mụn bọc ở trán là do đâu? Mụn bọc ở trán cảnh báo điều gì và cách xử lý sao cho hiệu quả? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng mình giải đáp trong bài viết dưới đây. 

Mụn bọc ở trán: Hiểu đúng về nguyên nhân và cách xử lý 1

Nguyên nhân bị mụn bọc ở trán?

Vùng da chữ T (trán, mũi, cằm) là vùng da đổ nhiều dầu do phần lớn tuyến dầu đều tập trung tại đây. Đây là điều kiện thuận lợi để bụi bẩn, bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông và vi khuẩn P. acnes dễ dàng xâm nhập vào da. Vì thế, vùng da này thường dễ nổi mụn bọc hơn những vùng da khác.

Dù mụn bọc ở trán hay bất kỳ vùng da nào khác đều bắt nguồn từ 4 yếu tố hình thành mụn đó là sản xuất bã nhờn quá mức, phản ứng viêm, sừng hóa cổ nang lông, sự tấn công của vi khuẩn P. acnes. Đặc biệt, tình trạng mụn bọc ở trán càng bùng phát nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nó.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến mụn bọc ở trán:

☛ Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng hormon sinh dục androgen, làm tăng sản xuất bã nhờn, từ đó làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành nên mụn. Các đối tượng bị rối loạn nội tiết tố thường gặp là phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh.

☛ Thói quen xấu: Một số thói quen xấu như không gội đầu thường xuyên, đội mũ không đúng cách hoặc để tóc mái quá dài là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc xuất hiện ở trán.

☛ Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Mỹ phẩm kém chất lượng khiến da bị kích ứng và lớp bảo vệ da bị suy yếu, dẫn đến bụi bẩn, vi khuẩn và các yếu tố gây hại dễ dàng tấn công và hình thành nên mụn.

☛ Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học: Thường xuyên ăn đồ ngọt, đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, uống rượu, bia, cà phê hoặc tâm lý căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân làm xuất hiện mụn bọc ở trán.

☛ Xem đầy đủ: Mụn bọc có tự xẹp không và cách cải thiện hiệu quả

Có nên nặn mụn bọc ở trán không?

Có nên nặn mụn bọc ở trán không? Câu trả lời là không. Nặn mụn không những không giải quyết triệt để vấn đề mụn bọc ở trán mà còn gây ra nhiều đau đớn, thậm chí là để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Nặn mụn không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể làm xuất hiện thêm mụn mới. Hoặc trong quá trình nặn mụn, nhân mụn bị vỡ dịch mủ có thể lan ra các vùng da khỏe mạnh và khiến mụn bọc mới xuất hiện.
  • Nặn mụn tạo điều kiện thuận lợi cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong da và khiến tình trạng mụn bọc càng thêm tồi tệ.
  • Nặn mụn cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng khả năng hình thành thâm mụn hoặc sẹo mụn.

Như vậy, có thể thấy tự nặn mụn tại nhà là việc làm sai lầm và để lại nhiều hậu quả nặng nề. Thay vì tự nặn mụn tại nhà, bạn có thể đến các trung tâm thẩm mỹ uy tín để nặn mụn hoặc áp dụng một số cách điều trị mụn bọc ở trán mà chúng mình sẽ giới thiệu trong phần dưới đây.

Có nên nặn mụn bọc ở trán không? 1
Bạn nên đến các cơ sở thẩm mỹ có chuyên môn để tiến hành nặn mụn

Tổng hợp các cách điều trị mụn bọc ở trán hiệu quả

Sử dụng mặt nạ từ thiên nhiên

Nếu bạn là tín đồ làm đẹp da bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên thì không nên bỏ qua cách này. Dưới đây là một số nguyên liệu từ thiên nhiên trị mụn bọc ở trán mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn:

Chanh: Là thành phần góp mặt trong nhiều bí quyết trị mụn của phái đẹp. Một lượng không nhỏ acid tự nhiên trong chanh giúp loại bỏ các tế bào già cỗi, bã nhờn và bụi bẩn trên bề mặt da. Ngoài ra, nó cũng giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe làn da.

Bột nghệ: Nổi tiếng với khả năng làm giảm mụn, mờ thâm nhờ chứa hoạt chất Curcumin. Curcumin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo da. Nhờ đó, bột nghệ được đánh giá là nguyên liệu từ thiên nhiên có hiệu quả trị mụn bọc khá tốt.

Mật ong: Được coi là kháng sinh tự nhiên giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Cùng với đó, mật ong còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng thiết yếu cho làn da như vitamin E, vitamin B, khoáng chất Canxi, Magie, Kẽm,… giúp tăng cường khả năng bảo vệ làn da trước sự tấn công của các gốc tự do, yếu tố môi trường,…

☛ Xem đầy đủ: 10 cách làm xẹp mụn bọc tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên

Thuốc trị mụn bọc

➤ Thuốc tác dụng tại chỗ

Benzoyl peroxide

Thuốc trị mụn bọc 1
Benzoyl peroxide là thuốc trị mụn được sử dụng phổ biến hiện nay

Benzoyl peroxide được biết đến với khả năng tiêu diệt các loại mụn viêm, mụn bọc nhanh chóng và hiệu quả[1]. Thành phần này có khả năng làm tiêu sừng, đưa oxy vào lỗ chân lông để tiêu diệt vi khuẩn và ức chế quá trình phát triển của mụn. Nhờ đó, Benzoyl peroxide giúp làm xẹp mụn viêm và se cồi mụn nhanh chóng. Thêm vào đó, nó còn ức chế quá trình bài tiết bã nhờn, ngăn ngừa mụn quay trở lại.

BHA

BHA (Salicylic acid) là một loại tẩy tế bào chết hóa học. BHA có khả năng tan trong dầu nên xâm nhập vào sâu lỗ chân lông và lấy đi bụi bẩn, dầu thừa, tế bào chết,… giúp ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây nên mụn. Bên cạnh đó, BHA còn giúp se cồi mụn, đẩy nhân mụn và tiêu sạch nhân mụn.

BHA ở dạng kê đơn với nồng độ từ 2% trở lên. Vì vậy, bạn không nên tự ý sử dụng các sản phẩm ở nồng độ này mà cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ da liễu.

Azelaic acid

Azelaic acid được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá từ mức độ nhẹ đến trung bình và đặc biệt hiệu quả với tình trạng mụn viêm, mụn bọc,… Không những thế, Azelaic acid còn tham gia vào quá trình ức chế tổng hợp Melanin và làm giảm tình trạng thâm mụn.

➤ Thuốc tác dụng toàn thân 

Trong trường hợp, mụn bọc ở trán không đáp ứng điều trị với thuốc bôi ngoài da, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tác dụng toàn thân (đường uống).

Isotretinoin

Isotretinoin (một dẫn xuất của vitamin A) là sự lựa chọn đầu tay của bác sĩ trong điều trị mụn trứng cá thể nặng (mụn bọc, mụn nang,…). Isotretinoin giúp làm giảm tình trạng mụn bọc ở trán bằng cách điều tiết quá trình sản xuất dầu nhờn, giảm nhanh tình trạng mụn sưng, viêm, bình thường hóa quá trình sừng hóa và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn P. acnes.

Kháng sinh 

Một số kháng sinh đường uống được sử dụng phổ biến hiện nay là Clindamycin, Erythromycin, nhóm Tetracycline ( Minocycline, Doxycycline, Limecycline), Trimethoprim, Cotrimoxazol,… Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn trứng cá( P. acnes, tụ cầu vàng, tụ cầu da,…).

Tùy theo tình trạng và mức độ nghiêm trọng của mụn bọc ở trán mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình kháng sinh kéo dài bao lâu. Thông thường, thời gian sử dụng kháng sinh đường uống lâu nhất là 3 – 4 tháng.

Ngoài dạng tác dụng tại chỗ, kháng sinh còn tồn tại dưới dạng thuốc bôi ngoài da. Vì vậy, trong quá trình sử dụng kháng sinh đường uống nếu có kết hợp với thuốc bôi trị mụn, bạn nên tránh sử dụng thuốc bôi chứa kháng sinh. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide, Azelaic acid,…

Thuốc trị mụn bọc 2
Kháng sinh còn tồn tại dưới dạng bôi ngoài da, điển hình là kháng sinh Erythromycin và Clindamycin

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại kháng sinh trị mụn trứng cá thường dùng

Liệu pháp thẩm mỹ

Liệu pháp ánh sáng sinh học: Liệu pháp chiếu ánh sáng sinh học là liệu pháp không xâm lấn. Tùy vào mục đích điều trị, bác sĩ sẽ soi làn da của bạn dưới các loại ánh sáng có bước sóng khác nhau. Ngày nay, chiếu ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh là  2 phương pháp được sử dụng phổ biến.

  • Ánh sáng xanh lam có bước sóng 470nm giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P. anes đồng thời làm giảm tình trạng sưng, viêm do mụn gây ra.
  • Ánh sáng đỏ có bước sóng 630nm giúp tăng cường máu đến nuôi dưỡng da, kích thích các sợi mô liên kết tăng sinh và ngăn ngừa sẹo mụn để lại.

Phần lớn người sử dụng thấy rằng phương pháp chiếu ánh sáng sinh học cho hiệu quả trị mụn bọc gần như 100%. Tuy nhiên, phương pháp này không thể sử dụng đơn độc trong điều trị mụn bọc mà thường kết hợp với các phương pháp khác, ví dụ như thuốc hoặc kem bôi trị mụn bọc. [2]

Tiếp đó, phương pháp chiếu ánh sáng sinh học cần được duy trì và theo dõi trong một thời gian dài, thông thường là 1 – 2 năm. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như da đỏ, châm chích, sưng tấy, nghiêm trọng hơn là bỏng da. Vì vậy, bạn cần cân nhắc giữa hiệu quả điều trị và tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiến hành phương pháp này.

Tiêm corticosteroid: Trong trường hợp bạn bị mụn bọc lớn, đau và sâu, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn tiêm corticosteroid để giảm nhanh cơn đau và kích thước mụn[3]. Tuy nhiên, phương pháp này không được tự ý dùng mà cần được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ da liễu.

Làm thế nào để ngăn ngừa mụn bọc ở trán?

Để ngăn ngừa mụn bọc ở trán xuất hiện, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:

Làm sạch da mặt: Như đã nói ở trên, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức cùng với tình trạng bụi bẩn bám sâu làm tắc nghẽn lỗ chân lông là nguyên nhân hình thành nên mụn. Vì vậy, làm sạch da mặt là một trong những biện pháp cấp thiết giúp ngăn ngừa mụn bọc ở trán xuất hiện.

Làm thế nào để ngăn ngừa mụn bọc ở trán? 1
Rửa mặt 2 lần/ ngày giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trên da

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc không chỉ giúp bạn có tinh thần thoải mái mà còn tăng cường sức khỏe cho làn da, giúp chống lại các yếu tố gây hại cho da như vi khuẩn, gốc tự do, không khí ô nhiễm,…

Thay vỏ gối, ga giường hàng tuần: Vỏ gối hay ga giường là những vật dụng da mặt tiếp xúc hơn 8 tiếng/ ngày. Điều này có thể dễ dàng lý giải rằng tại sao bạn nên thay vỏ gối ga giường hàng tuần. Việc thay vỏ gối, ga giường thường xuyên giúp hạn chế nguy cơ bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ và khiến da nổi mụn.

Hạn chế ăn đồ ăn nhiều đường: Trong một số nghiên cứu chứng minh đường có mối liên quan mật thiết đến nguy cơ hình thành mụn. Vì vậy, bạn nên bỏ bớt những đồ ăn chứa nhiều bơ, đường ra khỏi chế độ ăn hàng ngày của mình. Ví dụ như sữa, bánh ngọt, bánh quy,…

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày của mình. Ưu tiên các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe làn da như cam, quýt, ổi, dứa, dâu tây, súp lơ, ớt chuông, cải xoăn,…

Dưỡng ẩm: Dù bạn sở hữu bất kỳ làn da nào, kể cả làn da dầu thì cũng đừng quên dưỡng ẩm nhé. Dưỡng ẩm giúp hạn chế tối đa quá trình bài tiết dầu thừa và bã nhờn trên da đồng thời hồi phục các tổn thương trên da và trả lại làn da căng mịn, chắc khỏe.

☛ Tìm hiểu thêm: Mụn bọc bị chai: Tất tần tật những thông tin bạn cần biết

Sahemul – Xẹp mụn bọc nhanh chóng sau 1 tuần sử dụng

Một bí quyết giúp xẹp mụn bọc nhanh chóng sau 1 tuần sử dụng mà bạn nên tham khảo đó là Kem ngừa mụn, mờ thâm Sahemul. Đây là một sản phẩm hiếm hoi trên thị trường có thể giải quyết cả vấn đề mụn bọc và vết thâm sau mụn.

Sahemul - Xẹp mụn bọc nhanh chóng sau 1 tuần sử dụng 1
Sahemul – Xẹp mụn bọc nhanh chóng sau 1 tuần sử dụng

Sahemul sở hữu bảng thành phần bao gồm 4 “hoạt chất vàng” trong trị mụn và thâm mụn đó là Sepicontrol A5, BHA, Kojic acid, AHA. Ngoài các thành phần kể trên, Sahemul còn chứa các thành phần hỗ trợ quá trình làm giảm mụn, mờ thâm như ZinC gluconate, Niacinamide, vitamin E,…

Sepicontrol A5: Thành phần này là sự kết hợp của bộ 3 hoạt chất là Capryloyl Glycine, Sarcosine và Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất từ vỏ quế quan), giúp tác động vào 4 yếu tố gây mụn, đó là:

  • Ức chế quá trình tăng sinh của các vi khuẩn gây mụn là Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Tụ cầu da (Staphylococcus epidermidis) và P. acnes.
  • Điều hòa quá trình sừng hóa, hạn chế tình trạng da khô, dày sừng và bít tắc lỗ chân lông.
  • Hạn chế quá trình tổng hợp và bài tiết bã nhờn trên da và ngăn ngừa khả năng hình thành mụn.
  • Đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp giảm nhanh quá trình viêm và giúp mụn se cồi nhanh hơn.

Bên cạnh đó, trợ thủ đắc lực của Sepicontrol A5 trong quá trình làm giảm mụn sưng đỏ và ngăn ngừa mụn tái phát đó là BHA. Nhờ đặc tính tan trong dầu, BHA có thể dễ dàng thấm sâu vào các lỗ chân lông và lấy đi các bụi bẩn, dầu thừa. Hơn nữa, BHA còn có khả năng đẩy nhân mụn và và tiêu sạch mụn, ngăn chặn khả năng mụn quay trở lại.

Không chỉ giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm và ngăn ngừa hình thành mụn, Sahemul còn giúp giải quyết tình trạng thâm mụn nhờ sở hữu bộ đôi Kojic Dipalmitate và AHA. Kojic Dipalmitate (dẫn xuất este của Kojic acid) là thành phần quen thuộc trong các sản phẩm trị thâm mụn hiện nay. Nó có khả năng ức chế enzym Tyrosinase – enzym tham gia vào quá trình tổng hợp sắc tố Melanin, từ đó làm mờ các vết thâm mụn nhanh chóng.

Trong khi đó, AHA là một loại tẩy tế bào chết hóa học giúp làm sạch bề mặt da, loại bỏ các vùng da bị xỉn, tối màu và giúp lấy lại làn da trắng sáng. Không những thế, một nghiên cứu cho thấy sự phối hợp của Kojic acid và AHA mang lại hiệu quả làm trắng da tương tự Hydroquinone – tiêu chuẩn vàng trong điều trị nám.

Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

[1]: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537220/

[2]: https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/lasers-lights

[3]: https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/treat

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...