10 cách chữa mụn bọc ở môi nhanh chóng ngay tại nhà
Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, môi cũng không ngoại lệ. Nốt mụn trên mặt vốn đã làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nay lại mọc trên môi khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Đừng quá lo lắng, hãy để Sahemul giúp bạn lấy lại sự tự tin với 10 cách chữa mụn bọc ở môi hiệu quả được gợi ý trong bài viết này.
Mục lục
Nắm được nguyên nhân là một cách giúp bạn lựa chọn được cách chữa mụn bọc ở môi phù hợp và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vậy mụn xuất hiện ở vị trí này bắt nguồn từ đâu?
6 nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn bọc ở môi
Da ở vùng rìa môi có không ít lỗ chân lông, mỗi lỗ chân lông lại chứa một tuyến bã nhờn tiết ra dầu. Sự tích tụ của bụi bẩn, dầu thừa, lớp trang điểm làm tắc nghẽn lỗ chân lông có thể dẫn tới kích ứng, viêm và gây mụn.
Sahemul đã tổng hợp được 6 nguyên nhân phổ biến gây nổi mụn bọc ở môi sau đây:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ: Khi bạn ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chúng có thể chuyển sang vùng da quanh môi, kết quả là mụn xuất hiện.
- Ảnh hưởng của son môi: Son lì, son bóng hay son dưỡng có thể xâm nhập vào lỗ chân lông xung quanh môi và gây ra mụn.
- Nội tiết tố thay đổi: Sự gia tăng quá độ của nội tiết tố nam có thể khiến các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì.
- Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc có chứa testosterone, corticosteroid và lithium có thể làm xuất hiện vào nốt mụn quanh môi.
- Uống sữa: Ngoài thức ăn nhiều dầu mỡ, sữa cũng được xem là một trong những lý do mụn trứng cá xuất hiện trên da.
- Căng thẳng: Điều này không trực tiếp khiến bạn mọc thêm vài nốt mụn nhưng nó có thể làm nốt mụn ở môi thêm trầm trọng hơn.
☛ Tham khảo thêm: Mụn xuất hiện do lo nghĩ, stress nhiều – loại bỏ thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bạn có thể lựa chọn hoặc được tư vấn những cách chữa mụn bọc ở môi phù hợp và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Nếu bạn vẫn còn lăn tăn chưa biết chọn cách nào, hãy để Sahemul giúp một tay nhé!
☛ Đọc thêm: Mụn bọc bao lâu thì chín?
10 cách chữa mụn bọc ở môi nhanh chóng
Để chữa mụn bọc ở môi dứt điểm, bạn có thể tham khảo và thực hiện 10 cách được gợi ý phía dưới đây.
Sử dụng kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul
Thoa kem ngừa mụn Sahemul là cách trị mụn bọc ở môi nhanh – gọn – lẹ, được các “tín đồ làm đẹp” ưu tiên hàng đầu. Với “bộ tứ hoạt chất” gồm Sepicontrol A5, BHA, AHA và Kojic Dipalmitate, sản phẩm này có thể giúp bạn loại bỏ nhanh nốt mụn ở quanh miệng chỉ sau 1, 2 tuần sử dụng.
Sử dụng kem ngừa mụn Sahemul để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Làm sạch vùng da bị mụn với sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết, đồng thời rửa sạch bàn tay
- Lấy một lượng kem vừa đủ nhẹ nhàng chấm lên nốt mụn
- Dùng đầu ngón tay xoa đều kết hợp massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn
Theo chia sẻ của “những người đi trước”, chỉ cần bạn duy trì thói quen thoa Sahemul đều đặn 2, 3 lần mỗi ngày theo đúng như chỉ dẫn, chỉ sau 1 tuần là đã có thể thấy được hiệu quả rồi.
Để Sahemul “mách nước” cho bạn quy trình chăm sóc làn da vô cùng hiệu quả:
- Ban ngày: Rửa mặt > Toner > Bôi Sahemul > Dưỡng ẩm > Thoa kem chống nắng
- Buổi tối: Tẩy trang > Làm sạch da mặt > Toner > Bôi Sahemul > Dưỡng ẩm
Xem thêm: Nên dùng Sahemul bao lâu để có hiệu quả tốt nhất?
Chườm đá
Chườm đá lên mụn bọc ở môi cũng là một cách được nhiều chị em áp dụng. Hơi lạnh của đá giúp cải thiện lưu thông máu, giảm tình trạng sưng viêm, điều tiết lượng bã nhờn tiết ra, từ đó loại bỏ nốt mụn cứng đầu.
Với nốt mụn nhỏ ở môi, bạn có thể dùng viên đá nhá áp trực tiếp vào mụn cho đến khi đá tan. Trong trường hợp mụn bọc mọc xung quanh vùng miệng, để thuận tiện cho việc chườm đá trên phạm vi rộng, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Đừng quên làm sạch vùng da bị mụn ở môi và lau khô
- Bỏ một lượng đá vừa đủ vào chiếc khăn sạch, mỏng mềm
- Áp khăn vào vị trí bị mụn, khoảng 1, 2 phút thì dịch sang vị trí khác cho đến khi đá tan hết thì thôi
Mặt nạ nha đam
Trong nha đam có các tinh chất với khả năng kháng viêm, giảm sưng, tiêu khuẩn mụn nên rất thích hợp để trị mụn bọc ở môi. Ngoài ra, nguyên liệu làm đẹp này còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, se khít lỗ chân lông và làm mềm làn da ở môi (vùng da ở môi thường xuyên bị khô).
Đắp mặt nạ nha đam để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Làm sạch vùng da bị mụn ở môi và một số vùng lân cận
- Nha đam rửa sạch, lọc lấy gel rồi thoa trực tiếp lên nốt mụn bọc ở môi
- Khi đắp mặt nạ, đừng quên kết hợp massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn
- Sau 10 phút, bạn nhớ rửa mặt lại thật sạch với nước mát
☛ Xem đầy đủ: Top 8 công thức nha đam trị mụn bọc hiệu quả 99%
Mặt nạ tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ vốn nổi tiếng với khả năng làm đẹp da từ hàng ngàn đời nay. Curcumin là hoạt chất chính trong nghệ vừa có khả năng giảm thâm, làm sáng da vừa trị mụn bọc ở môi nhanh chóng mà không để lại “dấu vết” nào.
Đắp mặt nạ tinh bột nghệ để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Tạo hỗn hợp đặc sánh với tinh bột nghệ và nước ấm theo tỷ lệ 1:1
- Sau khi đã làm sạch thì thoa hỗn hợp vừa tạo được lên nốt mụn bọc ở môi
- Rửa sạch vùng da bị mụn ở môi bằng nước ấm sau 5 phút đắp mặt nạ
Bạn chỉ cần sử dụng một lượng nghệ vừa đủ theo chỉ dẫn để thoa lên nốt mụn. Nếu dùng quá nhiều, màu vàng của mụn có thể khiến da bạn đổi màu đấy.
Mặt nạ mật ong
Chỉ một lần đắp mặt nạ mật ong, bạn có thể thu được hai lợi ích: đánh bay nốt mụn bọc cứng đầu và làm vùng da ở môi mềm mại hơn. Điều này là bởi nguyên liệu làm đẹp này có khả năng ức chế hoạt động của P.Acnes và S.Aureus – 2 loại vi khuẩn gây mụn hàng đầu.
Đắp mặt nạ mật ong để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Làm sạch vùng da bị mụn bọc ở môi và dùng khăn giấy để lau khô
- Dùng tăm bông thấm vào mật ong rồi thoa nhẹ lên nốt mụn bọc
- Sau khoảng 5 – 10 phút đắp mặt nạ thì rửa lại bằng nước mát
Mặt nạ lòng trắng trứng gà
Tủ lạnh nhà bạn có thể không có sẵn nha đam, nhưng trứng thì chắc chắn có đúng không nào. Lòng trắng trứng gà có chứa vitamin A, vitamin B và collagen, không chỉ ức chế sự sinh sôi vi khuẩn gây mụn mà còn làm da thêm săn chắc hơn.
Đắp mặt nạ lòng trắng trứng gà để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Trứng gà tách riêng lòng trắng và lòng đỏ
- Làm sạch vùng da bị mụn bọc ở môi và dùng khăn giấy để lau khô
- Chấm lòng trắng trứng gà lên nốt mụn và massage nhẹ nhàng
- Sau khi lòng trắng trứng đã khô, bạn nên rửa lại mặt để làm sạch
Lòng trắng trứng gà có mùi tanh thoang thoảng, có thể gây cảm giác khó chịu. Vậy nên bạn đừng làm trứng dính vào miệng khi đang đắp mặt nạ trị mụn bọc ở môi này nhé.
Mặt nạ chanh tươi
Mặt nạ chanh tươi có đặc tính axit cao hỗ trợ diệt khuẩn và loại bỏ nốt mụn bọc ở môi nhanh. Hàm lượng lớn vitamin C trong chanh cũng giúp làn da ở xung quanh miệng sáng hơn. Chỉ với một quả chanh nhỏ thôi, bạn đã có thể “làm mới” làn da của mình rồi đấy.
Đắp mặt nạ chanh tươi để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Chuẩn bị một lượng nước cốt chanh vừa đủ
- Làm sạch vùng da ở môi và lau khô
- Dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang thoa đều nước cốt chanh lên nốt mụn
- Rửa lại mặt sau 3 – 5 phút đắp mặt nạ
Vốn dĩ chanh có hàm lượng acid cao nên có thể làm làn da của bạn mỏng và dễ bắt nắng hơn. Vậy nên mỗi tuần bạn chỉ cần thực hiện cách chữa mụn bọc ở môi này 1, 2 lần thôi. Những nàng có làn da nhạy cảm có thể pha nước cốt chanh với 1 thìa cà phê nước lọc để làm giảm nồng độ acid.
Mặt nạ sữa chua
Sữa chua không chỉ giúp bạn dưỡng trắng da mà còn được sử dụng phổ biến để trị mụn. Sữa chua không đường chứa acid lactic, có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, kích thích quá trình lành vết mụn.
Đắp mặt nạ sữa chua không đường để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Làm sạch vùng da ở môi và lau khô
- Bôi trực tiếp sữa chua lên nốt mụn hoặc vùng da bị mụn ở môi
- Sau 2, 3 phút đắp mặt nạ thì rửa lại với nước sạch
Nếu có nhiều thời gian hơn, bạn có thể kết hợp sữa chua với nước cốt chanh hoặc mật ong để tăng hiệu quả trị mụn. Cách đắp mặt nạ thực hiện tương tự như khi dùng sữa chua nguyên chất.
Mặt nạ dưa leo
Với những bạn có làn da khô, mặt nạ dưa leo là lựa chọn lý tưởng để chữa mụn bọc ở môi. Vitamin B6 và vitamin C trong dưa leo rất có lợi cho làn da, giúp trị mụn nhanh. Với 90% cấu tạo là nước, dưa leo còn làn mát da, cung cấp độ ẩm cho da thêm mịn màng.
Đắp mặt nạ dưa leo để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Chuẩn bị 1 quả dưa leo vừa đủ, rửa sạch và thái lát thật mỏng
- Sau khi làm sạch vùng da bị mụn ở môi, lau khô
- Đắp dưa leo đã thái lát lên nốt mụn, sau 5 – 7 phút thì rửa sạch
Ngoài ra, bạn còn có thể ép dưa leo thành nước để trị mụn bọc ở môi. Cách thực hiện tương tự như hướng dẫn phía trên.
Mặt nạ tỏi
Mùi hương của tỏi có thể khiến bạn “xa lánh” nó, nhưng đây thật sự là nguyên liệu trị mụn bọc ở môi vô cùng hữu hiệu. Tỏi vốn có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng. Khi được đắp lên nốt mụn có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm viêm, từ đó loại bỏ nốt mụn nhanh hơn.
Đắp mặt nạ tỏi để chữa mụn bọc ở môi thực hiện như thế nào?
- Làm sạch vùng da bị mụn quanh môi và lau khô
- Cắt đôi một tép tỏi đã bóc vỏ, rửa sạch
- Chà thật nhẹ nhàng tép tỏi vừa cắt lên nốt mụn theo chuyển động tròn
- Sau 1 – 2 phút thì rửa lại mặt và thoa kem dưỡng
Miệng hay môi là vùng da khá nhạy cảm trên khuôn mặt. Khi trị mụn bọc ở những vị trí này, bạn nên ưu tiên những sản phẩm trị mụn, phương pháp tự nhiên và thực hiện thật khéo léo để gây dây vào trong miệng.
Trị mụn bọc ở môi cần chú ý điều gì?
Mụn bọc ở môi có thể gây ra nhiều bất tiện cho bạn nên cần được loại bỏ càng sớm càng tốt. Ngoài việc thực hiện một trong những cách chữa mụn bọc ở môi được gợi ý phía trên, bạn còn cần chú ý những điều sau:
- Kiên trì thực hiện 2, 3 lần mỗi tuần để sớm thấy hiệu quả
- Hạn chế và bỏ dần thói quen liếm môi, cắn môi, dùng tay chạm mặt
- Trong thời gian này, bạn cũng nên hạn chế sử dụng son môi
- Sau khi súc miệng, nên dùng nước muối sinh lí khò lại lần nữa
- Uống nhiều nước và thực hiện chế độ ăn với các thực phẩm lành mạnh
Quan trọng là, nếu mụn bọc ở môi không thuyên giảm mà phát triển mạnh mẽ, gây nên những cơn đau nhức dữ dội hơn, tốt nhất bạn nên đến gặp chuyên gia y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả.
-
☛ Có thể bạn quan tâm: 6 cách trị mụn bọc không đầu từ nguyên liệu trong bếp
6 mẹo phòng ngừa mụn bọc ở môi
Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu xung quanh vùng miệng. Nếu không được chăm sóc kỹ có thể phát triển thành những dạng mụn nặng hơn và để lại vết thâm, sẹo sau khi biến mất. Đừng chờ tới lúc mụn xuất hiện mới tìm cách cải thiện, hãy chủ động phòng ngừa chúng với những mẹo đơn giản sau:
- Không nên thoa son môi quá dày vì nó có thể khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn
- Khi làm sạch da mặt, đừng phớt lờ đôi môi
- Giảm thiểu tình trạng căng thẳng vì chúng có khả năng thúc đẩy vi khuẩn gây mụn
- Hạn chế chạm bàn tay vào mặt hoặc môi vì chúng có thể mang vi khuẩn
- Nếu bạn thường xuyên uống sữa, hãy sử dụng một lượng vừa phải
- Bổ sung kẽm hoặc acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa môi nổi mụn cũng như giảm bã nhờn tiết ra trên da
- Ăn những thực phẩm mát gan cho hết mụn, xem chi tiết tại đây
Hi vọng rằng 10 cách chữa mụn bọc ở môi được gợi ý trong bài viết sẽ giúp bạn đánh bay nhanh chóng nốt mụn bọc cứng đầu ở môi. Nhớ theo dõi Sahemul mỗi ngày để cập nhật những bí quyết ngừa mụn, giảm thâm, sở hữu làn da đẹp mịn màng bạn nhé.
Tìm hiểu thêm về mụn bọc ở trán
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-pimple-on-lip
- https://www.insider.com/pimple-on-lip