Bầu có được nặn mụn không? 4 cách cải thiện an toàn

Mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm của làn da do những thay đổi về nội tiết tố. Vậy nên việc bị mọc mụn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nhiều chị em có ý định “xử nhanh” bằng cách nặn mụn. Nhưng khoan! Bầu có được nặn mụn không? Để Sahemul giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này nhé!

Bầu có được nặn mụn không? 4 cách cải thiện an toàn 1

Tại sao phụ nữ mang bầu thường bị mụn?

Theo nhiều nghiên cứu cũng như khảo sát thực tế, làn da của phụ nữ mang thai tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường. Đây là lý do dẫn đến việc bít tắc lỗ chân lông và tăng sinh vi khuẩn P.acnes – Loại vi khuẩn gây mụn trên da, thường trú ẩn trong các lỗ chân lông và nang lông.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ cũng có rất nhiều sự thay đổi. Không tự nhiên mà tuyến bã nhờn lại hoạt động một cách mạnh mẽ gây ra sự sinh sôi của vi khuẩn P.acnes như vậy, nguyên nhân có thể do:

  • Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố estrogen, progesterone và hormone androgen có thể là một công tắc kích hoạt da sản xuất nhiều bã nhờn hơn. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ nổi mụn trong thời gian mang thai.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Thời điểm mang thai, làn da của các mẹ bầu trở nên vô cùng nhạy cảm và yếu ớt do sự suy giảm của hệ miễn dịch. Đây được coi là thời điểm vàng cho các yếu tố bên ngoài xâm nhập và gây hại đến làn da.
  • Stress: Có rất nhiều mẹ bị áp lực vì cơ thể quá mệt mỏi, mất ngủ. Việc thiếu ngủ và uể oải thường xuyên sẽ khiến da dần xấu đi, các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, đổ dầu nhiều hơn, từ đó mụn hình thành.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Ở giai đoạn mang thai, các mẹ bầu thường xuyên thèm ăn những món chua, cay, nóng, ngọt một cách khá ngẫu nhiên. Điều này có thể làm tăng sinh hormone gây đổ nhiều dầu và bít tắc lỗ chân lông là chuyện sớm muộn.
  • Không chú ý chăm sóc da: Các mẹ thường lo lắng các sản phẩm chăm sóc da gây ra những tác hại xấu cho trẻ khi mang thai, nên hầu như không duy trì skincare nữa. Từ đó, da bị thiếu dưỡng chất, trở nên nhạy cảm và yếu ớt dẫn đến dễ bị mụn.

Mang bầu có được nặn mụn không?

Việc nặn mụn sẽ giúp loại bỏ nhân mụn, từ đó triệt tiêu vi mụn, làm sạch ổ viêm giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn. Tuy nhiên, mụn xuất hiện trên da các nàng mang bầu thường là mụn nội tiết, với tình trạng sưng đau, ổ vi khuẩn lớn. Việc nặn mụn sẽ khiến các vi khuẩn xâm nhập vào da và lây lan sang các vùng da khác gây nên tình trạng mụn nặng hơn.

Ngoài ra, việc bà bầu tự nặn mụn viêm không đúng cách sẽ khiến da bị đỏ và dễ để lại thâm. Chính vì vậy, dù là mang bầu hay trong trường hợp nào đi nữa, nàng cũng không nên nặn mụn. Thay vào đó, hãy áp dụng những cách cải thiện mụn tự nhiên và khoa học.

Mang bầu có được nặn mụn không? 1

☛ Xem thêm: Trị thâm mụn cho bà bầu: Cách nào hiệu quả và an toàn?

Cách trị mụn CẦN TRÁNH khi mang thai: Sử dụng thuốc kê đơn

Phương pháp trị mụn mà các nàng mang thai cần tránh xa chính là sử dụng thuốc. Bởi lẽ một số dược phẩm trị mụn có thể chứa các chất ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, thậm chí là gây dị tật bẩm sinh. Một số phương pháp điều trị mụn theo toa mà các nàng mang bầu cần tránh như:

  • Liệu pháp nội tiết tố: Bao gồm nội tiết tố estrogen và các chất chống androgen flutamide và spironolactone.
  • Thuốc kháng sinh Tetracyclines: Bao gồm thuốc kháng sinh như doxycycline, minocycline và tetracycline.

Bên cạnh đó, một vài loại thuốc bôi cũng không nên được sử dụng đối với bà bầu. Nhiều người cho rằng chỉ bôi ngoài ra thì không ảnh hưởng gì đến bé bên trong cơ thể mẹ. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng thẩm thấu vào bên trong cơ thể. Sự tác động của các hoạt chất này khiến bé khó tránh khỏi nguy cơ dị tật bẩm sinh.

Bí quyết giảm mụn tự nhiên, an toàn cho mẹ bầu

Thời kỳ đang mang thai, các mẹ bầu luôn đặt an toàn của mẹ và bé lên hàng đầu. Vậy nên các phương pháp giảm mụn luôn được các mẹ săn lùng và áp dụng một cách có chọn lọc. Đừng quá lo lắng khi không tìm được các phương pháp điều trị mụn vì sau đây, Sahemul sẽ chia sẻ đến các mẹ một vài bí quyết giảm mụn an toàn.

Chú ý đến quá trình skincare

Vì làn da của các mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm nên rất dễ bị mụn. Vậy nên skincare là vô cùng cần thiết để mụn không xuất hiện nhiều hay phát triển nặng hơn. Vậy quy trình skincare cho nàng mang bầu có gì khác biệt hay không? Thực tế thì, các bước skincare của mẹ bầu cũng tương tự như quy trình bình thường, chỉ khác về sản phẩm sử dụng.

Đầu tiên, các mẹ cần các bước làm sạch da: tẩy trang và rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Bước làm sạch là bước quan trọng nhất trong quá trình trị mụn của bà bầu. Ở bước này, bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết sẽ được loại bỏ hoàn toàn, từ đó giúp da thông thoáng tránh bít tắc lỗ chân lông.

Chú ý đến quá trình skincare 1

Sau khi da đã sạch sẽ, các mẹ thực hiện cân bằng và dưỡng ẩm cho da bằng toner, serum và kem dưỡng. Đây là lúc da lấy lại lượng nước đã mất để phục hồi và duy trì độ căng mịn, giảm tình trạng đổ dầu. Các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm với thành phần “organic” để yên tâm về hiệu quả và độ an toàn.

Một bước quan trọng trong quá trình skincare cho nàng bầu chính là chống nắng. Kem chống nắng mỏng nhẹ, lành tính sẽ phù hợp cho các mẹ đang bị mụn giúp da được bảo vệ toàn diện vào ban ngày.

Trong trường hợp, các mẹ không đáp ứng được nhiều sản phẩm hoặc không có thời gian để thực hiện nhiều bước như vậy thì có thể làm đủ 2 bước đó là làm sạch bằng sữa rửa mặt và dưỡng ẩm với kem dưỡng phù hợp.

Nhìn chung, mẹ bầu cần cực kỳ quan tâm đến việc skincare vì đây là một bí quyết giúp da cải thiện mụn an toàn và tránh được những tác hại mụn để lại trên da.

Đắp mặt nạ thiên nhiên

Các mẹ bầu có thể cấp thêm lượng ẩm và dưỡng chất cho da bằng các mặt nạ giúp da thư giãn và cải thiện các vấn đề về da. Trong thai kỳ, các loại mặt nạ thiên nhiên sẽ cực kỳ an toàn cho các mẹ sử dụng.

Mặt nạ từ đu đủ: Chứa hoạt chất papain và nhiều enzym có lợi cho da, mặt nạ làm từ đu đủ sẽ giúp sát khuẩn và giảm thiểu các tình trạng viêm của mụn.

Mặt nạ từ dưa leo: Dưa leo chứa hơn 90% là nước, vitamin và chất xơ cũng các loại khoáng chất khác. Rất thích hợp để nàng sử dụng trị mụn trong thời gian mang bầu.

Mặt nạ từ cà chua: Cà chua chứa hàm lượng vitamin E, C dồi dào, phát huy tác dụng điều trị mụn, cân bằng độ pH, điều tiết bã nhờn cho da của các mẹ bầu được sạch khỏe.

Đắp mặt nạ thiên nhiên 1

Mặt nạ từ cám gạo: Cám gạo chứa nhiều vitamin A, B1, C, D cùng nhiều loại khoáng chất khác. Trong đó, vitamin nhóm B được đánh giá cao khả năng trị mụn.

Mặt nạ từ củ đậu: Củ đậu chứa nhiều pachyrhizus, rotenon và các vitamin thiết yếu cho da như B1 và C giúp da cung cấp dưỡng chất cho làn da mụn của các mẹ, từ đó sẽ làm giảm khả năng tăng sinh bã nhờn của da.

Trước và sau khi đắp mặt nạ các mẹ cần đảm bảo làn da được vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng mặt nạ tự nhiên 2 – 3 lần/tuần sẽ mang lại cho làn da mẹ bầu những hiệu quả trông thấy.

Sử dụng kem trị mụn

Các loại kem trị mụn trong thai kỳ sẽ góp một phần không nhỏ trong quá trình đẩy lùi mụn viêm của các mẹ bầu. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần lành tính, không chứa các chất hóa học hoặc các chất chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

Một số thành phần trị mụn đã được kiểm định độ an toàn, nàng có thể SỬ DỤNG như Niacine (dẫn xuất vitamin B3), BHA (Acid Salicylic, Beta Hydroxybutanoic Acid).

Ngoài ra, nàng cũng có thể chọn những dòng sản phẩm có chiết xuất hữu cơ như lô hội, trà xanh, vitamin C từ trái cây,… Các sản phẩm chứa những hoạt chất này vừa an toàn cho bé mà lại mang đến cho các mẹ kết quả trị mụn đáng ngạc nhiên.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Kem trị thâm mụn cho bà bầu – Chọn sao cho đúng?

Sử dụng kem trị mụn 1

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần TRÁNH SỬ DỤNG các dạng thuốc bôi nhóm retinoid như Adapalene (Differin), Tazarotene (Tazorac) và Tretinoin (Retin-A), Benzoyl Peroxide, Hydroquinone hoặc các dạng peel da, lột sừng thì không được chỉ định đối với thai phụ. Khi sử dụng các sản phẩm này nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sẽ tăng cao.

Thực hiện lối sống lành mạnh

Bên cạnh việc chăm sóc da ở bên ngoài thì việc nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong cũng là điều cần thiết. Xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý với giờ giấc sinh hoạt và chế độ ăn hợp lý không chỉ giúp các mẹ có một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp làn da được cải thiện từ sâu bên trong.

Nàng nên chú ý đến chất lượng giấc ngủ. Cần có một giấc ngủ sâu và đủ giấc, tránh thức khuya để da được tái tạo vào ban đêm. Về chế độ ăn uống, cần bổ sung thêm rau củ để cung cấp vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho cơ thể và da.

Với những thông tin trên, Sahemul hy vọng các mẹ bầu sẽ có thêm có mình những hiểu biết về mụn ở thời kỳ mang thai. Từ đó, các mẹ có thể lựa chọn cho bản thân phương pháp điều trị mụn phù hợp nếu chẳng may bị mụn trong giai đoạn này.

☛ Có thể bạn quan tâm: Sau sinh bao lâu thì hết mụn? 

Nếu vẫn chưa chắc chắn về độ an toàn của sản phẩm đối với mẹ bầu, đừng ngần ngại liên hệ cho Sahemul qua hotline 1800 6225 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/acne-during-pregnancy-treatments-causes
  • https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/acne-during-pregnancy_1456557

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...