#5 vị trí mọc mụn trên khuôn mặt: Nguyên nhân và cách xử lý
Mụn là “kẻ thù không đội trời chung” của làn da khỏe mạnh. Vậy vị trí mọc mụn trên khuôn mặt nói lên điều gì? Cải thiện như thế nào? Trong bài viết này, Sahemul sẽ giúp bạn “giải mã” hai câu hỏi trên nhé!
Vị trí mọc mụn trên khuôn mặt và nguyên nhân
Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các vấn đề về sức khỏe của các cơ quan trong có thể có liên quan mật thiết đến vị trí nổi mụn trên gương mặt. Những vấn đề này có thể xuất hiện ở dạng mụn trứng cá, quầng thâm hoặc phát ban.
Mụn mọc thái dương và đường chân tóc
Mụn xuất hiện xung quanh thái dương và đường chân tóc thường là mụn trứng cá. Thành phần gốc dầu khoáng trong các sản phẩm chăm sóc tóc giữ cho dầu hoặc bã nhờn trong các nang tóc của chúng ta không bị mất đi. Vô tình điều này tạo nên sự tắc nghẽn lỗ chân lông khi sản phẩm dính vào da mặt ở vùng thái dương và đường chân tóc.
Một số nghiên cứu cũng cho rằng mụn ở vùng da trán là biểu hiện của gan và túi mật. Nên bạn đang nổi mụn ở trán thì gan và túi mật của bạn đang gặp vấn đề. Có thể bạn đã ăn quá nhiều chất béo, đường hoặc gan và túi mật của bạn đang bị suy giảm khả năng chuyển hóa và hấp thụ.
Nếu bạn thường xuyên thấy nổi mụn dọc theo chân tóc thì điều tốt nhất nên làm lúc này là ngưng sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc hiện tại. Một cách khác đó chính là tìm cách ngăn không cho sản phẩm tiếp xúc với da mặt hay chăm chỉ làm sạch sản phẩm chăm sóc tóc dính lên mặt sau khi sử dụng.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc có công thức tránh các thành phần dễ gây kích ứng da cũng là một sự lựa chọn hợp lý cho tình trạng mụn này. Nhờ đó, vùng thái dương và đường chân tóc sẽ giảm hình thành mụn đồng thời đảm bảo tóc bạn được chăm sóc đầy đủ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mách bạn 6 cách trị mụn trứng cá trên đầu hiệu quả
Mụn mọc ở vùng chữ T: Trán, mũi
Hai tác nhân chính gây nên tình trạng mụn ở vùng chữ T đó chính là lượng dầu thừa tích tụ quá nhiều trên mặt và tình trạng căng thẳng kéo dài.
Các tuyến bã nhờn tại vùng chữ T tạo ra dầu nhiều hơn những vùng khác trên khuôn mặt. Điều này có thể gây ra mụn trứng cá trên da. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng căng thẳng cao cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất dầu. Từ đó, có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp, da mặt bạn được kiểm soát lượng dầu mà vùng chữ T của bạn vẫn bị mọc mụn thì hãy kiểm tra thận, dạ dày hoặc lá lách. Sự mất cân bằng của các cơ quan này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những nốt mụn xấu xí này.
Nếu gặp tình trạng mụn này thì điều bạn cần là loại bỏ khoai tây chiên và kẹo ra khỏi chế độ ăn hằng ngày. Ngoài ra, bạn còn phải giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống và tăng cường lượng nước uống bổ sung vào cơ thể.
☛ Xem thêm: Mụn mủ ở trán: Mọi thông tin bạn cần biết
Mụn mọc ở đầu mũi
Đầu mũi là vị trí cao nhất trên khuôn mặt, vì thế ở điểm này da dễ bị bẩn nhất. Điều này kết hợp với lỗ chân lông giãn nở ở vùng này chính là thủ phạm phổ biến gây nên mụn ở đầu mũi. Mặt khác, mũi cũng có sự liên kết với tim mạch nên nếu bạn xuất hiện mụn ở đầu mũi thì nguy cơ mắc bệnh về tim của bạn khá cao.
Để cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn cần có chế độ ăn uống cắt giảm Cholesterol và muối và natri. Đồng thời bạn cần tăng cường axit béo omega-3 có trong các loại hạt, cá,… Bên cạnh việc chăm sóc tim mạch, bạn cần tránh việc chạm tay lên mặt đặc biệt là vùng mũi bởi vì điều này sẽ truyền bụi bẩn trực tiếp vào lỗ chân lông dẫn đến mụn.
☛ Gợi ý: 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh-gọn-lẹ tại nhà
Mụn mọc ở má
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến mụn trên má đó chính là do cọ xát của da với các vật dụng hằng ngày mà chưa được vệ sinh sạch. Gối ngủ và khẩu trang, điện thoại là những vật dụng dễ gây nên mụn ở vùng má nhất, do đó bạn nên thay gối 1-2 tháng 1 lần, lau màn hình điện thoại mỗi ngày.
Ngoài ra, sức khỏe đường hô hấp bị kém đi cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở má. Những người thường xuyên hút thuốc thường sẽ thấy rằng họ dễ bị nổi mụn ở khu vực này.
Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này đó là tập luyện thể thao vào buổi sáng để hít thở không khí trong lành. Điều này sẽ tốt cho phổi của bạn. Người bị mụn cần tránh các thực phẩm chứa caffeine, thức ăn béo và rượu. Đặc biệt, nếu bạn có hút thuốc thì hãy bỏ ngay đi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mụn viêm đỏ ở má – 9 nguyên nhân và 5 cách trị hiệu quả
Mụn mọc ở cằm và đường viền hàm
Khu vực cằm và đường viền hàm là điểm nóng của mụn trứng cá do nội tiết tố gây ra. Nó thường là kết quả của nội tiết tố dư thừa, từ đó kích thích các tuyến dầu làm việc quá mức dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Hormone nội tiết tố có thể tăng trong chu kỳ kinh nguyệt nên dễ thấy phụ nữ ngày đèn đỏ thường bị mụn ở vị trí này.
Sự mất cân bằng hormone còn có thể liên quan đến chế độ ăn uống. Vì thế hãy kiểm soát chế độ ăn của bạn – giảm bớt lượng đường, tinh bột, thức ăn nhanh và sữa để giúp giảm mụn trứng cá ở vùng cằm và đường viền hàm hiệu quả nhất.
Mụn xuất hiện trên gương mặt đều đi đôi với những vấn đề về sức khỏe bên trong cơ thể do đó để cải thiện mụn trên mặt, bạn cần một quá trình chăm sóc da mặt từ ngoài vào trong. Một làn da đẹp sẽ xuất phát từ cơ thể có sức khỏe tốt.
☛ Xem ngày: 10 cách hay loại bỏ mụn SƯNG TO và CỨNG ở cằm
Những cách cải thiện mụn trên mặt
Ngoài các phương pháp cải thiện riêng biệt cho từng vị trí mụn kể trên, bạn còn có thể tham khảo và áp dụng những cách phía dưới này nữa đấy.
Sử dụng kem bôi trị mụn
Giống như tên gọi thì kem trị mụn có vai trò tấn công vào các đốt mụn, tiêu diệt vi khuẩn, làm khô héo hoặc đẩy cồi mụn, từ đó đánh bay mụn ra khỏi bề mặt da. Nhờ đó, các nốt mụn không để lại sẹo thâm trên da. Đối với từng nền da sẽ có từng loại kem trị mụn chuyên dụng để lựa chọn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Các thành phần thường gặp trong kem trị mụn mang lại hiệu quả đáng kể đó chính là Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, Tea Tree Oil, … Các dòng mỹ phẩm có kết cấu mỏng nhẹ thấm nhanh là điểm cộng khi lựa chọn kem trị mụn.
Nếu bạn đang lăn tăn lựa chọn kem bôi trị mụn nào mang lại hiệu quả cao, hãy tham khảo về Sahemul xem sao! Với các thành phần hoạt tính dịu nhẹ gồm Sepicontrol ™ A5, Kojic Dipalmitate, AHA và BHA, Sahemul mang đến khả năng ngừa mụn và ngăn ngừa sự hình thành của các vết thâm. Ngoài ra còn có kẽm, niacin, vitamin E,… giúp phục hồi những tổn thương trên làn da sau mụn.
Với khả năng thẩm thấu sâu và tác động nhanh, chỉ sau 2 – 3 ngày, mụn trên da sẽ biến mất và mất khoảng 3 – 4 ngày là vết thâm đã mờ đi rồi. Đặc biệt hơn, Sahemul có hiệu quả trên mọi vết mụn và “ăn nhập” với mọi loại da nên bạn có thể an tâm sử dụng nhé.
Chú ý đến quy trình chăm sóc da mụn
Để có một làn da khỏe, đầu tiên bạn phải có một làn da sạch. Vì thế, quy trình chăm sóc da mụn cần được chú trọng kỹ lưỡng từng bước. Da đang bị mụn nên skincare quá nhiều bước sẽ dễ bị bít tắc lỗ chân lông. Do đó, quy trình chăm sóc chỉ cần đầy đủ 5 bước: làm sạch, toner dịu da, dưỡng ẩm và chống nắng.
Nhiều người cho rằng da mụn mà dưỡng ẩm và chống nắng sẽ khiến mụn nặng thêm. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại kem dưỡng ẩm còn giúp da đủ nước căng mịn giảm bớt lượng dầu tiết ra. Còn các sản phẩm chống nắng giúp làn da mụn nhạy cảm tránh được những ảnh hưởng gây hại của tia UV.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Dù làn da nào thì bạn cũng cần sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp mới mang lại hiệu quả cho da. Đối với các làn da nhạy cảm đặc biệt là da mụn việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da lại càng quan trọng hơn. Các sản phẩm dịu nhẹ là sự lựa chọn phù hợp nhất cho làn da mụn ở thời điểm này. Sản phẩm có thành phần tự nhiên với kết cấu mỏng nhẹ sẽ giảm thiểu những kích ứng không đáng có cho làn da.
Đảm bảo vệ sinh cho các vật tiếp xúc với da
Đối với da mụn, việc giữ vệ sinh cho tất cả các vật dụng là vô cùng cần thiết. Chỉ cần vô ý chạm các vật dụng bẩn lên mặt thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào làn da nhạy cảm yếu ớt, từ đó việc lên mụn là điều hiển nhiên.
Vậy nên bạn cần hạn chế áp điện thoại lên mặt lúc nghe máy. Để đảm bảo an toàn lời khuyên dành cho bạn mỗi lúc nghe điện thoại là dùng tai nghe để tránh tiếp xúc lên mặt. Đối với chăn gối, bạn cần thường xuyên giặt giũ, vệ sinh để tránh vi khuẩn tích tụ.
Chế độ ăn uống
Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3 chẳng hạn như cá béo, óc chó,.. sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm và cải thiện mụn trứng cá hiệu quả trên mặt. Các loại trái cây và rau củ là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người bị mụn. Beta-carotene trong rau củ quả giúp giảm bớt bã nhờn và kháng viêm một cách tự nhiên. Các loại rau có màu càng đậm sẽ càng tốt cho da giúp da bạn mịn màng hơn.
Mặt khác, người bị mụn cũng cần kiêng cử một số món để nhận được hiệu quả trị mụn tốt nhất. Sữa bò, đường, thức ăn nhanh và socola là những thực phẩm được liệt vào danh sách đen trong chế độ ăn của người bị mụn. Các thực phẩm này sẽ khiến làn da của bạn trở nên tệ hơn nếu như sử dụng thường xuyên. Do đó, trong quá trình điều trị mụn bạn nên hạn chế nhất có thể những thực phẩm này.
Trong trường hợp mụn không thuyên giảm sau khi thực hiện cách trên hoặc là mụn do nội tiết, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp. Thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc tư vấn trị mụn bằng công nghệ cao.
Kháng sinh theo toa
Các loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn là Tetracycline, Minocycline, Doxycycline, Macrolide,… Đa số các loại kháng sinh này đều có tác dụng giảm tuyến bã nhờn, chống viêm nhằm giúp mụn nhanh gom cồi và giảm thiểu tình trạng mụn tái phát.
Lưu ý đây là những sản phẩm thuốc kháng sinh vì thế chúng có những tác dụng phụ cho cơ thể. Cần có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ, bạn mới nên sử dụng chúng, không tự ý sử dụng vì có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trị mụn công nghệ cao
Công nghệ tiên tiến làm cho quá trình trị mụn bằng công nghệ cao không còn gì quá xa lạ nữa. Đến với các spa hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu, bạn sẽ được tư vấn về các công nghệ trị mụn như điều trị mụn chuyên sâu bằng công nghệ Q-Plus Evo, Sử dụng xung ánh sáng cường độ cao IPL, Điều trị sẹo mụn bằng Laser CO2 vi điểm,…
Trên đây là những thông tin về vấn đề mụn, Sahemul hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cách chăm sóc làn da đang trong tình trạng bị mụn. Từ đó, bạn sẽ có được cách chăm sóc da phù hợp cho bản thân để có cho mình một làn da như ý, bạn nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/325971
- https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/pimple-acne-face-map
- https://health.clevelandclinic.org/what-does-it-mean-when-acne-is-on-certain-areas-of-your-face