Mụn viêm

Nguyên nhân gây mụn viêm ở cổ và cách điều trị hiệu quả

Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể như mặt, vai, lưng,… Tuy nhiên, mụn viêm ở cổ luôn gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho cả nam và nữ. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này và cách xử lý triệt để là gì? Cùng Sahemul tìm hiểu “tất tần tật” trong bài viết này nhé! Mục lục1. Mất cân bằng nội tiết gây mụn viêm ở cổ2. Nguyên nhân thông thường gây mụn viêm ở cổ2.1. Vệ sinh da cổ không sạch sẽ2.2. Tiếp xúc lâu với mồ hôi2.3. Bụi bẩn đến từ tóc2.4. Mỹ phẩm làm bí lỗ chân lông2.5. Thực đơn không lành mạnh3. Cách trị mụn viêm ở cổ hiệu quả bạn có thể áp dụng3.1. Tẩy tế bào chết toàn thân3.2. Sử dụng thuốc bôi trị mụn viêm ở cổ3.3. Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống3.4. Thực hiện các liệu pháp y tế3.5. Sử dụng thảo dược thiên nhiên tại nhà4. Những lưu ý để ngăn ngừa hình thành mụn viêm ở cổ5. Sahemul – Mụn viêm ở cổ không còn là nỗi lo! Mất cân bằng nội tiết gây mụn viêm ở cổ Một trong những nguyên nhân chính yếu gây mụn viêm ở cổ chính là do sự mất cân bằng của hàm lượng nội tiết tố bên trong cơ thể. Song song với sự tăng lên của các nội tiết tố, hoạt động của các tuyến bã nhờn trên da cũng được đẩy mạnh. Đây là môi trường rất thuận lợi cho sự xuất hiện và sinh sôi của các loại vi khuẩn gây mụn. Theo nghiên cứu, có nhiều loại nội tiết tố khác nhau tồn tại trong cơ thể. Nhưng sự mất cân bằng của hormone androgen là nguyên nhân chính dẫn đến mụn viêm ở cổ. Thời điểm hormone tăng giảm thất thường thường gặp nhất ở 3 giai đoạn: Nam và nữ đang trong giai đoạn dậy thì. Nữ giới đang trong thời kỳ hành kinh. Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây còn nhận định, sự tăng giảm hormone thất thường còn xuất hiện ở người thường xuyên bị áp lực trong cuộc sống hoặc những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Đọc thêm: Mụn viêm có tự hết không? Nguyên nhân thông thường gây mụn viêm ở cổ Không chỉ có mỗi “tên thủ phạm mang tên hormone” gây ra mụn viêm ở cổ, mà vẫn còn một số nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen chăm sóc làn da của bạn sau đây. Vệ sinh da cổ không sạch sẽ Chắc hẳn khi skincare, anh chị em đều tập trung tối đa công sức để chăm sóc da mặt phải không nào? Bỏ quên vệ sinh vùng da dưới cổ sẽ khiến tế bào chết, bã nhờn thừa, bụi bẩn, mỹ phẩm và nước hoa bám lại trên lớp da non. Đó quả là điều kiện lý tưởng cho lũ vi khuẩn gây mụn. Bạn nên lưu ý điều này nhé! Tiếp xúc lâu với mồ hôi Khi bạn hoạt động mạnh hoặc ở trong môi trường có nhiệt độ cao (dưới ánh mặt trời, phòng kín, mặc quần áo ôm sát, vải không thoáng mát,…) quá lâu, cổ và lưng sẽ tiết ra mồ hôi để cân bằng nhiệt cho cơ thể. Vậy nhưng, mồ hôi lại chính là “cạ cứng” của gây vi khuẩn mụn. Nếu không được làm sạch, chúng sẽ thấm ngược lại vào da qua lỗ chân lông, kết quả là nốt mụn viêm ở cổ của bạn ngày càng trầm trọng. Bụi bẩn đến từ tóc Tóc có thể gây mụn ư? Hoàn toàn có thể đấy! Bụi bẩn, tế bào chết và dầu nhờn từ da đầu bám trên tóc có thể “lây lan” sang da cổ. Điều đó khiến cho bề mặt da bị bám bẩn và hình thành mụn. Đặc biệt là với những nàng thường xuyên xõa tóc hoặc có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh. Mỹ phẩm làm bí lỗ chân lông Mỹ phẩm sẽ khiến da đẹp hơn? Đúng! Nhưng chính chúng cũng có thể là thủ phạm gây ra mụn viêm ở cổ nói riêng và mụn trứng cá nói chung! Theo nhận định của các chuyên gia da liễu, thành phần của mỹ phẩm sẽ bị giữ lại trong lỗ chân lông nếu chúng không phù hợp với cơ địa của người sử dụng. Ví dụ, người có da thiên dầu sẽ sản xuất nhiều dầu hơn nếu sử dụng mỹ phẩm dành cho da khô hoặc da thường. Từ đó, tình trạng mụn trở nên trầm trọng. Thực đơn không lành mạnh Việc nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể cũng là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình sản xuất bã nhờn trên da, kể cả vùng da trên cổ. Bạn hãy coi đồ chiên rán, mỡ động vật, đồ ngọt,… là “kẻ thù” nếu muốn có làn da khỏe đẹp. Tổng hợp nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân thông thường gây mụn viêm ở cổ Xem thêm: Nên ăn gì cho mát gan hết mụn? Cách trị mụn viêm ở cổ hiệu quả bạn có thể áp dụng Điều trị mụn chắc chắn là một quá trình không hề nhanh chóng và dễ dàng! Để việc chữa trị hiệu quả và an toàn, bạn cần phải kiên trì, cẩn trọng và hiểu rõ làn da của bản thân. Thêm vào đó là các phương pháp điều trị phù hợp. “Biết mình biết ta”, hội da mụn chắc chắn sẽ “trăm trận trăm thắng”. Tẩy tế bào chết toàn thân Tẩy tế bào da chết toàn thân là một cách làm thông thoáng lỗ chân lông. Và bạn biết đấy, khi nang lông thông thoáng, khuẩn mụn cũng mất môi trường để sinh sôi. Điều này cũng góp phần ngăn ngừa mụn và làm giảm tình trạng mụn viêm ở cổ. Bạn lưu ý rằng, việc tẩy da chết quá thường xuyên sẽ bào mòn, làm khô da và giảm khả năng bảo vệ tự nhiên sẵn có của lớp biểu bì. Vậy nên, trung bình mỗi tuần bạn chỉ nên tẩy tế bào da chết một lần, nếu sống trong môi trường bình thường. Còn với những bạn thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm, thực hiện 2 lần mỗi tuần là đủ. Sử dụng thuốc bôi trị mụn viêm ở cổ Bạn cũng có thể thử điều trị mụn viêm ở cổ bằng các sản phẩm không cần kê đơn. Phương pháp này nên dùng khi mụn ở thể nhẹ hoặc trung bình và chưa có biến chứng. Những bạn sở hữu làn da không quá đặc thù có thể tự điều trị sau khi tham khảo thông tin kỹ lưỡng. Dưới đây là một số thành phần trị mụn mang lại hiệu quả cao mà bạn có thể ưu tiên khi chọn sản phẩm trị mụn viêm ở cổ: Benzoyl peroxide Benzoyl Peroxide có khả năng làm giảm sưng mụn, chống lại Propionibacterium Acnes – vi khuẩn liên quan đến việc gây ra mụn. Ưu điểm nổi trội của hợp chất này là không gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Benzoyl peroxide bắt đầu phát huy tác dụng sau 4 tuần đầu sử dụng. Khi tình trạng mụn được kiểm soát, bạn có thể ngừng sử dụng hoặc cũng có thể tiếp tục sử dụng để ngăn ngừa mụn tái phát. Salicylic acid Salicylic Acid hay còn được gọi với tên khác là Beta Hydroxy Acid (BHA). Đây là một loại acid vô cơ có gốc dầu. Nhờ cấu tạo hóa học này mà Salicylic Acid có khả năng làm sạch tận gốc những nơi chứa bã nhờn, phá vỡ các khối tế bào chết kết dính vào nhau, từ đó loại bỏ các bã dầu tắc nghẽn. Thêm vào đó, loại acid này còn giúp làm khô cồi, tiêu  nhân mụn nhanh chóng. Song song đó, nó còn làm dịu làn da, đẩy nhân mụn lên trên để dễ dàng loại bỏ. Với những nàng có làn da dầu hoặc da mụn, những sản phẩm trị mụn viêm ở cổ nói riêng và mụn trứng cá nói chung có chứa Salicylic Acid chính là lựa chọn lý tưởng. Azelaic acid Azelaic Acid thường được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mì ngoài tự nhiên. Với hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào, dưỡng chất này có đặc tính chống khuẩn, kháng viêm và được xem như “thần dược” trong việc điều trị mụn. Bên cạnh đó, Azelaic Acid còn giúp hạn chế sản sinh hắc tố melanin nhằm cải thiện độ sáng mịn của làn da. Bạn cũng có thể tìm thấy dưỡng chất này trong các sản phẩm phục hồi da bì chúng có khả năng tái tạo lớp biểu bì, làm lành những thương tổn do mụn. Retinol Retinol là một dẫn xuất của vitamin A. Để hoạt chất này hiệu quả trong việc điều trị, bạn cần sử dụng thường xuyên và đúng cách. Retinol giúp chống lại sự lão hóa da, loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa có trong lỗ chân lông, khiến da không bị bít tắc, gây mụn. Bên cạnh đó, Retinol còn có khả năng kháng khuẩn, chống sưng, viêm. Ngoài những loại sản phẩm trị mụn có chứa thành phần kể trên, các sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bôi trên da mạnh hơn như Tazarotene, Adapalene, Tretinoin hoặc kết hợp nhiều loại thuốc uống để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể bạn quan tâm: Da mụn nên dùng retinol hay tretioin tốt hơn? Các dạng thuốc bôi và thuốc uống giúp cải thiện mụn viêm ở cổ Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống Khi sử dụng bất kể loại kháng sinh nào, bạn cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng kháng sinh đem lại hiệu quả cao nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra những tác dụng phụ không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để trị mụn viêm ở cổ bằng thuốc kháng sinh dạng uống, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sau đây: Tetracycline Loại thuốc này có công hiệu cực mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn viêm ở cổ nhanh chóng. Cụ thể, thành phần hoạt tính của Tetracycline giúp tiêu diệt các tác nhân xấu, chống viêm, giảm sưng đau, giảm thâm và khiến da mịn màng. Tuy nhiên, chúng lại gây ra các phản ứng không mong muốn cho cơ thể như đi ngoài, buồn nôn,… Clindamycin Loại thuốc này được dùng cho những vi khuẩn cứng đầu, đã “nhờn” các dòng kháng sinh khác. Tuy nhiên, những chất được sử dụng trong Clindamycin có khả năng gây bệnh viêm đại tràng và ảnh hưởng đến giác mạc nên các bác sĩ ít khi kê đơn loại dược này. Doxycycline Doxycycline còn có các tên gọi khác như Monodox, Vibramycin. Loại thuốc kháng sinh này có khả năng kháng khuẩn và chống viêm vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, Doxycycline còn giúp giảm đau nhờ cơ chế xoa dịu các vết sưng tấy. Mặc dù vậy, làn da của bạn sẽ trở nên rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi sử dụng loại thuốc này. Vậy nên, hãy đặc biệt chú ý bảo vệ làn da bạn nhé. Thuốc tránh thai/Thuốc cân bằng nội tiết Với những bạn bị mụn viêm ở cổ do sự mất cân bằng nội tiết tố, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc tránh thai hoặc các sản phẩm dược có công dụng cân bằng nội tiết. Phần lớn các sản phẩm này đều có chứa estrogen và progestin giúp điều hòa 2 loại hormones này trong cơ thể, góp phần ngăn ngừa và cải thiện mụn viêm. Thực hiện các liệu pháp y tế Nếu mụn của bạn không biến mất khi dùng thuốc không kê đơn, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể đề nghị dùng thuốc theo toa, bao gồm cả thuốc kháng sinh và thay thế hormone đường uống. Các liệu pháp khác có thể bao gồm: Lột da hóa học: Lột da hóa học sử dụng một dung dịch hóa học nhẹ để loại bỏ các lớp da và giảm mụn nhọt. Tái tạo bề mặt da bằng laser: Tái tạo bề mặt da bằng laser hướng các chùm ánh sáng xung động ngắn, tập trung vào nốt mụn của bạn. Các chùm ánh sáng làm giảm lượng dầu mà tuyến bã nhờn tiết ra. Mài da siêu nhỏ: Bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để “mài” da của bạn. Loại bỏ các lớp trên cùng của da giúp giải phóng các tắc nghẽn gây ra mụn. Sử dụng thảo dược thiên nhiên tại nhà Phương pháp trị mụn lành tính, an toàn mà lại tiết kiệm chi phí là sử dụng những nguyên liệu tự nhiên. Tuy nhiên, cách này thường không đem lại hiệu quả nhanh chóng, bạn cần kiên nhẫn khi thực hiện. Tinh bột nghệ và và sữa bò tươi Kết hợp nghệ với sữa tươi sẽ giúp ngăn ngừa mụn viêm ở cổ tái phát Gel lô hội (nha đam) thiên nhiên 100% Nha đam giúp kích thích tái tạo da và giảm những triệu chứng sưng, viêm Giấm táo Bạn lưu ý không thoa trực tiếp giấm táo lên da Bột đậu đỏ nghiền mịn Bột đậu đỏ chứa nhiều vi khoáng có lợi cho làn da mụn viêm Xem đầy đủ: AZ Kế hoạch chăm sóc mụn viêm tại nhà Những lưu ý để ngăn ngừa hình thành mụn viêm ở cổ Để sớm lấy lại làn da cổ nhẵn bóng và mềm mịn, bạn đừng bỏ qua một vài lưu ý nho nhỏ mà Sahemul đã note lại phía dưới đây nhé. Giữ vùng da mụn khô thoáng và sạch sẽ. Đồng thời, bạn nên hạn chế mặc áo cao cổ, áo bó sát hoặc các loại vải có khả năng thấm hút kém. Đừng quên vệ sinh cả drap trải giường, mùng, mền và gối nhé! Không nặn mụn hoặc đưa tay chạm vào cổ liên tục. Những thói quen này là cơ hội để vi khuẩn thâm nhập và gây viêm nhiễm trên da. Thường xuyên làm sạch da cổ và lưng bằng sữa tắm chuyên dùng cho loại da của bạn. Nên tắm sau khi chơi thể thao hoặc làm việc khiến mồ hôi đọng trên da nhiều. Thực hiện quy trình skincare cho cả cổ và đừng quên chống nắng cho vùng da này nhé. Trên đây là một số thông tin hữu ích cho những bạn gặp phải vấn đề mụn viêm ở cổ. Bạn mau chép vào sổ tay skincare của mình nhé. Mong rằng bạn sớm vĩnh biệt mụn và lấy lại vẻ ngoài xinh đẹp, rạng ngời vốn có! Sahemul – Mụn viêm ở cổ không còn là nỗi lo! Mụn viêm ở cổ sẽ không còn là vấn đề nếu bạn lựa chọn được cách cải thiện phù hợp và khoa học. Sử dụng Sahemul với công thức trị mụn, giảm thâm tối ưu đã được nghiên cứu bởi các chuyên gia hàng đầu là cách bạn nên làm. Lựa chọn và thoa kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul đều đặn mỗi ngày, làn da bị mụn viêm ở cổ của bạn sẽ thay đổi như thế nào? Da sạch bóng mụn chỉ sau 2, 3 ngày sử dụng, cả nhân mụn cũng tiêu biến hoàn toàn nhờ Sepicontrol ™ A5 và BHA. Mụn biến mất nhưng không để lại vết thâm, sẹo mụn, da sáng đều màu chỉ sau 1 tuần sử dụng nhờ Kojic Dipalmitate và AHA. Làn da săn chắc, khỏe đẹp như trước nhờ chức năng phục hồi thương tổn trên da từ Niacine (vitamin B3), vitamin E, kẽm,… Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về cách chăm làn da mụn, liên hệ ngay với Sahemul qua hotline 1800 1737 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé! Tìm hiểu thêm về Sahemul TẠI ĐÂY Nhanh tay đặt mua Sahemul TẠI ĐÂY Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/322318 https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27698089/ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22468-pimples Chia sẻ

Mụn viêm đỏ ở má - 9 nguyên nhân và 5 cách trị hiệu quả

Mụn viêm đỏ ở má là nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là các bạn trong độ tuổi dậy thì. Nhiều nàng lựa chọn phớt lờ nó vì cho rằng chúng sẽ tự lành. Số còn lại tìm cách để loại bỏ nhanh chóng. Theo các chuyên gia da liễu, nếu mụn viêm đỏ không được xử lý đúng cách sẽ để lại vết thâm, sẹo mụn, thậm chí là sẹo rỗ. Vậy làm thế nào để trị mụn viêm đỏ ở má nhanh chóng mà không để lại sẹo? Cùng Sahemul tìm hiểu trong bài viết này nhé. Mục lục1. Mụn viêm đỏ là gì?2. Nguyên nhân nội sinh gây mụn viêm đỏ ở má2.1. Bít tắc lỗ chân lông do hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn2.2. Sừng hóa chân nang lông2.3. Rối loạn nội tiết tố3. Nguyên nhân thông thường gây mụn viêm đỏ ở má3.1. Thói quen vệ sinh da kém3.2. Chăm sóc da sai cách3.3. Dùng mỹ phẩm “quá tay”3.4. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý3.5. Lối sống sinh hoạt kém lành mạnh3.6. Dị ứng thời tiết4. Các cách điều trị mụn viêm đỏ hiệu quả4.1. Sử dụng thuốc trị mụn viêm đỏ dạng bôi4.2. Sử dụng thuốc trị mụn viêm đỏ dạng uống4.3. Áp dụng những cách trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên4.4. Rửa mặt thường xuyên và chăm da đúng cách4.5. Liệu pháp khoa học trị mụn viêm đỏ ở má5. Lưu ý khi trị mụn viêm đỏ ở má6. Sahemul – Sạch mụn sáng da, mờ thâm sẹo Mụn viêm đỏ là gì? Mụn viêm đỏ là một loại mụn viêm không nhân, nếu không được điều trị đúng cách, chúng có thể chuyển sang các dạng mụn bọc và mụn nang. Khi đó bạn sẽ phải tốn kém thời gian và tiền bạc hơn để khắc phục tình trạng này. Mụn viêm đỏ xuất hiện phần lớn ở má. Chúng thường tấy đỏ và có đường kính khoảng 2 – 4 mm. Đặc điểm loại mụn này là không thấy nhân, không có đầu mụn trắng hoặc vàng. Khi chạm tay vào sẽ có cảm giác đau nhức và có thể hình thành mụn mủ từ đó sau vài ngày. Cả nam và nữ đều có thể gặp phải vấn đề mụn viêm đỏ Nguyên nhân nội sinh gây mụn viêm đỏ ở má Bít tắc lỗ chân lông do hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức là một trong những nguyên nhân gây nên mụn. Bởi lẽ khi này, các lỗ chân lông có thể bị bít tắc. Cùng với tế bào chết và bụi bẩn đọng lại lâu ngày sẽ tạo nên môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn làm ổ. Khi lượng vi khuẩn đạt đến mật độ nhất định, chúng sẽ sẽ tạo ra các nốt mụn đỏ, sưng tấy, chứa mủ. Phần lớn bã nhờn trên da được tiết ra ở má nên mụn viêm đỏ cũng xuất hiện ở vị trí này nhiều nhất. Ngoài ra chúng cũng có thể xuất hiện ở trán, mũi hoặc cằm, nhưng ít hơn. Sừng hóa chân nang lông Sừng hóa chân nang lông là hiện tượng chân lông dày lên và ống tiết bã nhờn qua da bóp hẹp. Điều này dẫn đến việc chất bã nhờn bị ứ đọng, không thể đẩy hoàn toàn lên bề mặt da, rất khó để làm sạch. Những chất nhờn tồn đọng này sớm muộn cũng trở thành nhân mụn, tạo cảm giác khó chịu, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Rối loạn nội tiết tố Tác nhân kích thích tuyến nhờn hoạt động quá mức là do sự mất cân bằng của hormone androgens. Vấn đề này thường xảy ra khi bạn đang dậy thì. Đó là lý do tại sao khi ở độ tuổi này, làn da của bạn lại chi chít mụn đến thế. ☛ Xem thêm: Tiết lộ cách trị mụn nội tiết tận gốc, hiệu quả Nguyên nhân thông thường gây mụn viêm đỏ ở má Thói quen vệ sinh da kém Để có một làn da đẹp, bước cơ bản cũng như bước quan trọng nhất là rửa mặt đúng. Đây tưởng chừng như là một điều đơn giản nhưng lại rất ít người thực hiện đúng cách. Đối với những người bận rộn, người phải liên tục tiếp xúc với bụi bẩn, nắng gió hoặc phải trang điểm thường xuyên thì càng khó khăn. Chăm sóc da sai cách Có rất nhiều thói quen được liệt kê vào nhóm chăm sóc da sai cách mà bạn có thể mắc phải. Chẳng hạn chà sát mạnh tay khi rửa mặt, khi da tiết dầu nhờn thì dùng khăn giấy lau, nặn mụn, hay sờ tay lên mặt, lười tẩy trang, thay đổi sữa rửa mặt thường xuyên,… Những điều này đều góp phần làm gia tăng tình trạng mụn viêm đỏ trên má. Nặn mụn có thể khiến cho nốt mụn phát triển nặng hơn Dùng mỹ phẩm “quá tay” Với mong muốn có một làn da đẹp, không ít nàng sử dụng hàng chục loại mỹ phẩm khác nhau cùng suy nghĩ “càng nhiều càng tốt”. Không những không tốt mà còn khiến da dễ bị kích ứng, tăng nguy cơ mọc mụn. Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý Khẩu phần dinh dưỡng kém lành mạnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da. Nếu bạn liên tục nạp vào cơ thể những thức ăn và chế phẩm có chỉ số GI cao, nhiều chất béo, chất đường và sữa động vật, ít ăn rau xanh và trái cây, làn da sẽ “biểu tình” bằng cách đẩy mụn viêm lên. Lối sống sinh hoạt kém lành mạnh Lối sống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe da liễu. Thường xuyên gặp áp lực, mất ngủ, thức khuya cũng tác động tiêu cực đến đồng hồ sinh học cũng như sự mịn màng của da mặt. Dị ứng thời tiết Vào thời điểm giao mùa, khi xuất hiện những đợt thời tiết lạ, hoặc người bị rối loạn hệ miễn dịch, mụn viêm đỏ có thể xuất hiện trên bề mặt da của người bị dị ứng.  Chúng không chỉ nổi lên ở má hay khuôn mặt mà có thể cả ở cổ, lưng, cánh tay hay đùi. Các cách điều trị mụn viêm đỏ hiệu quả Có rất nhiều cách để loại bỏ mụn viêm đỏ khỏi khuôn mặt. Dưới đây là những cách cải thiện mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày. Sử dụng thuốc trị mụn viêm đỏ dạng bôi Sử dụng thuốc trị mụn dạng bôi là lựa chọn phổ biến của phái đẹp. Để tối ưu hiệu quả, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa thành phần như BHA, Benzoyl peroxide, Sepicontrol A5,… BHA: Hoạt chất này nổi tiếng với khả năng làm sạch các lỗ chân lông. Bã nhờn, tế bào chết, cặn bẩn sẽ được loại bỏ nhanh chóng. Khi không có môi trường thuận lợi, các vi khuẩn gây mụn sẽ không thể phát triển trên da. Benzoyl peroxide: Giúp làm giảm số lượng vi khuẩn gây mụn trên da, cũng như giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng. Sepicontrol A5: Có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mụn. Đồng thời, giảm lượng axit béo tự do trong bã nhờn, điều hòa quá trình tiết dầu nhờn. Khi kết hợp với BHA sẽ mang lại tác động toàn diện, giúp đánh bay nốt mụn nhanh chóng. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thành phần trị thâm mụn – Bạn đã biết hết chưa? Chú ý lựa chọn các sản phẩm có thành phần trị mụn tối ưu Sử dụng thuốc trị mụn viêm đỏ dạng uống Thuốc kháng sinh histamin: Có ở dạng uống hoặc kem bôi. Giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm dịu tình trạng viêm. Thuốc tránh thai: Dùng cho phụ nữ, để giúp cân bằng các hormone, kiểm soát tăng tiết chất nhờn gây ra mụn viêm. Isotretinoin (Accutane): Dành cho quá trình trị mụn trứng cá nặng. Bạn lưu ý, chỉ sử dụng các loại thuốc này để trị mụn khi có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý dùng khi chưa có sự cho phép để đảm bảo sức khỏe của bản thân. ☛ Đọc thêm: Thuốc trị mụn viêm có những loại nào, lưu ý khi sử dụng Áp dụng những cách trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên Phương pháp thiên nhiên được ưa dùng bởi sự đơn giản. Đây là cách tiết kiệm chi phí cũng như gây tác dụng phụ nhất. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian khá dài mới có thể thấy được hiệu quả. Tỏi tươi và mật ong Tỏi nổi tiếng với các hợp chất gốc lưu huỳnh có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm mạnh. Bạn giã nhuyễn tỏi rồi trộn chung với một lượng mật ong vừa đủ để tạo hỗn hợp đặc sánh. Sau khi làm sạch da thì nhẹ nhàng thoa lên nốt mụn. Tinh bột nghệ và mật ong Sự kết hợp của tinh bột nghệ và mật ong tạo nên công thức trị mụn rất hiệu quả. Trong khi nghệ giúp trị mụn nhờ hoạt chất curcumin có đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm; Mật ong sẽ dưỡng ẩm và phục hồi những thương tổn trên da. Để tạo hỗn hợp này, bạn trộn đều bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1 thành hỗn hợp sánh mịn. Nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp này lên mụn sau khi đã làm sạch da, kết hợp mát xa thật nhẹ nhàng. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: 8 công thức trị thâm mụn bằng nghệ tươi – hướng dẫn chi tiết Tinh dầu tràm trà Tinh dầu tràm trà đã khá quen thuộc đối với các bạn có tìm hiểu về sản phẩm điều trị mụn viêm đỏ. Hai tinh chất đặc biệt trong tràm trà là Terpinen-4-ol và Cineol có tác dụng kháng khuẩn, nấm da và làm dịu làn da. Chấm trực tiếp tinh dầu tràm trà sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ chỉ sau một đêm. Tràm trà đã khá quen thuộc đối điều trị mụn viêm đỏ Tinh chất rau diếp cá và mật ong Nếu không thích kết hợp với bột nghệ, bạn có thể dùng hỗn hợp mật ong với chiết xuất rau diếp cá, vừa rẻ vừa hiệu quả bất ngờ. Trộn 2 thìa mật ong với lượng nước ép lá diếp cá vừa đủ. Sau khi thoa lên da thì massage nhẹ nhàng, khoảng 10 phút sau thì rửa lại bằng nước sạch và dưỡng ẩm. Rửa mặt thường xuyên và chăm da đúng cách Các chuyên gia sắc đẹp khuyên rằng bạn nên rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nếu sử dụng mỹ phẩm, bạn nhớ tẩy trang trước khi rửa mặt. Da mặt chúng ta tồn tại lớp màng ẩm tự nhiên, mang tính acid với độ pH từ 4 – 7. Trong khi đó, độ pH lý tưởng cho da là 5.5. Chính vì thế khi chọn sữa rửa mặt, bạn nên chọn sản phẩm có độ pH từ 6 – 6.5. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt. Dung dịch này có khả năng làm sạch dịu nhẹ, ít gây kích ứng, phù hợp với nhiều loại da. Đặc biệt là, độ kiềm thấp của nước muối sinh lý rất phù hợp với da mụn. Đừng quên rửa mặt ít nhất 2 lần mỗi ngày Để trị mụn viêm đỏ ở má hiệu quả, bạn cũng cần nắm được quy trình chăm sóc da mụn. Chăm sóc da mụn ban ngày: Làm sạch da – Toner – Kem trị mụn – Dưỡng ẩm – Kem chống nắng. Chăm sóc da mụn ban đêm: Tẩy trang – Làm sạch da – Toner – Kem trị mụn – Dưỡng ẩm. Liệu pháp khoa học trị mụn viêm đỏ ở má Liệu pháp laser hoặc ánh sáng: Do bác sĩ có chuyên môn thực hiện bằng các công cụ, máy móc chuyên dụng Lấy nhân mụn hoặc tiêm cortisone: Liệu pháp này giúp thu nhỏ kích thước và phạm vi vùng da bị mụn. So với các phương pháp trước, thực hiện liệu pháp laser hoặc lấy nhân mụn, tiêm cortisone sẽ mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, các phương pháp này có mức chi phí cao và phải thực hiện theo liệu trình mới mong loại bỏ mụn hoàn toàn. Lưu ý khi trị mụn viêm đỏ ở má Trong quy trình chăm sóc da mụn viêm đỏ phía trên, bất kỳ bước nào cũng quan trọng. Vì vậy, bạn nên thực hiện đầy đủ và tuần tự theo từng bước. Bên cạnh đó, vẫn còn một số thói quen mà bạn nên chú ý khi trị mụn viêm đỏ ở má như: Không dùng tay để chạm vào mặt và không nặn mụn Không thoa kem trị mụn hoặc mặt nạ thiên nhiên lên các vết thương hở Đối với mặt nạ thiên nhiên, chỉ nên áp dụng 2, 3 lần mỗi tuần Dùng kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà Kết hợp phương pháp tự nhiên với kem trị mụn đặc hiệu Hạn chế căng thẳng, không làm việc quá sức cũng như thức quá khuya Tăng cường rau củ quả, trái cây vào bữa ăn và hạn chế các thực phẩm chiên dầu, cay nóng, đồ uống có cồn, có ga,… Nếu tình trạng mụn không thuyên giảm mà chuyển biến xấu hơn, bạn nên gặp ngay bác sĩ để được tư vấn phương pháp cải thiện. Mụn viêm đỏ trên má không phải vấn đề nan giải không thể giải quyết, chỉ cần kiên trì thực hiện các chỉ dẫn đúng đắn và khoa học thì sớm muộn gì cũng tạm biệt được những phiền toái này. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ tìm được phương pháp trị mụn hiệu quả nhất cho mình để sở hữu làn da mịn màng, tươi trẻ. Sahemul – Sạch mụn sáng da, mờ thâm sẹo Sử dụng sản phẩm trị mụn chuyên dụng là một trong những cách giúp bạn “đánh bay” nốt mụn nhanh chóng. Với một cô nàng mê cái đẹp, trong túi mỹ phẩm nhất định phải có kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul. Công thức trị mụn của Sahemul được tạo thành từ sự kết hợp của Sepicontrol A5 và BHA. Đây cũng là 2 “gương mặt sáng” trong các thành phần trị mụn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng giảm thâm nhờ Kojic Dipalmitate và AHA; Phục hồi các thương tổn trên da nhờ kẽm, vitamin E, vitamin B3 (Niacine),… Chỉ với 1 tuýp kem, làn da của bạn có thể nhận được 3 tác động: Ngừa mụn, giảm thâm và phục hồi. Quá hời phải không nào! Khám phá “tất tần tật” về kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY Nhanh tay đặt mua Sahemul (giao tận nhà), sở hữu làn da sáng hồng TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/nodular-acne https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21062102/ https://www.wikihow.com/Treat-Nodular-Acne Chia sẻ

Top 9 loại mặt nạ thiên nhiên trị mụn viêm hữu hiệu

Đắp mặt nạ thiên nhiên là một phương pháp làm đẹp chưa bao giờ “hạ nhiệt”. Không chỉ giúp da thêm khỏe mạnh, nhiều nguyên liệu còn có khả năng giảm viêm, ngừa thâm sẹo. Tuy nhiên, để khai thác tối đa những lợi ích này, chị em cần lựa chọn mặt nạ trị mụn viêm phù hợp với làn da của mình. Những thông tin trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp ích cho nàng đấy! Mục lụcMặt nạ trị mụn viêm cho da dầu nhờnLòng trắng trứng và lô hộiĐất sét và trà xanhViệt quất, sữa chua và mật ongMặt nạ trị mụn viêm cho da khôBơ nghiền và mật ongChocolate đen và sữa tươi không đườngChuối và baking sodaMặt nạ trị mụn viêm cho da hỗn hợpLô hội và bột trà xanhSữa chua không đường và bạc hàĐu đủ, sữa tươi và mật ongĐắp mặt nạ trị mụn viêm như thế nào để đạt hiệu quả cao?Sahemul – Giảm mụn, tiêu viêm phù hợp với mọi loại da Mặt nạ trị mụn viêm cho da dầu nhờn Da dầu nhờn là một trong những vấn đề khiến chị phải đau đầu. Nếu thuộc tuýp da này, dù không mong muốn nhưng chị em vẫn-có-thể-phải “sở hữu combo” các thể loại mụn từ nhẹ đến nặng. Mụn viêm đỏ ở má, ở cằm cực kỳ đau đớn, khó chịu. Vậy nên để trị mụn viêm cho da dầu nhờn hiệu quả, nàng nên kết hợp các nguyên liệu vừa có khả năng giảm viêm vừa điều tiết bã nhờn trên da. 3 công thức mặt nạ trị mụn viêm cho da dầu nhờn dưới đây sẽ giúp chị em mau chóng sở hữu làn da đẹp không tỳ vết. Lòng trắng trứng và lô hội Lòng trắng trứng và lô hội là hai thành phần vừa giúp hấp thụ dầu thừa vừa giảm viêm hiệu quả mà không gây kích ứng cho làn da. Vậy nên, nếu làn da mụn viêm của bạn tiết quá nhiều dầu thì loại mặt hai trong một này sẽ rất hữu hiệu đấy! Lòng trắng trứng vốn chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, mang đến khả năng kháng khuẩn, đồng thời ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông trong khi hút dầu thừa. Gel lô hội nổi tiếng với công dụng làm dịu da, dưỡng ẩm nhờ hơn 90% cấu tạo là nước. Với đặc tính cấp ẩm và điều tiết bã nhờn, lô hội rất phù hợp cho nàng da dầu Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ lòng trắng trứng và lô hội cho da dầu như sau: Cho 1 phần lòng trắng trứng và 2 thìa gel lô hội vào chén, trộn đều tay Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Giữ nguyên mặt nạ trong 10 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 8 công thức nha đam trị mụn bọc hiệu quả 99% Đất sét và trà xanh Đất sét là nguyên liệu làm đẹp rất phù hợp với làn da dầu. Trong cuốn sách Heal Your Skin, bác sĩ da liễu Ava Shamban MD đã nhận định: “Đất sét sẽ hút dầu ra ngoài theo đúng nghĩa đen”. Trong khi quá trình điều tiết bã nhờn do đất sét đảm nhận thì trà xanh sẽ thực hiện nhiệm vụ kháng khuẩn, tiêu viêm ở nốt mụn. Loại mặt nạ trị mụn viêm kết hợp từ hai thành phần này được không ít các beauty blogger chú ý đến. Đất sét và trà xanh tạo nên mặt nạ kháng khuẩn, giảm viêm và hút dầu nhờn rất tốt Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ đất sét và trà xanh cho da dầu như sau: Khuấy đều 2 thìa cà phê trà xanh và 2 thìa cà phê nước lọc Thêm vào dung dịch vừa tại 2 thìa cà phê đất sét, trộn đều để tạo thành hỗn hợp sánh mụn Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm ☛Gợi ý: 5 cách trị thâm mụn bằng lá chè xanh hiệu quả nhất Việt quất, sữa chua và mật ong Việt quất, sữa chua và mật ong là một trong những loại mặt nạ trị mụn viêm khác rất phù hợp với nàng da dầu. Loại mặt nạ này có chứa Acid alpha hydroxy (AHA), một trong những dưỡng chất giúp loại bỏ nhẹ nhàng có tế bào chết trên khuôn mặt. Quả việt quất và sữa chua trong công thức này là nguồn cung cấp AHA tự nhiên cho da. Mật ong có đặc tính chống viêm và khử trùng nên chịu trách nhiệm làm dịu da, đồng thời chống lại vi khuẩn gây mụn. Viết quất và sữa chua là nguồn cung cấp AHA tự nhiên cho làn da Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ việt quất, sữa chua và mật ong cho da dầu như sau: Nghiền nhuyễn 6 trái việt quất, sau đó thêm 2 thìa sữa chua, 1 thìa mật ong và khuấy đều tay Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm Mặt nạ trị mụn viêm cho da khô Tỷ lệ xuất hiện mụn viêm của nàng da khô không hề kém cạnh với làn da đầu. Đặc trưng của làn da khô chính là lỗ chân lông nhỏ, da có cảm giác bị kéo căng và nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó, để trị mụn viêm cho da khô hiệu quả, nàng nên ưu tiên chọn nguyên liệu có khả năng cấp ẩm, làm dịu da bên cạnh khả năng giảm viêm. Đừng bỏ qua 3 công thức làm mặt nạ trị mụn viêm cho da khô từ bơ, mật ong, chocolate, baking soda, chuối được Sahemul gợi ý ở phần tiếp theo. Bơ nghiền và mật ong Mật ong và bơ sẽ là “bộ đôi” cung cấp lượng ẩm dồi dào và cũng là sự lựa chọn hàng đầu của các tín đồ làm đẹp trong việc trị mụn viêm bằng mặt nạ thiên nhiên. Trong bơ có chứa nhiều acid béo và các loại dầu tự nhiên giúp làm mềm và dưỡng ẩm cho da. Mật ong với vai trò là chất làm se da và hydrat hóa tự nhiên sẽ hút nước lên bề mặt da. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ kháng khuẩn, chống viêm khiến mụn xẹp nhanh mà không gây khô hay kích ứng. Bơ vừa dưỡng ẩm vừa làm mềm da, trong khi mật ong kháng khuẩn và giảm viêm Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ bơ và mật ong cho da khô như sau: Nghiền nhuyễn ⅓ quả bơ rồi trộn đều với 1 thìa cà phê mật ong tạo hỗn hợp sánh mịn Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm ☛ Tham khảo đầy đủ tại: 10 tuyệt chiêu trị mụn bọc bằng mật ong hiệu quả không ngờ Chocolate đen và sữa tươi không đường Không phải tất cả các loại chocolate đều gây hại cho làn da của bạn, chocolate đen là một trong những ngoại lệ đó. Chỉ với 2 nguyên liệu đơn giản là sữa tươi không đường và chocolate đen, bạn đã có thể tạo ra loại mặt nạ trị mụn viêm rất hiệu quả ngay tại nhà. Theo đánh giá của các tín đồ làm đẹp, chocolate đen có công dụng dưỡng ẩm rất tuyệt vời. Trong khi đó, sữa tươi cung cấp hàm lượng lớn acid lactic nhằm loại bỏ tế bào da cũ và kích thích da mới. Chocolate đen là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho những nàng da khô Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ chocolate đen và sữa tươi không đường cho da khô như sau: Đun cách nhiệt một lượng chocolate đen vừa đủ để làm mặt nạ Thêm 2 – 3 muỗng sữa tươi không đường vào chocolate đã nấu chảy và khuấy đều để tạo hỗn hợp sánh mịn (chú ý điều chỉnh lượng sữa tỷ lệ thuận với lượng chocolate) Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm ☛ Xem thêm: 10 mẹo loại bỏ thâm mụn bằng sữa tươi không đường Chuối và baking soda Chuối không phải là nguyên liệu làm đẹp xa lạ đối với các nàng vì nó có đặc tính khử trùng, chống viêm và giúp dịu da. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, chuối rất giàu chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Trong loại mặt nạ trị mụn viêm này, baking soda (muối nở) hoạt động như chất ngăn ngừa mụn nhờ đặc tính chống nấm, đồng thời cân bằng độ pH cho làn da. Với công thức này, nàng không chỉ có thể loại bỏ nốt mụn viêm trên da mặt mà còn có thể dùng để tẩy tế bào chết trên toàn bộ cơ thể nữa đấy. Mặt nạ chuối và baking soda vừa giúp nốt mụn viêm xẹp nhanh vừa giúp tẩy tế bào chết Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ chuối và baking soda cho da khô như sau: Nghiền nhuyễn 1 quả chuối chín, sau đó cho thêm 1 thìa baking soda rồi trộn đều Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm Có một điều nàng cần lưu ý chính là baking soda có thể gây kích ứng làn da ngay cả khi bạn không thuộc tuýp làn da nhạy cảm. Vậy nên, đừng sử dụng thành phần này để làm đẹp hơn 2 lần mỗi tuần nhé. Mặt nạ trị mụn viêm cho da hỗn hợp So với da nhờn hay da khô, làn da hỗn hợp mới khiến các nàng phải đau đầu hơn cả. Điểm nổi bật của loại da này là tỷ lệ bã nhờn và nước trên da phân bố không đồng đều, vùng da dầu thường có lỗ chân lông khá to. Không chỉ vậy, nàng da hỗn hợp còn phải đối mặt với tình trạng “thay đổi theo mùa”: Hỗn hợp thiên dầu vào mùa hè (vùng da dầu nhiều hơn da khô, nhất là vùng chữ T) và hỗn hợp thiên khô vào mùa đông (phần lớn là vùng da khô, da dầu chỉ tập trung ở vùng chữ T). Dưới đây là 3 công thức làm mặt nạ trị mụn viêm cho loại da “khó chiều” này mà chị em có thể tham khảo. Lô hội và bột trà xanh Ngoài khả năng chung, nha đam còn được xem là địch thủ của làn da khô với khả năng dưỡng ẩm nhẹ nhờ hơn 90% cấu tạo là nước. Trong khi đó, bột trà xanh khiến biết bao tín đồ làm đẹp phải say mê bởi công dụng trị mụn, điều tiết bã nhờn, chống thâm nám và làm trẻ hóa da. Lô hội và bột trà xanh giúp làm dịu là da bị mụn viêm mà không gây kích ứng hay mẩn đỏ Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ lô hội và bột trà xanh cho da hỗn hợp như sau: Tạo hỗn hợp đặc sánh từ gel lô hội và bột trà xanh theo tỷ lệ 2 : 1 Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước mát Sữa chua không đường và bạc hà Để các nốt mụn viêm nhanh chóng biến mất mà không để lại sẹo hay vết thâm, nàng có thể kết hợp lá bạc hà và sữa chua không đường. Với loại mặt nạ trị mụn viêm này, AHA trong sữa chua sẽ thực hiện nhiệm vụ tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da, đồng thời khóa ẩm. Trong khi đó, bạc hà với hàm lượng acid salicylic và vitamin A hỗ trợ kiểm soát sự tiết dầu nhờn, giảm viêm nhiễm và loại bỏ mụn nhanh. Đồng thời hoạt động như chất tẩy rửa, làm se da, toner và dưỡng ẩm. Lá bạc hà chứa acid salicylic và vitamin A giúp nốt mụn viêm xẹp đi nhanh hơn Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ lá bạc hà và sữa chua không đường cho da hỗn hợp như sau: Rửa sạch một nắm lá bạc hà (vừa đủ để làm mặt nạ) rồi giã nhuyễn Trộn lá bạc hà vừa tạo được với 2 – 3 muỗng sữa chua không đường và khuấy đều Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm Đu đủ, sữa tươi và mật ong Không chỉ là một loại trái cây ngon, đu đủ còn là nguyên liệu làm đẹp da ngay tại nhà rất phổ biến. Sự kết hợp giữa đu đủ, sữa tươi không đường mật ong sẽ tạo nên loại mặt nạ trị mụn viêm hữu hiệu cho nàng da hỗn hợp. Enzyme papain và chymopapain trong đu đủ có thể làm giảm viêm, đồng thời loại bỏ các tế bào da chết, lớp sừng trên da tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đu đủ cũng rất giàu vitamin A giúp ngăn ngừa các tổn thương do mụn viêm. Mặt nạ trị mụn viêm bằng đu đủ không chỉ giảm mụn mà còn giúp tái tạo làn da Các bước làm mặt nạ trị mụn viêm từ lá bạc hà và sữa chua không đường cho da hỗn hợp như sau: Nghiền nhuyễn một lượng đu đủ chín (vừa đủ để làm mặt nạ) Thêm vào đu đủ vừa nghiền 1 muỗng sữa tươi không đường và 1 muỗng mật ong rồi khuấy đều để tạo hỗn hợp mịn Nhẹ nhàng thoa hỗn hợp lên da sau khi đã làm sạch bằng sữa rửa mặt Thư giãn trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm Đắp mặt nạ trị mụn viêm như thế nào để đạt hiệu quả cao? Xác định chính xác loại da Mỗi loại da sẽ có một đặc điểm khác nhau và cách cải thiện tình trạng mụn, cũng như thâm sẹo cũng sẽ khác nhau. Bằng cách xác định được loại da, nàng có thể dễ dàng được mặt nạ phù hợp và tối ưu công năng của chúng. Luôn thử phản ứng giữa mặt nạ với da Mặt nạ thiên nhiên vốn rất lành tính nhưng vẫn không thể tránh khỏi khả năng gây kích ứng da. Để hạn chế điều này, nàng nên thử phản ứng bằng cách lấy một ít hỗn hợp bôi vào vùng da ở cổ tay. Trong khoảng 5 – 7 phút đổ lại, nếu da không ngứa hay xuất hiện mẩn đỏ thì nàng có thể an tâm thực hiện rồi đấy. Chỉ nên đắp mặt nạ 2 – 3 lần mỗi tuần Đây là quy tắc quen thuộc mà nếu Sahemul không nhắc thì chị em vẫn sẽ nhớ, đúng không nào? Việc lạm dụng mặt nạ trị mụn viêm có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, lỗ chân lông bị tắc nghẽn nghiêm trọng hơn. Nắm được những điều trên sẽ giúp quá trình trị mụn viêm của các nàng “thành công mỹ mãn”. Ngoài ra, đừng quên kết hợp việc đắp mặt nạ trị mụn viêm với chế độ ăn uống khoa học và sử dụng sản phẩm trị mụn để sớm sở hữu làn da đẹp không chút tỳ vết nào nhé! Sahemul – Giảm mụn, tiêu viêm phù hợp với mọi loại da Để trị mụn viêm nhanh và hạn chế tối đa khả năng thâm, sẹo sau mụn, nếu chỉ dựa vào các loại mặt nạ tự nhiên là chưa đủ! Thay vào đó, hãy kết hợp với việc sử dụng sản phẩm chứa thành phần trị mụn chuyên biệt. Kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul có chứa Sepicontrol™ A5 – Phức hợp được tạo thành từ Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất vỏ quế quan), Capryloyl Glycine và Sarcosine. Hoạt chất này mang đến những lợi ít ngừa mụn rất hiệu quả như kháng viêm, giảm tỷ lệ sừng hóa và điều chỉnh lượng bã nhờn dư thừa trên da. Khi kết hợp với BHA có chức năng làm sạch sâu lỗ chân lông, khô nhân, tiêu cồi mụn đã tạo nên “bộ đôi” loại bỏ nhanh chóng các nốt mụn cứng đầu mà không gây bất kỳ tổn thương nào cho làn da. Ngoài ra, Sahemul còn chứa Kojic Dipalmitate giúp ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin, giảm tỷ lệ hình thành vết thâm trên da. AHA giúp loại bỏ lớp sừng sẫm màu, thô ráp trên bề mặt da. Cuối cùng, Niacinamide (dẫn xuất vitamin B3), vitamin E và kẽm có trong Sahemul sẽ giúp làn da của nàng được tái tạo sau những tổn thương do mụn viêm gây ra. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: – https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S037887411400782X – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22991095/ Chia sẻ

Mụn viêm có tự hết không? 5 cách cải thiện hữu hiệu

Mụn viêm là một trong những “nỗi khiếp sợ” của chị em chúng mình. Trong suốt thời gian “ngự trị” trên da, mụn có thể gây sưng tấy, khó chịu. Đến khi hết còn có thể để lại thâm sẹo gây mất thẩm mỹ. Nhiều nàng còn cho rằng, nốt mụn sẽ tự động “biến mất” nếu chăm làm sạch da thường xuyên. Trên thực tế, mụn viêm có tự hết không và các “tín đồ làm đẹp” sẽ xử lý chúng như thế nào để không gây sẹo? Mục lụcMụn viêm và những điều cơ bản nàng cần biếtMụn viêm có tự hết không?5 cách cải thiện mụn viêm nhanh chóng và hiệu quảThay đổi cách chăm sóc da mụn viêmSử dụng kem bôi trị thâm mụn (không kê đơn)Kết hợp một số biện pháp khắc phục mụn viêm tại nhàXây dựng chế độ ăn phù hợp khi trị mụn viêmGặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo toaLàm thế nào để ngăn ngừa mụn viêm?Sahemul – Ngừa mụn, giảm viêm cho làn da rạng rỡ Mụn viêm và những điều cơ bản nàng cần biết Mụn viêm có tên gọi tiếng Anh là Inflamed acne, là một thể của mụn trứng cá. Cũng giống như các loại mụn khác, mụn viêm phát triển khi bã nhờn và tế bào chết tích tụ trong nang lông khiến chúng bị tắc nghẽn. Khi nang lông bị vỡ ra, nốt mụn sẽ bắt đầu sưng tấy, nổi đỏ và đi kèm những cơn đau nhức khi chạm vào. Ở mức độ cơ bản, mụn viêm do 3 yếu tố bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn gây ra. Cụ thể, bã nhờn và tế bào chết tích tụ khiển lỗ chân lông thiếu oxy, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn P.acnes sinh sôi nhanh chóng. Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố khác có thể thúc đẩy mụn viêm phát triển như nội tiết tố, di truyền học, thuốc men,… Mặc dù tất cả các loại mụn viêm đều xuất hiện cùng một nguyên nhân nhưng có thể khác nhau về loại và mức độ nghiêm trọng. Một số loại mụn viêm thường gặp bao gồm: Mụn đỏ (sẩn): Là những nốt mụn nhỏ có màu đỏ, chứa đầy mủ bên trong. Mụn mủ: Loại mụn này thường có mủ màu trắng hoặc vàng phía bên trong, vùng da xung quanh có thể bị đỏ. Mụn mủ có thể xuất hiện ở mặt hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể, chúng có thể bị vỡ ra nếu chạm vào. Mụn bọc: Là những nốt mụn chứa đầy mủ nằm sâu bên dưới da, không chỉ gây khó chịu ở vị trí nốt mụn mà còn ảnh hưởng tới làn da xung quanh. Mụn nang: Những nốt mụn nang thường chứa đầy dịch, phát triển sâu bên dưới làn da. Nốt mụn nổi cộm lên bề mặt da với kích thước lớn, có thể gây đau đớn và rất khó loại bỏ. 4 loại mụn viêm thường gặp: Mụn đỏ (sẩn), mụn mủ, mụn bọc và mụn nang Dựa vào đặc điểm hình thành mụn, nhiều chị em cho rằng chỉ cần chăm làm sạch da từ 2 – 3 lần mỗi ngày bằng việc rửa mặt thì mụn viêm sẽ tự động hết. Liệu đây là nhận định đúng hay sai và chị em có nên làm theo? Mụn viêm có tự hết không? Dựa trên những kiến thức về da liễu và nhận định của các chuyên gia, câu hỏi “Mụn viêm có tự hết không?” có thể nhận được đáp án là mụn viêm không thể tự hết. Trên thực tế, các triệu chứng của mụn viêm có thể giảm theo thời gian (khoảng 50% tổn thương do mụn có thể biến mất trong 2 – 3 ngày). Tuy nhiên, những tổn thương viêm sẽ tiếp tục lặp lại trên da nếu bạn không có bất kỳ biện pháp cải thiện nào. Quan trọng hơn, nếu bạn có một trong những đặc điểm dễ lên mụn như da nhờn, da nhạy cảm, làn da mỏng, thường xuyên đổ mồ hôi,… thì nên lập tức tìm cách cải thiện thay vì chờ mụn viêm tự hết. Nếu không cải thiện kịp thời và đúng cách, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng mụn thêm trầm trọng hoặc các vết thâm, sẹo, rỗ chằng chịt trên da sau khi hết mụn. Vậy làm thế nào để mụn viêm nhanh hết mà không gây ảnh hưởng đến làn da sau mụn? Nàng đừng rối, vì Sahemul đã tổng hợp những cách cải thiện mụn viêm nhanh chóng, an toàn từ các “tín đồ làm đẹp” ở phần tiếp theo rồi đây! 5 cách cải thiện mụn viêm nhanh chóng và hiệu quả Nếu muốn cải thiện mụn viêm nhanh và không để lại thâm sẹo, bạn cần thực hiện sớm và lựa chọn phương pháp phù hợp. Thay đổi cách chăm sóc da mụn viêm Theo các “tín đồ làm đẹp”, thay đổi cách chăm sóc da chính là điều đầu tiên bạn cần làm trong quá trình điều trị mụn. Khi chăm sóc da mụn viêm, bạn cần lưu ý những gì? Làm sạch làn da với những sản phẩm phù hợp Khi bị mụn viêm, nàng nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, ưu tiên các loại hỗ trợ trị mụn, kháng viêm như Benzoyl peroxide, AHA hoặc BHA. Ngoài ra, tùy theo từng loại da mà nàng có thể sử dụng sản phẩm có chứa thành phần riêng biệt như: Da dầu: Ưu tiên các sản phẩm làm sạch gốc dầu. Da khô, dễ bong tróc: Ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần dưỡng ẩm pentylene glycol, glycerin,… Da nhạy cảm: Ưu tiên các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc hương liệu. Làm sạch da là một khía cạnh quan trọng trong quá trình điều trị mụn viêm Giảm bít tắc lỗ chân lông bằng việc tẩy tế bào chết Đừng quên tẩy tế bào chết 2 – 3 lần mỗi tuần để cải thiện mụn viêm nhanh chóng. Các sản phẩm chứa Axit salicylic hoặc BHA là những “ứng cử viên sáng giá” giúp nàng làm sạch lỗ chân lông mà không gây kích ứng làn da đang trong thời kỳ nhạy cảm. Dưỡng ẩm cho làn da mỗi ngày Theo các tín đồ làm đẹp, dưỡng ẩm giúp cải thiện mụn viêm nhanh hơn bằng cách kiểm soát quá trình tiết dầu nên nàng hoàn toàn có thể yên tâm. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa axit hyaluronic, Glycerin, Benzoyl peroxide, tinh dầu tràm trà và hạn chế bơ cacao, dầu khoáng, cold cream,… Ngoài việc thay đổi cách chăm sóc da, tùy thuộc và loại mụn viêm trên da mà bạn cần kết hợp với việc sử dụng thuốc. Sử dụng kem bôi trị thâm mụn (không kê đơn) Thuốc trị mụn có thể hoạt động theo hai cơ chế: Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn hoặc làm giảm mức độ tiết bã nhờn, loại bỏ tế bào chết trên da. Nếu bị mụn viêm thể nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể được khuyên sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần như: Benzoyl peroxide: Thành phần này hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes trong lỗ chân lông và giảm viêm. Acid salicylic: Thành phần này có tác dụng làm rụng và loại bỏ các tế bào chết từ sâu bên trong lỗ chân lông. Đồng thời phá vỡ các tổn thương do mụn viêm và hạn chế tái phát. Sepicontrol™ A5 (Capryloyl Glycine, Sarcosine và chiết xuất vỏ quế quan): Thành phần này vừa có khả năng điều tiết lượng bã nhờn trên da vừa có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, từ đó cải thiện mụn viêm rất nhanh chóng. Đây là một trong những thành phần trị mụn được các tín đồ làm đẹp đặc biệt quan tâm hiện nay. Kem bôi trị mụn viêm nên ưu tiên các thành phần như Benzoyl peroxide, acid salicylic hoặc Sepicontrol™ A5 Kết hợp một số biện pháp khắc phục mụn viêm tại nhà Theo ghi nhận của nhiều chị em đã trị mụn viêm thành công, bên cạnh việc sử dụng thuốc, thay đổi cách chăm sóc da, nàng nên kết hợp với một số biện pháp khắc phục tại nhà. Bôi tinh dầu tràm trà, lăn mặt bằng đá hoặc đắp mặt nạ thiên nhiên là những cách phổ biến. Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có thể giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Đừng quên làm sạch da mặt và pha loãng dầu trước khi thoa lên nốt mụn. Khi thấy các dấu hiệu kích ứng như mẩn đỏ, sưng tấy hoặc ngứa thì lập tức ngừng sử dụng nàng nhé. Chườm đá: Sử dụng đá lạnh lăn đều trên toàn bộ da mặt là một cách để bạn giảm tình trạng sưng tấy của nốt mụn. Hãy thử bỏ đá vào miếng vải sạch và chườm lên da khoảng 15 phút mỗi lần bạn nhé. Đắp mặt nạ với nguyên liệu thiên nhiên: Tỏi, mật ong, nghệ, hành tây, mướp đắng,… có chứa các hoạt chất rất có lợi trong việc cải thiện nốt mụn, đồng thời hạn chế tình trạng thâm sẹo sau mụn. Xem thêm: 5 lưu ý quan trọng để không bao giờ bị mụn viêm ở trán Xây dựng chế độ ăn phù hợp khi trị mụn viêm Một số loại thức ăn có thể làm tăng nguy cơ bị mụn, trong khi đó một số loại thực phẩm có khả năng làm dịu tình trạng viêm, sưng tấy ở nốt mụn. Vậy nên việc điều chỉnh chế độ ăn cũng là một các cải thiện mụn viêm rất hiệu quả. Khi bị mụn viêm, bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn như: Sữa bò, đồ ăn cay nóng, các loại trái cây có tính nóng (mít, vải, chôm chôm, sầu riêng,…), tinh bột (bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc chế biến,…), các món ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nước ngọt và caffein. Ngược lại, bạn nên ưu tiên những thực phẩm như: Rau củ quả (Cần tây, cải xanh, cà chua, cà rốt, dưa leo, cam, quả mọng,…), các loại cá béo (cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi,…). Đừng quên hạn chế một số loại đồ ăn để tránh khiến nốt mụn viêm nặng hơn Đặc biệt, nàng nên chú ý đến việc bổ sung kẽm cho cơ thể. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra, kẽm có thể giúp cải thiện các loại mụn trứng cá từ nhẹ đến nặng. Bạn có thể thêm kẽm thông qua thực phẩm như thịt (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn), động vật có vỏ (hàu, tôm, trai), đậu lăng, đậu xanh, quả hạch,… hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung. Để cải thiện mụn viêm có hiệu quả, bạn nên kiên trì thực hiện kết hợp các phương pháp trên từ 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm trở nặng hơn và phát triển thành mụn trứng cá thể nặng (mụn nang), tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Xem thêm: Xây dựng thực đơn khoa học cho người bị mụn Gặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo toa Trong trường hợp nốt mụn viêm của bạn ở thể nặng như mụn nang, bác sĩ da liễu có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc kê đơn như: Tretinoin: Là một loại retinoid bôi ngoài da, có sẵn dưới dạng kem hoặc gel. Thành phần này hoạt động bằng cách tăng tốc độ luân chuyển tế bào mới và ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn ở nang lông. Clindamycin: Là loại thuốc kháng sinh tại chỗ, hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn gây mụn viêm phát triển trên da, đồng thời giảm sưng tấy ở nốt mụn. Isotretinoin: Là một loại thuốc uống theo toa, có hiệu quả cao trong việc loại bỏ mụn viêm. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như da khô, bong tróc, môi nứt nẻ. Đặc biệt, phụ nữ khi mang thai không nên sử dụng sản phẩm này. Trong trường hợp, nốt mụn viêm xuất hiện do sự mất cân bằng nội tiết tố, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm hormone. Ngoài Spironolactone (thuốc kháng androgen), Estrostep, YAZ và Ortho Tri-Cyclen cũng là 3 loại thuốc đã được FDA phê duyệt để điều trị mụn trứng cá. ☛ Đọc thêm: Uống thuốc trị mụn có bị vô sinh không? Làm thế nào để ngăn ngừa mụn viêm? Sau khi loại bỏ mụn viêm thành công, làm thế nào để ngăn ngừa mụn quay trở lại cũng là vấn đề các nàng quan tâm không kém. Vậy nên nàng hãy nhanh tay “take note” những điều Sahemul lưu ý phía dưới đây: Tuyệt đối không dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn vì có thể khiến mụn thêm nặng và lây lan sang các vị trí khác. Gội đầu và tắm ngay sau khi tập thể dục, vận động mạnh để giảm thiểu lượng dầu tiết ra trên da. Rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày với các sản phẩm dịu nhẹ hoặc thành phần chuyên dụng cho từng loại da mà Sahemul đã hướng dẫn phía trên. Nếu bạn trang điểm, hãy chăm chút nhiều hơn vào bước tẩy trang. Sử dụng kem nền hoặc kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da. Như vậy, mụn viêm không thể tự hết mà còn có thể phát triển thành nhiều loại với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại thâm, sẹo vĩnh viễn. Thay đổi cách chăm sóc da là điều đầu tiên bạn cần làm. Sau đó, hãy kết hợp với các phương pháp tại nhà hoặc sử dụng thuốc để dần cải thiện tình hình. Nếu mụn trở nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách. Sahemul – Ngừa mụn, giảm viêm cho làn da rạng rỡ Nếu nàng vẫn đang loay hoay tìm kiếm sản phẩm chứa thành phần tối ưu, kem trị mụn, ngừa thâm Sahemul chắc chắc sẽ không làm bạn thất vọng. Sahemul là sản phẩm ngừa mụn duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa Sepicontrol™ A5 – thành phần trị mụn viêm hiệu quả. Với sự kết hợp từ 3 hoạt chất Capryloyl Glycine, Sarcosine và chiết xuất vỏ quế, Sepicontrol™ A5 vừa có khả năng diệt khuẩn, chống viêm vừa hỗ trợ điều tiết quá trình tiết bã nhờn trên da. Một nghiên cứu tác động của Sepicontrol™ A5 trong việc điều trị mụn đã cho kết quả giảm 78% nhân mụn và 20% lượng bã nhờn tiết trên da. Ngoài Sepicontrol™ A5, Sahemul còn có Acid glycolic (BHA), Kojic Dipalmitate và AHA với những khả năng tuyệt vời: BHA: Thẩm thấu sâu vào từng lỗ chân lông, đẩy các chất cặn bã, nhân mụn ra ngoài. Ngoài ra, BHA còn có khả năng làm se cồi mụn nhanh chóng. Kojic Dipalmitate: Được biết đến với khả năng ức chế hoạt động của enzyme tyrosine, từ đó ngăn chặn quá trình tổng hợp melanin gây ra vết thâm trên da. AHA: Có khả năng tẩy da chết, “mở cửa” lỗ chân lông, loại bỏ lớp sừng khô ráp, sẫm màu trên bề mặt da. Đồng thời, AHA còn có nhiệm vụ hỗ trợ Kojic Dipalmitate phát huy tối đa khả năng trị thâm mụn, hiệu quả tương đương với Hydroquinone. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4120804/ https://www.healthline.com/health/inflamed-acne Chia sẻ

Mụn viêm ở cằm là dấu hiệu bệnh gì?

Mụn viêm có thể xuất hiện ở tất cả các vị trí trên khuôn mặt nhưng hiếm khi xuất hiện ở cằm. Theo một số nghiên cứu, mụn viêm ở cằm là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố và có thể là dấu hiệu phản ánh bệnh tật. Vậy mụn viêm ở cằm là dấu hiệu bệnh gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Mục lụcCác bệnh lý gây mụn viêm ở cằmHội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)Thận hoạt động không đềuChức năng gan kémCác nguyên nhân thông thường gây mụn viêm ở cằmMất cân bằng nội tiết tốThói quen vệ sinh da kémĐắp mặt nạ không đúng cáchChế độ ăn uống không lành mạnhCơ thể mệt mỏi, stressPhương pháp điều trị mụn viêm ở cằm hiệu quảSử dụng kem bôi trị mụn viêm ở cằmĐiều trị bằng thuốc uốngChăm sóc da khoa học hơnTrị mụn viêm ở cằm bằng mặt nạ thiên nhiênLàm thế nào để ngăn ngừa mụn viêm ở cằm?Sahemul – Mụn không là vấn đề! Các bệnh lý gây mụn viêm ở cằm Có thể nói, tình trạng mụn ở cằm là một trong những biểu hiện phổ biến nhưng lại dễ bị các nàng bỏ qua, bởi đây là khu vực da ít được quan tâm chăm sóc. Trong một số trường hợp, mụn viêm ở cằm có thể là dấu hiệu nhận biết các bệnh sau đây: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) Mụn viêm ở cằm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Có khoảng 10 – 34% những người mắc bệnh này bị nổi mụn trứng cá trên da. Một trong những đặc trưng của PCOS là lượng nội tiết tố androgen tăng cao, các bác sĩ thường gọi là hyperandrogenism. Sự mất cân bằng nội tiết này dẫn đến tình trạng dư thừa bã nhờn trên da. Sự tắc nghẽn lỗ chân lông, tế bào chết và vi khuẩn trong nang lông khi gặp nhau sẽ tăng khả năng xuất hiện mụn và nhanh chóng phát triển thành tình trạng viêm nhiễm. Không chỉ gây mọc mụn viêm ở cằm, PCOS còn có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều, mọc lông trên mặt, lưng, ngực, xuất hiện các mảng sẫm màu ở cổ, tăng cân hoặc khó giảm cân. Có khoảng 10 – 34% những người mắc PCOS bị nổi mụn trứng cá trên da Thận hoạt động không đều Hoạt động suy yếu của thận có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da như nổi mụn trứng cá, phát ban, da khô, da bị dễ bị kích ứng. Điều này là bởi, thận chịu trách nhiệm đào thải độc tố ra ngoài ra cơ thể thông qua đường nước tiểu. Khi quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa độc tố trên bề mặt da. Không chỉ gia tăng sự xuất hiện của mụn trứng cá trên da hay mụn viêm ở cằm, thận hoạt động yếu còn có thể làm thay đổi màu da do sự tích tụ độc tố trong cơ thể. Làn da của bạn có thể chuyển sang màu xám nhạt hoặc ngả vàng, một số vùng da xuất hiện những vết sạm đen, u nang và các đốm như mụn đầu trắng. Chức năng gan kém Một số tình trạng về da như mụn trứng cá, bệnh chàm, bệnh vảy nến có thể liên quan đến chức năng gan kém. Sự tích tụ độc tố trong gan có thể khiến làn da khô, ngứa, nổi mụn hoặc da xỉn màu. Gan là một trong những cơ quan đào thải chính của cơ thể. Những chất độc khi bạn ăn, uống, hấp thụ qua da hoặc hít vào phổi đều được gan lọc ra. Sự khỏe mạnh của làn da là sự phản ánh trực tiếp quá trình lọc đó hoạt động hiệu quả như thế nào. Gan hoạt động yếu làm suy giảm khả năng phân hủy chất độc, khiến chúng tích tụ. Cơ thể sẽ cố gắng đào thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi thông qua lỗ chân lông. Chúng có thể gây kích ứng và viêm da. Mặt khác, gan cũng chịu trách nhiệm phân hủy chất béo trong chế độ ăn uống. Khi chức năng gan suy giảm, chất béo sẽ trôi nổi trong máu. Các tuyến sản xuất dầu trên da sẽ dùng lượng mỡ thừa này để sản xuất bã nhờn. Điều này có thể làm đảo lộn lớp dầu tự nhiên trên da gây bít tắc lỗ chân lông và tăng phản ứng viêm nhiễm. Gan hoạt động yếu làm làm tăng tích tụ các chất độc trong cơ thể Các nguyên nhân thông thường gây mụn viêm ở cằm Nếu gương mặt của bạn xuất hiện nốt mụn viêm ở cằm nhưng không đi kèm bất kỳ dấu hiệu bệnh tật nào khác, đây có thể là kết quả do mất cân bằng nội tiết hoặc lối sống chưa khoa học. Mất cân bằng nội tiết tố Mụn viêm ở cằm được xem là dấu hiệu thường gặp của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Sự tăng lên quá mức của nội tiết tố đã kích hoạt hoạt động của các tuyến dầu nhờn trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Cùng với sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài làm xuất hiện và viêm nhiễm của các nốt mụn. Theo các chuyên gia sức khỏe, mụn viêm ở cằm xuất hiện phần lớn ở nữ giới, trong 3 giai đoạn: Tuổi dậy thì Giai đoạn hành kinh Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Ở những thời điểm này, các tuyến nội tiết trong cơ thể hoạt động rất mạnh mẽ, dẫn đến sự tăng lên nhanh chóng của hàm lượng estrogen. Nàng hoàn toàn có thể an tâm vì đây là tình trạng tự nhiên và không gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu mụn ở cằm là do rối loạn nội tiết thì bạn phải đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời để giải quyết tình trạng rối loạn nội tiết, khi hệ nội tiết của cơ thể con người trở lại bình thường thì vấn đề mụn trên cằm sẽ tự nhiên. Xem chi tiết về: Mụn nội tiết và cách điều trị Thói quen vệ sinh da kém Mụn viêm ở cằm cũng có thể xuất hiện nếu bạn có thói quen vệ sinh da kém. Vốn dĩ, làn da chịu rất nhiều tác động như khói bụi, ánh nắng, ngay cả những vật dụng như gối, chăn hay màn hình điện thoại cũng chứa nhiều vi khuẩn. Khi không được làm sạch đúng cách sẽ tạo điều kiện sinh mụn, về lâu dài có thể gây viêm nhiễm tại nốt mụn. Đối với các bạn nữ, mụn viêm ở cằm có thể xuất phát từ việc rửa mặt qua loa, đặc biệt là phần cằm, sử dụng nước tẩy trang, sữa rửa mặt không phù hợp, không tẩy tế bào chết. Một số trường hợp có thể do thiếu bước sử dụng toner, nước hoa hồng. Đối với các bạn nam, mụn viêm ở cằm có thể phản ánh thói quen cạo râu không đúng cách, không bảo vệ làn da khi ra ngoài hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Không sử dụng kem chống nắng cũng là nguyên nhân khiến mụn dễ xuất hiện ở cằm. Cằm là nơi thường bị bỏ qua khi vệ sinh da mặt làm tăng khả năng nổi mụn Đắp mặt nạ không đúng cách Nếu bạn nghĩ rằng, chăm chỉ đắp mặt nạ thì da vừa đỡ mụn lại đẹp hơn. Không đâu nhé! Đắp mặt nạ không đúng cách có thể tăng khả năng xuất hiện mụn viêm ở cằm cao gấp 2 lần đấy. Nếu bạn không làm sạch da trước và sau khi đắp mặt nạ, lỗ chân lông sẽ bị bí bách. Mồ hôi, bã nhờn cũ lắng đọng trên da, thêm lớp mặt nạ chồng lên khiến các nang lông bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Môi trường này siêu thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và những nốt mụn viêm ở cằm sẽ nhanh chóng xuất hiện. Đọc thêm: Nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ ngay không? Chế độ ăn uống không lành mạnh Chế độ ăn uống là một phần quan trọng đối với sức khỏe làn da. Nếu bạn mê mẩn các loại thức ăn cay nóng, chất kích thích, thức ăn quá nhiều dầu mỡ, đừng hỏi tại sao các nốt mụn viêm ở cằm lại thi nhau xuất hiện. Một số chuyên gia dinh dưỡng nhận định, các loại thực phẩm này gây ra mụn là do chúng khiến lượng đường trong máu tăng cao, góp phần gây viêm khắp cơ thể và tăng tình trạng tiết bã nhờn trên da. Ngoài ra, theo quan điểm của Đông y thì mụn mọc ở cằm có nghĩa là bạn lá lách và dạ dày hoạt động không tốt. Bạn cần điều chỉnh tỳ vị và dạ dày nhiều hơn, từ chế độ ăn uống, ăn uống nhạt, không ăn cay, thường xuyên phải chú ý nghỉ ngơi. Cơ thể mệt mỏi, stress Ở một số người, cơ thể mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, hay thức khuya có thể làm đảo lộn nội tiết và suy giảm hệ miễn dịch khiến mụn phát sinh trên mặt, đặc biệt là tại cằm. Phương pháp điều trị mụn viêm ở cằm hiệu quả Đối với những trường hợp nhẹ, nàng hoàn toàn có thể điều trị mụn viêm ở cằm ngay tại nhà bằng những cách đơn giản như sử dụng kem bôi trị mụn, thay đổi cách chăm sóc da và sử dụng mặt nạ thiên nhiên. Sử dụng kem bôi trị mụn viêm ở cằm Sử dụng kem bôi là cách đơn giản nhất giúp bạn trị mụn viêm ở cằm nhanh chóng và hiệu quả. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm kem bôi trị mụn có chứa BHA, Sepicontrol A5, Benzoyl peroxide 10%. Sử dụng kem bôi có chứa thánh phần trị mụn là cách đơn giản nhất BHA: Gốc thân dầu, có khả năng loại bỏ bã nhờn, tế bào chết sâu bên dưới làn da. Ngoài ra, BHA còn có khả năng làm khô cồi, tiêu nhân mụn hiệu quả. Sepicontrol A5: Hoạt chất “vàng” trong việc điều trị mụn với những tác động tối ưu mà ít dưỡng chất nào có được như giảm bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, làm chậm quá trình sừng hóa, đồng thời kháng viêm. Benzoyl peroxide (nồng độ 2,5%, 5% và 10%): Hoạt động theo cơ chế ngăn chặn vi khuẩn Propionibacterium Acnes, loại vi khuẩn phổ biến gây mụn trứng cá. Clindamycin , lincomycin, chloramphenicol và metronidazole hoặc Gel, thuốc mỡ mupirocin, kem axit fusidic, v.v. ., povidone iốt, dung dịch chlorhexidine, vv cũng có thể được sử dụng. Theo đánh giá của các “tín đồ làm đẹp”, những thành phần này có thể làm khô và đánh bay nốt mụn chỉ trong vài ngày sử dụng. Điều trị bằng thuốc uống Thuốc uống spironolactone, cimetidine và tanshinone có tác dụng kháng androgen nhất định và cũng có thể làm giảm tiết bã nhờn. Nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu như bạn bị nổi nhiều mụn trên mặt kèm theo các dấu hiệu giống như buồng trứng đa nang nói trên thì cần tới bệnh viện khám chuyên khoa phụ sản để kiểm tra chính xác. Đối với bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang, có thể uống thuốc dyne-35 (mỗi viên chứa 2 mg cyproterone acetate và 35 μg ethinyl estradiol ). Thuốc Dyne-35 cũng có thể dùng cho phụ nữ bị mụn trứng cá nặng hơn trước kỳ kinh nguyệt và người bị mụn trứng cá ở phụ nữ trung niên, cần uống liên tục 3-4 chu kỳ. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng thuốc. Xem thêm: Các lưu ý cần biết khi dùng thuốc trị mụn viêm Chăm sóc da khoa học hơn Để trị mụn viêm ở cằm hiệu quả và có được làn da đẹp, bạn cần chăm sóc da khoa học với đầy đủ các bước làm sạch, dưỡng ẩm và bảo vệ da. Check xem quy trình chăm sóc da của bạn đã đạt “chuẩn” chưa nhé! Làm sạch làn da mỗi ngày Rửa mặt là bước cơ bản và thiết yếu nhất trong quá trình chăm sóc da. Bởi lẽ, làn da của chúng ta là nơi đầu tiên chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố môi trường. Đừng quên rửa mặt 2 lần vào sáng và tối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết, bã nhờn trên da. Dưỡng ẩm cho làn da Làn da đủ nước là một phần quan trọng để duy trì sự săn chắc và khỏe mạnh. Mất nước là nguyên nhân của một loạt các vấn đề về da như mụn trứng cá, viêm nhiễm, thậm chí là da tiết nhiều dầu hơn. Sử dụng kem dưỡng ẩm là cách tối ưu giúp da duy trì được độ ẩm tự nhiên, đồng thời giúp các dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc dễ dàng thẩm thấu sâu bên trong lớp biểu bì. Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da Sử dụng kem chống nắng giúp bảo vệ làn da khỏi những tác động của tia UVA và UVB. Ánh nắng xuyên qua lớp biểu bì, tác động sâu bên trong da có thể tiêu hủy collagen, gây ung thư da, cháy nắng, đẩy nhanh tình trạng lão hóa. Vậy nên khi ra ngoài, dù chỉ trong thời gian ngắn, bạn cũng cần thoa kem chống nắng lên da. Dùng kem chống nắng là điều cần thiết khi chăm sóc da mụn viêm Như vậy, quy trình chăm sóc da mụn viêm khoa học được thực hiện tuần tự như sau: Ban ngày: Rửa mặt – Thoa nước hoa hồng (toner) – Bôi kem trị mụn viêm ở cằm – Dưỡng ẩm – Kem chống nắng. Ban đêm: Tẩy trang – Làm sạch da (rửa mặt) – Thoa nước hoa hồng – Bôi kem trị mụn viêm ở cằm – Dưỡng ẩm. Trị mụn viêm ở cằm bằng mặt nạ thiên nhiên Một số loại mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp bạn trị mụn viêm ở cằm rất hiệu quả như: Tinh bột nghệ: Nổi tiếng với hoạt chất curcumin giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, đánh bay mụn hiệu quả, đồng thời kích thích tế bào da tái tạo, phục hồi tổn thương trên da do mụn. Lô hội: Hoạt chất Anthraquinon trong lô hội rất hữu hiệu trong việc kháng khuẩn, tiêu viêm, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây mụn viêm ở cằm. Lòng trắng trứng: Chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, hút dầu thừa rất hiệu quả, đồng thời cấp ẩm cho làn da luôn mịn màng. Có thể kết hợp lòng trắng trứng với lô hội để tăng hiệu quả trị mụn viêm ở cằm. Mật ong: Không thể không kể đến khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm giúp loại bỏ mụn nhanh chóng nhờ chứa nhiều amino acid và hydrogen peroxide. Trong trường hợp mụn viêm ở cằm ở dạng nặng hơn hoặc đi kèm với các dấu hiệu bệnh lý, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ có thể đề xuất một số phương pháp điều trị như sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống (Isotretinoin) hoặc các loại kem bôi có độ mạnh; Thuốc tránh thai để cân bằng hàm lượng hormone; Thực hiện liệu pháp laser; Phẫu thuật hút mụn hoặc loại bỏ các u nang (nếu có). Đọc thêm: Cách trị thâm mụn ở cằm hiệu quả Làm thế nào để ngăn ngừa mụn viêm ở cằm? Bạn có thể giảm nguy cơ nổi mụn viêm ở cằm bằng cách thực hiện những biện pháp ngăn ngừa cơ bản như: Rửa mặt đều đặn mỗi ngày với sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, chú ý làm sạch vùng da ở cằm như các vùng da khác trên mặt. Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa dầu vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông. Hạn chế chạm tay quá nhiều vào mặt hoặc các nốt mụn. Giữ cho bộ giường ngủ (ga trải giường, chăn, gối) luôn sạch sẽ. Sinh hoạt điều độ, đảm bảo ngủ đủ giấc, làm việc và nghỉ ngơi, tâm trạng vui vẻ. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, giảm thiểu các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, đồ cay nóng. Xem chi tiết 18 loại thực phẩm ngừa mụn hàng đầu Điều quan trọng là, nếu bạn đang thử phương pháp trị mụn viêm ở cằm nào đó, hãy kiên nhẫn thực hiện lâu dài để đạt được hiệu quả tối ưu, tránh tình trạng mỗi tuần thực hiện một phương pháp mới. Sahemul – Mụn không là vấn đề! Nếu bạn đang tìm kiếm phương pháp trị mụn viêm ở cằm nhanh chóng, không để lại vết thâm trên da, hãy để kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul giúp bạn “hóa giải” nỗi lo này. BHA và Sepicontrol A5 là hai thành phần nổi bật tạo nên công thức trị mụn vô cùng hiệu quả. BHA từ lâu đã nổi tiếng với khả năng làm sạch sâu từng lỗ chân lông, khô cồi, tiêu nhân mụn. Sepicontrol A5 mặc dù là thành phần mới nhưng được đánh giá cao nhờ 5 tác động trực tiếp đến nốt mụn gồm: Ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây mụn như P.acnes, Tụ cầu vàng, tụ cầu da. Kiểm soát quá trình sản sinh các chất béo tự do. Điều chỉnh quá trình tiết bã nhờn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông. Kháng khuẩn, tiêu viêm, làm giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy ở nốt mụn. Giúp da thoát khỏi tình trạng khô, dày sừng nhờ khả năng điều hòa quá trình sừng hóa. Bên cạnh đó, Sahemul còn có AHA, Kojic Dipalmitate, vitamin B3, kẽm, vitamin E hạn chế hoặc làm giảm tình trạng thâm sạm da do mụn, đồng thời tái tạo tế bào, giúp làn da sáng hồng, mịn màng. Với những tác động này, Sahemul thật sự là lựa chọn lý tưởng để bạn đánh bay nốt mụn viêm ở cằm đấy! Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27621661/ https://www.medicalnewstoday.com/articles/325991 https://balanceone.com/blogs/news/poor-liver-health-and-acne https://www.medicalnewstoday.com/articles/pcos-acne Chia sẻ

7 lý do mụn ẩn chuyển thành mụn viêm mà bạn nên biết

Đêm trước đi ngủ với những nốt mụn ẩn nhỏ li ti mà buổi sáng hôm sau thức dậy, bạn đã thấy chúng trở thành những nốt mụn viêm, sưng đỏ. Bạn đã từng tự hỏi tại sao nó lại xuất hiện nhanh chóng đến như vậy hay không? Trong bài viết này, Sahemul sẽ gửi đến bạn 7 nguyên nhân khiến mụn ẩn chuyển thành mụn viêm chỉ sau 1 đêm. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcTìm hiểu 7 nguyên nhân khiến mụn ẩn trở thành mụn viêmThường xuyên chạm tay lên vùng da bị mụnSai lầm trong quá trình làm sạch daDa tiết nhiều dầuSử dụng mỹ phẩm gây mụnMôi trường ô nhiễmTâm lý căng thẳngKhông thay vỏ gối thường xuyênLưu ý khi điều trị mụn ẩnSử dụng kem ngừa mụn Sahemul – Bí kíp ngăn ngừa mụn ẩn viêm Mụn ẩn là loại mụn có nhân mụn ẩn sâu trong nang lông. Quan sát bằng mắt thường rất khó có thể phát hiện được, chỉ khi chạm tay vào mới có thể cảm nhận được rõ ràng do mụn ẩn không gây sưng, viêm hay đau nhức. Dưới tác động của các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt, chế độ chăm sóc da,… mụn ẩn có thể trở thành mụn viêm, gây đau nhức và lâu dần không được điều trị sẽ để lại vết thâm hoặc sẹo mụn. Tìm hiểu 7 nguyên nhân khiến mụn ẩn trở thành mụn viêm Thường xuyên chạm tay lên vùng da bị mụn Không khó để bắt gặp hình ảnh những cô nàng chống tay lên má, chống cằm hoặc dùng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ để nặn mụn. Những hành động này vô tình đã làm tăng nguy cơ bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn, vi khuẩn, từ đó mụn ẩn diễn tiến thành mụn viêm. Sai lầm trong quá trình làm sạch da Vệ sinh da sạch sẽ là nhân tố quan trọng quyết định đến sức khỏe làn da. Nếu đã bị mụn ẩn, chắc chắn bạn không thể bỏ qua bước vệ sinh da mỗi ngày. Đi ngủ với làn da chưa được tẩy trang sẽ khiến mụn ẩn âm thầm hóa thành mụn viêm vào sáng hôm sau. Vì vậy, bạn nên làm sạch da bằng nước hoặc dầu tẩy trang rồi rửa lại bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH nằm trong khoảng từ 5 – 5.5 và đừng quên tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần nhé! Tuy nhiên, nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày (hơn 3 lần/ ngày) lại làm mất độ ẩm tự nhiên trên da khiến da căng khô và dễ bong tróc. Điều này làm tăng tổng hợp và bài tiết dầu nhờn để cân bằng độ ẩm cho da, từ đó làm bít tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn viêm hình thành. ☛ Có thể bạn quan tâm: Kế hoạch chăm sóc da mụn viêm từ A đến Z  Vệ sinh da mặt mỗi ngày 2 lần giúp ngăn ngừa mụn ẩn viêm Da tiết nhiều dầu Da tiết nhiều dầu là nguyên nhân hàng đầu làm mụn ẩn viêm. Da tiết nhiều dầu có thể bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hoặc do sai lầm trong chăm sóc da, ví dụ như rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, bỏ qua bước dưỡng ẩm,… Sử dụng mỹ phẩm gây mụn Mỹ phẩm là công cụ giúp phái đẹp chăm sóc và giữ gìn làn da căng bóng, mịn màng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp có thể nguyên nhân khiến mụn ẩn bùng phát thành mụn viêm nhanh chóng. Cùng Sahemul điểm qua những thành phần trong mỹ phẩm mà bạn cần hết sức lưu ý khi sử dụng. ➤ Parabens Đây là thành phần đầu tiên trong danh sách những thành phần bạn cần lưu ý. Parabens có mặt trong mỹ phẩm cũng như trong thực phẩm, đồ uống nhằm kéo dài thời gian sử dụng bằng cách ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Tuy nhiên, thành phần này có khả năng gây kích ứng, nổi mụn li ti cho những cô nàng sở hữu làn da nhạy cảm. Đây cũng là tác nhân kích thích mụn ẩn chuyển thành mụn viêm nếu sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ bảng thành phần của sản phẩm chăm sóc da cũng như đồ trang điểm để lựa chọn cho phù hợp. ➤ Silicone Là cái tên tiếp theo bạn cần lưu ý khi lựa chọn mỹ phẩm. Silicone là thành phần góp mặt trong hầu hết các sản phẩm chăm sóc da từ loại phổ biến đến hàng cao cấp. Sở dĩ, Silicone được sử dụng phổ biến như vậy là do tác dụng làm bề mặt da trở nên mềm mịn, đặc biệt là có khả năng cấp ẩm vượt trội cho da. Ngoài ra, nó còn góp mặt trong các sản phẩm trang điểm với vai trò giữ lớp trang điểm bám lâu trên bề mặt da, đồng thời hạn chế bài tiết dầu thừa và chống nước khá tốt. Nhưng những đặc điểm kể trên cũng chính là nhược điểm của Silicone. Do bám chắc vào bề mặt da nên nếu không được làm sạch đúng cách thì cặn silicone vẫn còn sót lại, gây bít tắc lỗ chân lông. Từ đó khiến mụn ẩn chuyển thành mụn viêm. Silicone xuất hiện trong nhiều sản phẩm chăm sóc da của phái đẹp ➤ Hương liệu Phần lớn, các loại mỹ phẩm được thêm hương liệu để tạo cảm giác thư giãn cho người dùng. Song, mùi hương lại là một trong những nguyên nhân gây kích ứng cho da, khiến da mẩn đỏ, bong tróc, thậm chí nổi mụn. Mặc dù, không phải ai cũng gặp phải tình trạng này nhưng nó vẫn có thể xảy ra khi sử dụng mỹ phẩm có mùi hương. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn ẩn thì nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thành phần này. ➤ Mineral oil Mineral oil cũng là một trong những thành phần bạn nên thận trọng khi sử dụng. Mineral oil (còn được gọi là dầu khoáng) bản chất là một khoáng chất có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da. Thành phần này tạo thành một lớp màng ẩm giữ cho da không bị khô và hạn chế quá trình bài tiết bã nhờn. Nhưng hoạt chất này có đặc tính nhờn dính nên bụi bẩn có thể dễ dàng bám trên da, gây bít tắc nang lông. Chính vì thế, thành phần này có thể khiến mụn ẩn chuyển biến thành mụn viêm nếu bạn không tẩy trang kĩ lưỡng và làm sạch da đúng cách, đặc biệt là đối với những bạn có làn da dầu. Môi trường ô nhiễm Đây là nguyên nhân mà các nàng thường ít nghĩ tới. Sống trong môi trường ô nhiễm, chất lượng không khí kém cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe làn da. Hệ miễn dịch tự nhiên trên da bị suy giảm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, gốc tự do và các yếu tố gây hại khác tấn công. Với những làn da đang gặp phải tình trạng mụn ẩn thì càng bị tác động mạnh mẽ bởi yếu tố môi trường và nhanh chóng chuyển thành mụn viêm. Tâm lý căng thẳng Tâm lý căng thẳng, lo lắng kéo dài là “kẻ thù” phá hoại làn da một cách thầm lặng. Khi căng thẳng, lo lắng cơ thể sẽ tăng tiết hormon cortisol để cân bằng lại. Tương tự như hormon androgen, hormon cortisol là một trong những tác nhân gây tắc nghẽn lỗ chân lông do làm tăng tiết bã nhờn và dầu thừa trên da. Chính điều này đã dẫn đến mụn ẩn tiến triển thành mụn viêm với các biểu hiện đặc trưng như sưng, nóng, đỏ, đau. Bạn có thể loại bỏ cảm xúc tiêu cực bằng các hoạt động thư giãn, giản trí như ngồi thiền, tập yoga, chơi các bộ môn thể thao,… ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mụn do stress: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để Không thay vỏ gối thường xuyên Chắc hẳn không ít lần bạn được khuyên rằng nên thay vỏ gối ít nhất 1 lần/ tuần. Sở dĩ phải thay vỏ gối hàng tuần là do gối là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn. Không những thế, kem dưỡng và lớp dầu trên da và trên tóc có thể lưu lại trên gối trong quá trình bạn nằm. Do đó, thay vỏ gối hàng tuần là việc bạn nên làm để bảo vệ làn da. Nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ qua việc vệ sinh ruột gối nhé! Ruột gối được làm từ bông gòn nên dễ dàng hấp thu bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường. Mụn ẩn nằm sâu dưới da đã phần nào cản trở quá trình bài tiết dầu thừa trên da. Chính vì thế, khi gặp điều kiện trên sẽ càng làm lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn đến mụn ẩn chuyển viêm. Vì vậy, bạn nên giặt vỏ gối 6 tháng/ lần để ngăn ngừa nguy cơ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp hút bụi ruột gối thường xuyên để hạn chế tối đa bụi tích tụ trong gối. Lưu ý khi điều trị mụn ẩn Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị mụn ẩn mà bạn cần lưu ý: Làm sạch da: Một nguyên tắc mà bạn không thể bỏ qua đó là hãy làm sạch da hàng ngày trước khi đi ngủ bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Dưỡng ẩm: Một quy trình chăm sóc da bị mụn ẩn không thể thiếu kem dưỡng ẩm. Dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm phù hợp cho da, nhờ đó giảm bài tiết dầu thừa trên da. Không những thế, dưỡng ẩm cũng góp phần không nhỏ trong việc hồi phục hàng rào bảo vệ da. Kem chống nắng: Ở trong bất kỳ thời điểm nào, có mụn hoặc không có mụn, làn da của bạn cũng không thể vắng mặt sự hiện diện của kem chống nắng. Kem chống nắng là lớp áo giáp giúp ngăn cản sự tấn công của gốc tự do, tia bức xạ,… Giữ tinh thần thoải mái: Mụn ẩn và trạng thái căng thẳng có mỗi liên quan mật thiết với nhau. Do đó, bạn nên giữ một tình thần thoải mái, vui tươi. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh. Bên cạnh đó, bạn cần tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… ☛ Tham khảo thêm: Tiết lộ 8 cách gom cồi mụn nhanh tại nhà hiệu quả Sử dụng kem ngừa mụn Sahemul – Bí kíp ngăn ngừa mụn ẩn viêm Nếu bạn đang phải đối diện với tình trạng mụn ẩn trên da và lo lắng nó sẽ chuyển viêm bất thình lình thì Kem ngừa mụn Sahemul là gợi ý hoàn hảo. Đây là sản phẩm đang làm mưa làm gió trong cộng đồng làm đẹp nhờ khả năng tiêu sạch nhân mụn và loại bỏ mụn viêm nhanh chóng, hiệu quả. Sahemul là sản phẩm trị mụn có hiệu quả 2 trong 1: vừa giảm nhanh tình trạng mụn sưng đỏ, vừa làm mờ vết thâm do mụn để lại. Sản phẩm sở hữu bảng thành phần “đình đám” bao gồm Sepicontrol A5, BHA, AHA, Kojic Dipalmitate, Niacinamide, vitamin E, ZinC gluconate,… ☛ Sepicontrol A5: Là thành phần nhập khẩu trực tiếp từ Pháp giúp tác động vào cả 4 yếu tố gây mụn đó là bình thường hóa quá trình sừng hóa cổ nang lông, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, giảm tổng hợp và bài tiết bã nhờn, phản ứng viêm. Qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy lượng bã nhờn giảm tới 20% và nhân mụn giảm 78%. ☛ BHA: Được mệnh danh là tẩy tế bào chết “quốc dân”, BHA có khả năng thâm nhập sâu vào lỗ chân lông, lấy đi bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết, nhờ đó lỗ chân lông được thông thoáng và giảm nguy cơ hình thành mụn. Chưa dừng lại ở đó, BHA là một trong số ít thành phần có tác dụng đẩy và tiêu sạch nhân mụn, hạn chế tối đa nguy cơ mụn bị chai cứng. ☛ AHA: Giống như BHA, AHA cũng là một loại tẩy tế bào chết quen thuộc với tín đồ skincare. AHA hoạt động trên bề mặt da giúp “quét sạch” bụi bẩn, tế bào già cỗi, xỉn màu,… Ngoài ra, thành phần này còn kích thích quá trình tổng hợp collagen giúp da phục hồi nhanh chóng. Chính vì thế, AHA góp mặt trong nhiều chu trình chăm sóc da bị mụn và thâm mụn. ☛ Kojic Dipalmitate: Đây là dẫn xuất este có độ ổn định cao của Kojic acid – thành phần “vàng” trong làng trị thâm mụn. Kojic acid giúp làm mờ thâm mụn nhanh chóng nhờ ức chế enzym tyrosinase – enzym tham gia vào quá trình tổng hợp sắc tố Melanin. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy, sự kết hợp của Kojic acid và AHA cho hiệu quả điều trị thâm mụn tương đương với Hydroquinone. Chỉ với 3 bước đơn giản dưới đây, bạn đã sở hữu ngay cho mình bí quyết giúp trị mụn trứng cá trên đầu nhanh chóng và hiệu quả: Bước 1: Vệ sinh da đầu và tay sạch sẽ. Bước 2: Chấm/ Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng da cần điều trị, thoa trong khoảng 5 – 10s. Bước 3: Ngày sử dụng 2 – 3 lần và kiên trì sử dụng trong 4 – 8 tuần để đạt hiệu quả như mong muốn. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...