Kem trị mụn bọc - lựa chọn sao cho đúng?
Mụn bọc gây ra tình trạng đau nhức, sưng đỏ và nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại các vết thâm mụn và sẹo mụn gây mất thẩm mỹ. Kem trị mụn bọc chính là giải pháp giúp bạn giảm nhanh tình trạng viêm, sưng, đỏ và ngăn ngừa hình thành các vết thâm sau mụn. Vậy kem trị mụn bọc nào bạn nên sử dụng? Cùng Sahemul tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Ưu điểm của kem trị mụn bọc
So với các phương pháp trị mụn bọc như mặt nạ từ thiên nhiên, thuốc uống kê đơn hoặc biện pháp thẩm mỹ (chiếu ánh sáng sinh học, peel da,…) thì kem trị mụn bọc sở hữu nhiều ưu thế hơn cả. Cụ thể:
- Tiện dụng: Với 1 tuýp kem trị mụn nhỏ gọn, bạn có thể mang theo khi đi làm, đi công tác hoặc đi du lịch mà không nhất thiết phải đến cơ sở thẩm mỹ.
- Chi phí hợp lý: Chi phí cho 1 lần sử dụng liệu trình trị mụn bọc bằng biện pháp thẩm mỹ có giá là 1 – 2 triệu đồng. Không những thế, ngoài việc trị liệu tại cơ sở thẩm mỹ, bạn còn mất thêm một khoản không nhỏ cho các sản phẩm chăm sóc da tại nhà để duy trì hiệu quả. Trong khi đó, 1 tuýp kem trị mụn có giá dao động từ 150.000 – 300.000 VNĐ.
- Ít tác dụng phụ: Trong khi thuốc uống trị mụn bọc hay biện pháp thẩm mỹ đều có tác dụng phụ như khô da, đỏ da, bỏng rát,… thì kem trị mụn chỉ để lại cảm giác châm chích trong vài giây đầu khi thoa lên da.
- Phù hợp với nhiều đối tượng: Hiện nay có một số dòng kem trị mụn chuyên biệt cho từng làn da khác nhau từ da khô cho đến da nhạy cảm. Chính vì thế, bạn có thể dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng da của mình mà không cần quá lo lắng liệu mình có phù hợp với sản phẩm này không?
- Rút ngắn thời gian điều trị: Mặt nạ từ thiên nhiên, biện pháp thẩm mỹ cần duy trì và theo dõi trong thời gian dài, có thể từ 1 – 2 năm. Trong khi đó, sản phẩm kem trị mụn bọc có thời gian điều trị ngắn hơn rất nhiều.
Với những ưu điểm kể trên, bạn còn chần chờ gì mà không sắm ngày cho mình một tuýp kem trị mụn bọc?
Tổng hợp các loại kem trị mụn bọc phổ biến hiện nay
Dưới đây là các loại kem trị mụn bọc được sử dụng phổ biến:
Kem trị mụn bọc kê đơn
Kem trị mụn bọc kê đơn được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp mụn ở mức độ nặng và không đáp ứng điều trị với kem trị mụn không kê đơn. Dưới đây là một số thành phần trong kem trị mụn bọc kê đơn mà chúng mình tổng hợp được:
➤ Retinoid
Retinoid được mệnh danh là thành phần “đa năng” luôn được phái đẹp yêu thích. 2 công dụng nổi bật nhất của Retinoid là khả năng điều trị mụn trứng cá và đẩy lùi quá trình lão hóa da.
Trong điều trị mụn bọc, Retinoid tác động vào cả 4 yếu tố hình thành nên mụn đó là ức chế, ngăn cản hoạt động của vi khuẩn P. acnes; giảm sừng hóa cổ nang lông; giảm nhanh tình trạng viêm, sưng; điều tiết quá trình bài tiết bã nhờn.
Bên cạnh những lợi ích mang lại, Retinoids cũng ẩn chứa nhiều tác dụng không mong muốn như đỏ rát, khô da, da sần, bong tróc,… Để giảm nhẹ tác dụng không mong muốn này, bạn nên sử dụng Retinoids từ nồng độ thấp nhất, sử dụng cách ngày và nên kết hợp với các sản phẩm cấp ẩm và phục hồi da khác.
☛ Đọc thêm: Da mụn nên dùng Retinol hay Tretinoin? Những lưu ý khi sử dụng
➤ Kháng sinh
Kháng sinh thường được biết đến với công dụng ức chế và tiêu diệt các chủng vi khuẩn gây bệnh. Thành phần kháng sinh trong kem trị mụn bọc cũng không nằm ngoài công dụng đó.
Thuốc kháng sinh trị mụn bọc bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây mụn là Propionibactecrium acnes (P. acnes) và giảm tình trạng sưng viêm do mụn gây ra [1]. Mặt khác, thuốc kháng sinh đường uống và dạng kem bôi da đều không được dùng đơn độc mà thường được phối hợp với hợp Benzoyl peroxide hoặc Retinoids (Adapalene, Tretinoin,…) nhằm giảm thời gian điều trị kháng sinh và giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
Bạn nên theo dõi chặt chẽ và đánh giá khả năng đáp ứng của da trong quá trình điều trị thuốc kháng sinh. Nếu sau 12 tuần sử dụng tình trạng mụn bọc vẫn không có dấu hiệu cải thiện, bạn nên thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý và điều chỉnh phù hợp.
Mặc dù ít tác dụng phụ hơn kháng sinh đường uống nhưng bạn vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như mẩn đỏ, nóng da, kích ứng nghiêm trọng hơn là các phản ứng dị ứng phát ban, phồng rộp, khó thở,…
☛ Có thể bạn quan tâm: Uống thuốc trị mụn có bị vô sinh không?
➤ Azelaic acid
Azelaic acid là một trong những hoạt chất khá lành tính và ít tác dụng phụ. Nó không chỉ có hiệu quả trong điều trị mụn bọc mà còn có hiệu quả làm mờ vết thâm sau mụn và ngăn ngừa hình thành sẹo mụn. Azelaic acid làm ức chế hoạt động và giảm số lượng vi khuẩn P. acnes đồng thời làm giảm tình trạng viêm giúp mụn mau se cồi hơn. Thêm vào đó, nó còn loại bỏ tế bào sừng, làm cho lỗ chân lông được thông thoáng và ngăn ngừa hình thành mụn.
Nghiên cứu cho thấy Azelaic acid có hiệu quả tác dụng trị mụn bọc tương đương với Tretinoin 0,05%, Benzoyl peroxide 5% và kháng sinh Erythromycin 2%.[2] So với các thành phần kể trên Azelaic acid có ít tác dụng phụ và lành tính hơn nên góp mặt trong nhiều sản phẩm trị mụn hiện nay. Tuy nhiên, với những cô nàng sở hữu làn da nhạy cảm thì có thể sẽ cảm thấy châm chích trong những lần đầu sử dụng. Trong trường hợp, tình trạng châm chích, ngứa, nổi mụn li ti kéo dài bạn cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn.
Kem trị mụn bọc không cần kê đơn
Những thành phần nào có trong kem trị mụn bọc không kê đơn? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần dưới đây.
➤ BHA
Chắc hẳn, BHA không còn là thành phần quá xa lạ với các tín đồ làm đẹp. BHA còn được gọi là Salicylic acid là một loại tẩy tế bào chết hóa học. Thành phần này hoạt động tốt trên nền dầu nên có thể thấm sâu vào từng ngóc ngách trong lỗ chân lông để dọn dẹp tế bào chết, bụi bẩn và dầu thừa còn sót lại trên da. Nhờ đó, lỗ chân lông được thông thoáng và đẩy lùi nguy cơ hình thành mụn mới.
Ngoài ra, BHA có đặc tính chống viêm mạnh mẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm và giúp mụn se cồi nhanh hơn. Một ưu điểm nổi trội của BHA mà ít thành phần nào có được là khả năng đẩy nhân mụn và tiêu sạch nhân mụn, hạn chế nguy cơ mụn tái đi tái lại nhiều lần.
BHA không quá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên bạn có thể sử dụng BHA vào buổi sáng hoặc buổi tối đều được. Nồng được BHA được sử dụng trong chu trình chăm sóc da tại nhà là 2%. Đây là thành phần có thể gây kích ứng da, thậm chí là tình trạng break out. Vì vậy, bạn nên sử dụng với tần suất từ 1 – 3 lần/ tuần và luôn lắng nghe làn da mình để điều chỉnh cho phù hợp.
➤ AHA
AHA là một loại tẩy tế bào chết được tìm thấy trong nhiều thực phẩm, ví dụ như mía, sữa, hạnh nhân đắng, táo, lê,… Trong khi BHA chỉ tồn tại dưới 1 dạng hoạt chất thì AHA tồn tại dưới nhiều dạng hoạt chất khác nhau như Acid glycolic, Acid mandelic acid, Acid lactic, Acid citric,…
AHA tan được trong nước nên hoạt động chủ yếu trên bề mặt da giúp loại bỏ tế bào già nua, tế bào sừng giúp thông thoáng lỗ chân lông, từ đó dưỡng chất trong bước dưỡng da tiếp theo hấp thu tốt hơn và ngăn ngừa mụn hình thành.
Cùng với đó, thành phần này còn giúp loại bỏ những vùng da xỉn màu, tối màu và mang lại làn da mịn màng, trắng sáng. Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng tăng sinh Collagen, giúp phục hồi tổn thương trên da và giữ làn da luôn trẻ mãi không già.
➤ Benzoyl peroxide
Nhắc đến thành phần trị mụn bọc thì không thể bỏ qua Benzoyl peroxide. Thành phần này được sử dụng trong điều trị mụn bọc nhờ khả năng tiêu sừng và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn P. acnes.
Benzoyl peroxide phá vỡ lớp sừng trên bề mặt da và đưa oxy vào ức chế hoạt động của vi khuẩn và tiến tới tiêu diệt chúng. Thêm vào đó, hoạt chất này còn điều tiết quá trình bài tiết dầu nhờn, từ đó hạn chế tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành nên mụn.
Mặt khác, khi sử dụng Benzoyl peroxide bạn có thể gặp một số phản ứng bất lợi như khô da, đỏ da, châm chích, thậm chí là bị cháy da hoặc mụn bị chai nếu sử dụng với liều lượng và tần suất vượt mức được khuyến cáo.
➤ Sulfur (Lưu huỳnh)
Sulfur cũng là một thành phần quen thuộc trong nhiều sản phẩm kem trị mụn bọc. Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ bã nhờn, dầu thừa trên da và giải phóng lỗ chân lông, từ đó ngăn ngừa mụn bọc mới hình thành. Lưu huỳnh không chỉ có mặt trong các sản phẩm kem trị mụn mà nó còn xuất hiện trong nhiều loại sữa rửa mặt, mặt nạ,…
☛ Xem thêm: Trị mụn bọc bằng kem đánh răng – lợi bất cập hại!
Kem trị mụn bọc nào bạn nên sử dụng?
Một loại kem trị mụn bọc cho kết quả điều trị nhanh đồng thời có hiệu quả 2 trong 1 vừa giảm mụn bọc vừa ngừa thâm là sự lựa chọn hàng đầu. Kem ngừa mụn Sahemul là một trong số ít kem trị mụn bọc đáp ứng được tiêu chí trên.
Kem ngừa mụn Sahemul có khả năng làm giảm mụn, ngừa thâm nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 tuần sử dụng. Sở dĩ làm được điều này là do Sahemul chứa 2 bộ đôi “vàng” trong điều trị mụn và thâm mụn. Cụ thể:
Bộ đôi Sepicontrol A5 và BHA: Sepicontrol A5 là thành phần được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Nó được tạo thành từ bộ 3 hoạt chất là Capryloyl Glycine, Sarcosine và Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất từ vỏ quế quan). Sepicontrol A5 tác động vào 4 nguyên nhân chính gây nên mụn đó là ức chế hoạt động của vi khuẩn P. acnes, giảm tổng hợp và bài tiết bã nhờn, bình thường hóa quá trình sừng hóa và giảm nhanh tình trạng sưng, viêm. Nhờ đó, tình trạng mụn bọc sưng, đỏ, đau được cải thiện rõ rệt sau 5 – 7 ngày.
Sự có mặt của BHA là cánh tay đắc lực giúp quá trình điều trị mụn bọc thêm hiệu quả và toàn diện. BHA tan được trong dầu nên có khả năng thâm sâu vào lỗ chân lông và cuốn theo bụi bẩn, dầu thừa ra khỏi lỗ chân lông giúp lỗ chân lông được thông thoáng và ngăn ngừa mụn hình thành. Ngoài ra, thành phần này còn giúp đẩy nhân mụn, tiêu sạch nhân mụn, không làm chai mụn và hạn chế tối đa khả năng mụn quay trở lại.
Bộ đôi Kojic Dipalmitate (dẫn xuất este của Kojic acid) và AHA: Nghiên cứu cho thấy bộ đôi Kojic acid và AHA cho hiệu quả trị thâm và làm sáng da tương đương với Hydroquinone – tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả làm sáng da trong cộng đồng làm đẹp[3]. Mặc dù có hiệu quả tương đương với Hydroquinone nhưng bộ đôi Kojic acid và AHA vẫn chiếm ưu thế hơn do mang lại ít tác dụng phụ hơn và khá lành tính có thể sử dụng cho nhiều loại da từ da khô, da dầu cho đến da nhạy cảm.
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.
Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Lưu ý khi sử dụng kem trị mụn bọc
Bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng kem trị mụn bọc:
Chọn mua sản phẩm chính hãng: Hiện nay trên thị trường mỹ phẩm xuất hiện rất nhiều sản phẩm kem trị mụn đến từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về sản phẩm và chọn mua tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.
Tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất: Kem trị mụn bọc chỉ được phát huy tối đa hiệu quả điều trị khi được sử dụng đúng cách và đúng tần suất. Vì vậy, bạn đừng quá nôn nóng mà tăng tần suất sử dụng. Điều này chưa chắc có thể rút ngắn thời gian điều trị nhưng chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ bạn gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Kiên trì sử dụng: Dù là kem trị mụn bọc nào thì bạn cũng cần sử dụng trong 1 khoảng thời gian (ít nhất là 1 – 2 tuần) mới có thể thấy rõ những chuyển biến trên da. Vì vậy, bạn cần kiên trì sử dụng, không nên chán nản mà bỏ dở giữa chừng.
Thận trọng khi sử dụng: Với những bạn đang bị bệnh về da như chàm, eczema, vảy nến,… hoặc đang mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi cần cân nhắc kĩ lưỡng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Luôn luôn bảo vệ da khi ra ngoài: Như đã trình bày ở trên, kem trị mụn bọc chứa một số thành phần nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên bạn cần che chắn, bảo vệ da khi ra ngoài bằng các vật dụng như ô, mũ, áo chống nắng, kính,… và kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tình trạng mụn bọc không thể thuyên giảm nếu bạn thường xuyên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, uống rượu, bia, cà phê hoặc thường xuyên thức khuya. Vì vậy, song song với việc sử dụng kem trị mụn bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Trên đây là toàn bộ thông tin về kem trị mụn bọc và những lưu ý khi sử dụng. Mong rằng qua bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về kem trị mụn bọc và sớm chọn cho mình một tuýp kem trị mụn bọc ưng ý.
Tài liệu tham khảo:
- [1]: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6491308/
- [2]: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2528257/
- [3]: https://europepmc.org/article/med/21049734