Nguyên nhân nào khiến mụn tuổi dậy thì như “nấm sau mưa”?

Tuổi dậy thì là độ tuổi có sự thay đổi nội tiết tố mạnh nhất. Bên cạnh đó, dưới tác động của thời tiết nóng ẩm, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, tình trạng mụn dễ kéo dài hơn thông thường. Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng? Trước khi tìm kiếm giải pháp, bạn phải hiểu rõ về nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì cũng như các loại mụn mình sẽ phải “đối diện” trên da. Cùng Sahemul tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân nào khiến mụn tuổi dậy thì như “nấm sau mưa”? 1

Nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì

Cùng bước vào độ tuổi dậy thì, tại sao có bạn lại bị mụn và có bạn hoàn toàn bình thường? Tuy rằng sống cùng một yếu tố môi trường và cùng rơi vào giai đoạn mất cân bằng hormone nhưng không phải ai cũng dễ bị mụn. Cơ địa của mỗi người, đặc tính từng làn da đều khác nhau, cộng thêm thói quen sinh hoạt, chăm sóc da cũng không đồng đều, vì vậy sẽ có trường hợp cùng một độ tuổi nhưng người khác sở hữu làn da mịn màng còn bạn thì bị mụn tấn công. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mụn tuổi dậy thì bạn có thể gặp phải.

Thay đổi hormone

Trong cơ thể, androgen là hormone giới tính được tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng giải phóng. Loại androgen bạn thường nghe nhiều nhất là testosterone có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mụn trứng cá. Tuy testosterone được xem là nội tiết tố nam nhưng trong cơ thể phụ nữ, chúng cũng có tồn tại ở một mức thấp.

Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ tuổi 12 và kéo dài đến 20 tuổi. Trong giai đoạn này, hormone giới tính androgen kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và tăng tiết nhiều hơn. Lượng bã nhờn này khiến lỗ chân lông bị bít tắc, vô tình tạo thành môi trường cực kỳ thuận lợi để vi khuẩn gây mụn phát triển.

Thông thường, khi qua độ tuổi dậy thì, hormone trong bạn dần ổn định khiến tình trạng mụn được cải thiện và biến mất. Vậy tại sao vẫn có trường hợp bị mụn dù đã qua giai đoạn này? Nguyên nhân có thể đến từ việc không điều trị đúng cách và dứt điểm ở giai đoạn dậy thì, dẫn đến mụn kéo dài đến lúc trưởng thành. Mặt khác, việc bị mụn còn đến từ nguyên nhân thiếu hụt vitamin, khoáng chất, sử dụng nhiều chất kích thích,… mà người trưởng thành rất hay gặp phải.

Thay đổi hormone 1
Tuổi dậy thì với những biến đổi về hormone là một trong các nguyên nhân gây mụn

Quá trình sừng hóa và tăng tiết bã nhờn

Quá trình sừng hóa diễn ra bắt đầu từ lớp đáy của biểu bì. Khi quá trình tăng sinh chất sừng ở cổ nang lông diễn ra, chúng sẽ gây bít tắc trong lỗ chân lông. Cùng với đó là tình trạng tuyến bã nhờn tăng tiết không kiểm soát, tiếp tục tập trung tại cổ nang lông khiến vị trí này càng thêm tắc nghẽn. Khi đó, dầu nhờn và bụi bẩn không được đào thải ra bên ngoài sẽ kết hợp cùng vi khuẩn P.acnes hình thành nên mụn đầu đen, mụn đầu trắng.

Thông thường, quá trình này chỉ làm xuất hiện nhân mụn và không gây sưng viêm. Tuy nhiên nếu như mật độ vi khuẩn P.acnes tăng sinh nhiều và mất cân bằng, vị trí mụn sẽ xuất hiện phản ứng viêm, nóng, đỏ, đau. Đó là cách cơ thể phản ứng lại trước sự tấn công của vi khuẩn trên da. Khi gặp phải tình trạng này, quá trình điều trị đòi hỏi bạn mất nhiều thời gian và công sức hơn so với mụn trứng cá thông thường.

Căng thẳng, stress

Quá trình học hành, thi cử nhiều áp lực cùng với những thay đổi trong tâm sinh lý khiến tuổi teen dễ rơi vào trạng thái căng thẳng không thể giải tỏa. Theo các chuyên gia da liễu, stress kéo dài khiến nội tiết tố rối loạn, tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi tăng tiết hơn mức bình thường làm da dễ sinh mụn mới hoặc làm trầm trọng đi tình trạng mụn sẵn có.

Biểu hiện ban đầu của mụn do stress chính là da nổi sần đỏ, mụn mọc li ti trên bề mặt tại vị trí trán và hai bên má. Nếu bạn có thói quen sờ mụn, nặn mụn không đúng cách, tình trạng viêm nhiễm sẽ hình thành gây sưng đỏ.

☛ Tham khảo thêm: Mụn do căng thẳng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Ăn nhiều thức ăn nhanh

Tuổi teen rất yêu thích các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều đường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mụn trên da mặt không được cải thiện. Một nghiên cứu được thực hiện trên 5000 người Trung Quốc, kết quả: Nguy cơ phát triển mụn tăng đến 43% do thường xuyên ăn nhiều chất béo và tăng đến 17% do tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, đóng hộp.

Di truyền

Di truyền 1
Yếu tố di truyền cũng phần nào quyết định tỉ lệ bị mụn ở thanh thiếu niên

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng không nhỏ vào sức khỏe làn da. Nếu cha mẹ của bạn thường bị mụn trứng cá, khả năng lớn bạn cũng sẽ gặp tình trạng như vậy. Một nghiên cứu được tiến hành với 1000 học sinh tại Đức cho kết quả: 20% học sinh bị mụn nặng có liên quan đến tiền sử gia đình, nếu người mẹ từng bị mụn nhiều thì nguy cơ con cái bị mụn tăng gấp 3 lần so với người khác. Những số liệu trên phần nào cho thấy tầm quan trọng của yếu tố di truyền trong việc xác định một người có khả năng mọc mụn nhiều hay ít vào tuổi dậy thì.

Các loại mụn tuổi dậy thì

Đa phần các trường hợp bị mụn đầu đen, mụn đầu trắng sẽ ít để lại những “trải nghiệm” đau đớn và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên với một số người, mụn có thể để lại những tổn thương vô cùng khó chịu như sẹo, thâm từ mụn viêm, mụn bọc. Tuổi dậy thì là giai đoạn bạn phải đối diện với nguy cơ tái đi tái lại mụn trứng cá cho đến đầu năm 20 tuổi. Một số ít trường hợp khác vì yếu tố cơ địa, di truyền có thể phải tiếp tục kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Trước khi tìm kiếm phương pháp điều trị, bạn cần xác định được loại mụn bản thân đang mắc thuộc dạng nào. Thông thường, mụn tuổi dậy thì sẽ rơi vào 4 loại sau:

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen xuất hiện khi lỗ nang lông trên da bị tắc. Cơ chế hình thành mụn xuất phát từ tuyến dầu trên da hoạt động vượt mức kiểm soát không thể thoát ra khỏi bề mặt da, cùng với đó là sự tắc nghẽn lỗ chân lông dưới ảnh hưởng của bụi bẩn, tế bào chết, cặn trang điểm. Các nốt mụn nằm trong lỗ chân lông khi tiếp xúc với không khí sẽ dần dần bị oxy hóa khiến nhân mụn chuyển thành màu sậm.

Mụn đầu đen có kích thước bé khoảng 1mm, nhân mụn đen trồi lên bề mặt da. Loại mụn này không khiến bạn cảm thấy đau nhức như mụn bọc nhưng nếu nặn mụn không đúng cách, chúng có thể viêm nhiễm và tiến triển sang mụn mủ. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở vị trí mũi, trán, cổ, ngực và lưng. Về loại da, vì bất kỳ làn da dầu, khô, hỗn hợp hay thường đều có nguy cơ bị tắc nghẽn lỗ chân lông nên ai cũng có thể bị mụn đầu đen nếu không chăm da kỹ lưỡng.

Mụn đầu đen 1
Mụn đầu đen thường xuất hiện ở vị trí mũi và gây nhiều khó khăn trong điều trị

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là một loại mụn trứng cá được hình thành khi các tế bào da chết kết hợp cùng dầu nhờn, vi khuẩn trên da gây bít tắc lỗ chân lông. Vì đặc điểm này mà mụn đầu trắng thường sẽ nằm kín bên dưới lỗ chân lông. Lứa tuổi bị mụn đầu trắng thường nằm trong khoảng 14-35 tuổi. Trong đó, nữ giới thường chiếm số lượng lớn hơn do nội tiết tố và do tiếp xúc nhiều với các loại mỹ phẩm.

Mụn đầu trắng được nhận diện qua các đặc điểm: Hình dạng tròn có phần đầu trắng nhỏ nhô khỏi bề mặt da và thường mọc thành cụm, vùng da mụn không sưng đỏ và không gây đau. Về vị trí, mụn có thể mọc ở bất cứ đâu nhưng nơi dễ xuất hiện nhất thường nằm ở trán, mũi, má và cằm.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bỏ túi 8 cách trị mụn trứng cá đầu trắng hiệu quả

Mụn bọc

Mụn bọc hay còn được gọi là mụn bọc mủ. Mụn hình thành khi bã nhờn, cặn trang điểm, bụi bẩn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông. Khi đó, quá trình viêm nhiễm diễn ra trên bề mặt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn P.acnes tấn công hình thành nên mụn bọc.

Thông thường, mụn bọc dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá. Tuy nhiên chúng vẫn có một số đặc điểm nhận dạng nhất định giúp bạn có thể phân biệt được. Một trong số đó chính là mụn bọc có biểu hiện nặng hơn do lỗ chân lông bị viêm nặng hình thành ổ khuẩn sâu. Về hình dạng, mụn sưng đỏ, vùng da quanh mụn cứng, nhân mụn có màu trắng hoặc vàng. Nếu vô tình chạm tay mạnh hoặc nặn mụn sai cách, bạn có thể khiến mụn vỡ ra làm viêm nhiễm các vùng lân cận.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mụn bọc: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Mụn bọc 1
Không nên tự ý nặn mụn bọc để tránh làm viêm nhiễm sang các vùng lân cận

Mụn nhọt

Nhọt là một dạng nhiễm trùng da dưới ảnh hưởng của lỗ chân lông và tuyến dầu nhờn. Khi khởi phát, nhọt có kích thước bé bằng hạt đậu và có màu đỏ. Khi xuất hiện dịch mủ, nhọt lớn dần và gây đau. Vùng da quanh nhọt khi đó cũng chuyển sang đỏ và sưng. Quan sát có thể thấy đỉnh nhọt là đầu nhân mủ vàng, trắng. Sau một thời gian, đầu mủ này bị vỡ và chảy dịch ra ngoài. Vị trí thường bị mụn nhọt là cổ, nách, vai, mông.

Đọc thêm: Phương pháp trị mụn tuổi dậy thì cho nam

Nên và không nên làm gì khi trị mụn tuổi dậy thì?

Trị mụn tuổi dậy thì luôn là vấn đề khiến nhiều teen đau đầu. Với làn da đang ở giai đoạn nhạy cảm nhất, cùng với đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể, làm thế nào để bạn có thể giúp da giảm mụn và lấy lại vẻ ngoài rạng rỡ như xưa? Note ngay 4 lưu ý bên dưới nhé.

Rửa mặt đúng cách

Sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ giúp da không bị “làm sạch” quá mức dẫn đến khô ráp. Số lần rửa mặt trong ngày cũng được các chuyên gia khuyến cáo chỉ một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Việc rửa mặt quá nhiều có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn bạn tưởng tượng, vì vậy đừng nên lạm dụng.

Bên cạnh quan tâm về thành phần sữa rửa mặt và số lần thực hiện, nàng đừng quên chú ý đến nhiệt độ của nước khi rửa mặt. Thay vì sử dụng nước lạnh hoặc nước quá nóng có thể khiến mụn sưng đỏ nhiều hơn, hãy thực hiện nhẹ nhàng bằng nước ấm. Sau khi rửa mặt, chú ý không chà xát bằng khăn mặt mà chỉ dùng khăn thấm nhẹ hoặc để da tự khô sau đó.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Lưu ý khi chọn sữa rửa mặt cho cô nàng da dầu mụn

Dưỡng ẩm hằng ngày

Một số loại kem trị mụn được các bác sĩ kê đơn có thể khiến da bạn trở nên khô hơn. Vì vậy đừng nên bỏ qua bước dưỡng ẩm ngay sau khi bôi kem trị mụn để bổ sung lại lượng nước cần thiết cho da. Với nàng đang bị mụn tuổi dậy thì, các loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu và không gây dị ứng, an toàn cho cả làn da nhạy cảm là lựa chọn thích hợp nhất.

Dưỡng ẩm hằng ngày 1
Rửa mặt như thế nào mới đúng cách là vấn đề không phải ai cũng biết

Không chạm tay vào các nốt mụn

Khi bị mụn, tâm lý chung của nhiều người chính là thường xuyên quan sát và dùng tay sờ lên chúng để theo dõi tình hình. Tuy nhiên, điều này không những khiến mụn mất nhiều thời gian hơn để chữa lành mà còn khiến nguy cơ để lại sẹo trên da tăng cao. Vì vậy, bạn không nên chạm tay vào các nốt mụn để tránh lan truyền thêm vi khuẩn từ tay sang da.

Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến da tổn thương và gia tăng tình trạng viêm nhiễm mụn. Bên cạnh đó, một số loại thuốc trị mụn cũng khiến da bạn trở nên nhạy cảm hơn với tia UV. Vì vậy nếu không được bảo vệ đúng cách, làn da vốn đang trong tình trạng tổn thương sẽ dễ cháy nắng phồng rộp khó điều trị. Lời khuyên cho bạn chính là thoa kem chống nắng có lượng SPF 30 trở lên với thành phần không gây kích ứng da, đồng thời che chắn thêm bằng nón, khẩu trang để bảo vệ da tối đa.

Trên đây là những thông tin về các loại mụn tuổi dậy thì cũng như nguyên nhân phổ biến hình thành nên mụn. Sahemul hi vọng đã giúp nàng hiểu thêm được nhiều kiến thức về chăm sóc da để sẵn sàng “tuyên chiến” với các nốt mụn đáng ghét khi bước vào giai đoạn chuyển giao thành người lớn này. Bên cạnh sử dụng các sản phẩm ngừa mụn phù hợp, đừng quên xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục để cơ thể luôn khỏe trong, đẹp ngoài bạn nhé!

Đọc thêm: Hướng dẫn chăm sóc da mụn tuổi dậy thì A-Z

Sahemul – Tuổi dậy thì tự tin, da sạch mụn tươi tắn

Mọc mụn tuổi dậy thì sẽ có thể kéo dài đến khi trưởng thành nếu như trong giai đoạn này bạn không tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp và dứt điểm. Là một trong những sản phẩm giảm thâm ngừa mụn không thể thiếu trong tủ skincare nhà teen, Sahemul sẽ mang đến cho bạn giải pháp hiệu quả vượt qua giai đoạn dậy thì một cách nhẹ nhàng.

Sahemul - Tuổi dậy thì tự tin, da sạch mụn tươi tắn 1

Kem mụn Sahemul được khuyến sử dụng cho nàng đang gặp phải tình trạng mụn trứng cá, đặc biệt là những loại mụn viêm, mủ như mụn bọc, mụn nang,… Với những ai đang mong muốn cải thiện vấn đề thâm sẹo do mụn để lại, Sahemul cũng mang đến tác động hiệu quả với thành phần Kojic Dipalmitate ức chế quá trình tổng hợp sắc tố melanin.

Bên cạnh Kojic Dipalmitate, thành phần Sahemul còn có sự kết hợp đầy “ăn ý” giữa các tinh chất như:

  • Sepicontrol A5 diệt khuẩn, chống viêm, giảm tổng hợp và giảm tiết bã nhờn trên da.
  • Salicylic acid (BHA) kháng viêm mạnh và loại bỏ tế bào chết sâu bên trong lỗ chân lông.
  • Glycolic acid (AHA) loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, tái tạo làn da mịn màng, trắng sáng.

Hiệu quả sản phẩm có thể được nhìn thấy rõ rệt trên da sau khoảng 1 tuần sử dụng. Khác với các loại sản phẩm trên thị trường, Sahemul sở hữu ưu điểm triệt tiêu nhân mụn từ gốc và không để lại vết chai cứng dưới da sau khi sử dụng.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.

Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.everydayhealth.com/kids-health-pictures/teen-acne-pimple-dos-and-donts
  • https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=treating-teen-acne-1-1252

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...