Mụn trứng cá ở vùng kín là dấu hiệu bệnh gì?
Nổi mụn trứng cá ở vùng kín là một tình trạng rất phổ biến. Thông thường, mụn trứng cá ở vùng kín được hình thành do sự tích tụ của bụi bẩn. Tuy nhiên, một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy mọc mụn trứng cá ở vùng kín là dấu hiệu bệnh gì, có nguy hiểm không? Mời bạn cùng tìm hiểu với Sahemul trong bài viết này.
Mục lục
Các bệnh lý gây mụn trứng cá ở vùng kín
Không phải tất cả các loại mụn trứng cá ở vùng kín đều bắt nguồn từ việc tắc nghẽn lỗ chân lông. Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân phổ biến khiến các nàng lâm vào tình cảnh này.
Viêm da tiếp xúc
Nổi mụn trứng cá ở vùng kín có khả năng là do viêm da tiếp xúc. Làn da ở vùng kín rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi bạn sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần gây dị ứng. Chúng có thể bao gồm:
- Sữa tắm hoặc xà phòng tắm.
- Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, chất khử mùi hoặc nước hoa vùng kín.
- Băng vệ sinh hoặc tampon, đặc biệt là những loại có mùi thơm.
- Chất diệt tinh trùng, bao cao su, chất bôi trơn hoặc kích thích âm đạo.
- Bột giặt, nước xả vải.
Ngoài ra, làn da ở vùng kín cũng có thể bị kích ứng do mồ hôi trộm, dịch tiết âm đạo, nước tiểu hoặc tinh dịch. Những yếu tố này đều có thể dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở vùng kín.
Viêm nang lông
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến vùng kín nổi mụn trứng cá là viêm nang lông. Đây là tình trạng các nang lông bị tắc nghẽn và viêm nhiễm do tạp khuẩn. Viêm nang lông có thể do:
- Cạo lông mu không đúng cách.
- Mặc quần áo quá hoặc hoặc quần áo gây cọ xát da.
- Các nang lông bị tắc nghẽn hoặc kích ứng bởi mồ hôi, chất hóa học.
- Vết thương ở vùng kín bị nhiễm trùng khiến vi khuẩn lây lan sang các nang lông lân cận.
U mềm lây (Molluscum contagiosum)
U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng do virus, có thể gây ra những nốt mụn trứng cá ở bất cứ đâu trên cơ thể, bao gồm cả làn da ở vùng kín. U mềm lây có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc lây lan trên toàn bộ vùng da.
Mụn trứng cá do u mềm lây có màu trắng, màu hồng hoặc màu thịt. Khi bị kích thích có thể gây ngứa ngáy hoặc viêm nhiễm. U mềm lây rất dễ lây lan qua tiếp xúc da kề da, quan hệ tình dục hoặc mặc chung quần áo với người bị bệnh.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), u mềm lây có thể khỏi trong vòng 6 – 12 tháng, nhưng cũng có thể mất đến 4 năm mới dứt hẳn.
Mụn trứng cá Inversa
Mụn trứng cá Invesa hay còn gọi là Hidradenitis Suppurativa (HS). Đây là bệnh viêm da mãn tính gây ra các tổn thương như mụn trứng cá ở vùng kín và các vùng da khác trên toàn cơ thể.
Đặc trưng của mụn trứng cá Inversa là những nốt mụn và vết loét có chứa mủ. Những nốt mụn này rất khó lành và có thể để lại sẹo. Theo Tổ chức Hidradenitis Suppurativa, căn bệnh này ảnh hưởng đến 4% dân số.
Bệnh lây qua đường tình dục
Mọc mụn trứng cá ở vùng kín cũng có thể là dấu hiệu nhận biết một số bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục.
- Sùi mào gà: Giai đoạn đầu, sùi mào gà có thể làm xuất hiện các nốt mụn như mụn trứng cá ở vùng kín. Những nốt mụn này mọc riêng lẻ rồi đần lây lan và kết lại thành từng chùm.
- Mụn rộp sinh dục: Bệnh lý này có thể gây ra những nốt mụn trứng cá ở vùng kín có hình tròn. Các nốt mụn này gây ngứa ngáy và rất dễ vỡ làm lở loét vùng kín.
Nguyên nhân thông thường gây mụn trứng cá ở vùng kín
Nổi mụn trứng cá ở vùng kín có thể xuất phát từ thói quen vệ sinh vùng kín kém khoa học. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn và lông mọc ngược là hai nguyên nhân phổ biến gây mụn ở vùng kín.
Lỗ chân lông bị tắc nghẽn
Thói quen vệ sinh vùng kín kém không chỉ không làm sạch mà còn có thể gây mụn trứng cá ở vùng kín. Điều này là bởi, sự tích tụ của bụi bẩn, mồ hôi khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, đồng thời tạo môi trường cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi.
Các đặc điểm của mụn trứng cá ở vùng kín tương tự như các vùng da khác trên cơ thể. Chúng thường có màu đỏ, có chấm trắng ở đầu, đôi khi sẫm màu hoặc đỏ. Một số loại mụn ở âm đạo có thể chứa đầy mủ, sưng tấy và đau nhức.
Lông mọc ngược
Cạo, tẩy lông hoặc nhổ lông mu là những nguyên nhân phổ biến khiến lông mọc ngược. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng, có khoảng 32.7% phụ nữ gặp phải tình trạng lông mọc ngược đã thực hiện các cách loại bỏ lông mu nêu trên. Sợi lông đâm ngược vào da có thể gây ra các phản ứng như sẩn ngứa, mụn trứng cá, sạm da và đặc biệt là tăng nguy cơ viêm nang lông. Do đó, bạn nên chọn phương pháp “diệt vi-ô-lông” khoa học và ít gây tác dụng phụ lên da hơn.
Mọc mụn trứng cá ở vùng kín có nguy hiểm không?
Mọc mụn trứng cá ở vùng kín là hiện tượng rất phổ biến hiện nay và hầu như không gây tác động tiêu cực nào đến sức khỏe tổng thể. Nếu có phương pháp chữa trị khoa học, mụn sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài ngày.
Trong trường hợp mụn xuất hiện với các dấu hiệu bệnh tật nhưng không được chữa trị kịp thời và đúng cách, có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản.
- Ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu: Phụ nữ mang thai khi bị nổi mụn trứng cá ở vùng kín có thể dẫn đến tình trạng sinh non, lưu thai, nhiễm trùng sau sinh, thậm chí là sảy thai.
- Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản: Mụn trứng cá ở vùng kín có thể gây ra viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng,… ở chị em phái đẹp.
- Áp xe: Nếu không được chữa trị kịp thời, mụn trứng cá ở vùng kín có thể chuyển biến thành áp xe. Tình trạng này khiến mụn trở nặng hơn, gây đau nhức, sưng tấy.
- Tăng khả năng lây bệnh: Quan hệ tình dục có thể khiến các nốt mụn trứng cá ở vùng kín bị vỡ ra, lây lan sang nhiều vùng da khác.
Mụn trứng cá ở vùng kín có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nàng nên tham khảo và lựa chọn những cách trị mụn nào an toàn và hiệu quả?
Cách điều trị mụn trứng cá ở vùng kín hiệu quả
Thông thường, mụn trứng cá ở vùng kín có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một số nốt mụn có thể trở nặng hơn và phát triển thành những biến chứng nguy hiểm. Trước khi chúng trở nặng hơn, hãy chủ động tìm cách điều trị.
Xác định nguyên nhân
Bước đầu tiên giúp bạn trị mụn trứng cá ở vùng kín nhanh chóng và hiệu quả là xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu nốt mụn của bạn xuất hiện do bệnh lý, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Nếu mụn do lỗ chân lông bị tắc nghẽn hay lông mọc người, còn gì hợp lý hơn bằng việc thay đổi thói quen chăm sóc vùng kín.
Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi và đường uống
Da ở bộ phận sinh dục nhạy cảm hơn những vùng da khác trên cơ thể, vậy nên bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc để trị mụn ở vị trí này. Các tình trạng mụn khác nhau đòi hỏi các phương pháp điều trị khác nhau, có thể từ thuốc bôi hoặc thuốc uống.
Thuốc bôi
Nếu nốt mụn trứng cá ở vùng kín do viêm da tiếp xúc hoặc ở thể nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin hoặc thuốc trị mụn trứng cá dạng kem bôi.
Các sản phẩm thuốc bôi để điều trị mụn trứng cá ở vùng kín do u mềm lây thường bao gồm các thành phần như cantharidin, kali hydroxit, imiquimod, iốt và axit salicylic. Điều quan trọng là, làn da ở vùng kín rất nhạy cảm, bạn chỉ nên sử dụng phương pháp này khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc uống
Đối với tình trạng mụn trứng cá ở vùng kín do lông mọc ngược, bạn có thể được khuyên sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai. Đối với nốt mụn bắt nguồn từ các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng virus.
☛ Tham khảo thêm: Tìm hiểu những kháng sinh trị mụn trứng cá thường dùng
Tránh nặn mụn ở vùng kín
Dù mụn trứng cá xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, các nàng cũng không nên nặn. Vi khuẩn gây mụn có thể lây lan và dẫn đến nhiễm trùng. Mặt khác, làn da ở khu vực này rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Nặn mụn có thể khiến các nốt mụn phát triển về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
Liệu pháp nhiệt
Để giảm cảm giác khó chịu do bị mụn trứng cá ở vùng kín, bạn có thể tham khảo liệu pháp nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh.
Chườm ấm rất hữu ích để làm dịu những nốt mụn do lông mọc ngược hoặc u nang mềm. Bạn chỉ cần ngâm chiếc khản nhỏ trong nước ấm rồi vắt ráo nước trước khi đắp lên da. Nhớ là sử dụng khăn sạch để không làm nốt mụn viêm nhiễm nặng hơn nhé.
Bạn cũng có thể thử phương pháp chườm lạnh để giảm tình trạng ngứa rát và sưng tấy do mụn trứng cá ở vùng kín. Đặt vài viên đá lạnh vào một chiếc túi vải mỏng hoặc khăn nhỏ rồi chườm lên nốt mụn. Đừng quên lau khô da khi chườm xong để hạn chế sự sinh sôi của các vi khuẩn mới.
Chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách
Sự ẩm ướt ở vùng kín là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, điều này có thể làm gia tăng tình trạng mụn trứng cá. Vậy nên bạn cần quan tâm nhiều hơn đến việc vệ sinh vùng kín. Đừng bỏ qua những điều dưới đây:
- Làm sạch vùng kín mỗi ngày bằng khăn mềm, nước sạch.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, tránh các chất tẩy rửa mạnh vì chúng có thể làm thể đổi độ pH tự nhiên của vùng kín.
- Chọn đồ lót bằng vải cotton, tránh các loại vải giữ nhiệt và độ ẩm.
- Hạn chế các loại quần áo bó sát người, ưu tiên các bộ quần áo rộng rãi, thoải mái để da được thở.
- Với những bạn dễ ra mồ hôi, cần chú ý thay quần áo sau khi tập luyện.
- Thường xuyên thay băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt, tối đa là 4 tiếng 1 lần.
Hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa chất gây kích ứng
Khi bị mụn trứng cá ở cằm, bạn cũng cần chú ý nhiều hơn đến việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc vùng kín. Sữa tắm, dung dịch vệ sinh, bột giặt quần áo hay nước xả vải đều có thể làm gia tăng tình trạng mụn.
Hạn chế việc sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng kín. Đối với dung dịch vệ sinh, bạn nên ưu tiên những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên như lá trầu không, nước muối,… Đối với quần áo, bạn nên xả sạch xà phòng sau mỗi lần giặt. Đặc biệt với “quần áo con”, hãy thêm bước xổ lại với nước lạnh sau khi ngâm nước xả vải.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Phần lớn các trường hợp nổi mụn trứng cá ở âm đạo có thể tự hết hoặc tự điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau rát dữ dội hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Các dấu hiệu này có thể bao gồm:
- Mủ, máu hoặc dịch tiết ra từ nốt mụn
- Những cơn ngứa ngáy kéo đến dữ dội
- Nổi hạch
- Mụn đi kèm với triệu chứng của bệnh lây qua đường tình dục
Phòng ngừa mụn trứng cá ở vùng kín
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa mọc mụn trứng cá ở vùng kín với những phương pháp đơn giản sau đây:
- Tránh mặc quần áo bó sát có thể gây ma sát
- Chọn đồ lót làm bằng cotton hơn là chất liệu tổng hợp
- Cố gắng không chạm vào mụn quá nhiều hoặc nặn mụn
- Tránh tắm nước quá nóng
- Chú ý vệ sinh vùng kín, đặc biệt là trong thời gian có kinh nguyệt
- Thay thói quen cạo lông mu bằng cách sử dụng kéo để cắt tỉa gọn gàng
Thay vì gây ảnh hưởng đến cảm quan thẩm mỹ, mụn trứng cá ở vùng kín có thể gây ra những bất tiện và kìm hãm hoạt động của bạn. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn có bước điều trị thích hợp và hiệu quả nhanh. Hi vọng rằng bài viết này của Sahemul đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về mụn trứng cá ở vùng kín và có cách phòng ngừa để không gặp phải tình trạng này.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/womens-health/vaginal-pimples
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/317810
- https://www.cdc.gov/poxvirus/molluscum-contagiosum/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26990097/