"Tất tần tật" về mụn đỏ không nhân nàng nhất định phải biết
Mụn là “địch thủ” số một khiến làn da bị tổn thương và lão hóa nhanh chóng. Trong đó, những nốt mụn đỏ không nhân thường gây ám ảnh nhiều nhất cho phái đẹp vì khó điều trị và dễ viêm nhiễm nếu áp dụng sai phương pháp. Trong bài viết này, hãy cùng Sahemul thổi bay nỗi lo này qua việc tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây mụn cũng như cách điều trị hiệu quả nhé.
Mục lục
Mụn đỏ không nhân là gì?
Mụn đỏ không nhân bản chất là mụn trứng cá nhưng phát triển ở mức độ nặng hơn. Khi “tiền thân” của mụn không được xử lý kịp thời và dứt điểm, chúng gây viêm nhiễm, hình thành ổ vi khuẩn trên da. Theo thời gian, mụn trở nên viêm tấy, sưng đỏ và đôi khi đau nhức khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.
Mụn đỏ không nhân hình thành như thế nào?
Giai đoạn tăng tiết chất nhờn
Khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi bất thường, các tuyến bã nhờn trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn. Từ đó, dẫn đến tình trạng tăng tiết dầu thừa và bã nhờn trên da.
Giai đoạn sừng hóa nang lông
Sau giai đoạn tăng tiết chất nhờn, bã nhờn và dầu thừa sẽ tích tụ dưới lỗ chân lông. Dưới tác động từ môi trường gồm khói bụi, nắng nóng, ô nhiễm, chúng tạo nên các tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông, dần dần sinh ra mụn ẩn, mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
Giai đoạn tăng sinh vi khuẩn
Vi khuẩn P.acnes là loại vi khuẩn kỵ khí tồn tại sẵn trên da. Khi gặp điều kiện thuận lợi, điển hình như việc bít tắc lỗ chân lông tạo ra môi trường kỵ khí, chúng sẽ nhanh chóng phát triển gây viêm mụn.
Giai đoạn viêm
Trước sự tăng sinh và phát triển bất thường của vi khuẩn P.acnes trên da, cơ thể chúng ta sẽ khởi động cơ chế nhận diện và kích hoạt bảo vệ bằng cách đưa các tế bào bạch cầu đến tiêu diệt vi khuẩn. Điều này tạo nên phản ứng viêm, biểu hiện bằng các vết sưng đỏ trên da, nhân mụn đồng thời ẩn sâu dưới da tạo mụn viêm đỏ không nhân. Sự phát triển của vi khuẩn càng tăng lên, mụn càng sưng đỏ và gây đau nhức.
Sự khác biệt giữa mụn đỏ không nhân và mụn viêm thông thường
Điểm khác biệt giữa mụn đỏ không nhân và các loại mụn viêm thông thường, mụn trứng cá nằm ở chỗ chúng không có đầu mụn, nhân mụn bên trong. Tuy nhiên về bản chất, những nốt mụn đỏ này vẫn có nhân, chỉ là chúng nằm ẩn sâu bên dưới nang lông, khó quan sát bằng mắt thường và gây nhiều khó khăn trong điều trị.
Mụn đỏ không nhân có thể mọc riêng lẻ từng nốt hoặc nổi thành cụm trên một vùng da mặt. Ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào, bạn cũng có thể mọc loại mụn này, kể cả người trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai đến khi chuyển sang giai đoạn trung niên.
☛ Xem thêm: Bỏ túi 10 mẹo trị mụn sưng to và cứng ở cằm đơn giản, hiệu quả
Nguyên nhân hình thành mụn đỏ không nhân
Mụn đỏ không nhân hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mụn:
Rối loạn hormone
Cơ thể rối loạn nội tiết tố khiến tuyến bã nhờn tăng hoạt động hơn mức bình thường, điều này gây bít tắc lỗ chân lông và các ống nang lông. Khi đó, bã nhờn và chất dịch tồn đọng trong da tạo điều kiện cho vi khuẩn P.Acne phát triển mạnh mẽ hình thành mụn viêm đỏ. Những nốt mụn này nằm ẩn mình sâu dưới lỗ chân lông nên rất khó để thấy và lấy được nhân mụn.
Lạm dụng mỹ phẩm
Một số bạn gái vì tính chất công việc thường xuyên phải trang điểm khiến tình trạng mụn càng thêm trầm trọng. Trong một số trường hợp, nàng lạm dụng mỹ phẩm để che đi nốt mụn đỏ trên da. Điều này vô cùng gây hại vì chính lớp trang điểm với thành phần sản phẩm không phù hợp sẽ khiến da bị tắc, nhờn rít sinh thêm mụn. Theo thời gian, làn da không được làm sạch hoàn toàn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, tấn công da gây viêm nhiễm nặng hơn cho những nốt mụn đỏ không nhân.
Không làm sạch da đúng cách
Ngay cả khi không trang điểm mà chỉ sử dụng kem chống nắng, bạn cũng nên chú ý làm sạch da với đầy đủ các bước. Việc chỉ dùng sữa rửa mặt mà bỏ qua bước tẩy trang sẽ không đủ để bạn loại bỏ hoàn toàn cặn, dầu mỹ phẩm, bụi bẩn từ môi trường, chất nhờn tồn đọng trên da. Việc để các chất này còn sót lại sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn viêm đỏ không nhân.
Căng thẳng
Theo các chuyên gia da liễu, tinh thần căng thẳng khiến hormone trong cơ thể rối loạn. Điều này kích thích Histamin tăng sinh quá mức khiến mụn bắt đầu nhen nhóm hình thành.
Stress trong thời gian dài gây viêm nhiễm khiến tình trạng mụn ngày càng trở nên trầm trọng. Không những làn da bị tác động bởi Histamin, quá trình đào thải độc tố của gan bạn cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi độc tố không sớm được loại bỏ mà tích tụ lâu ngày dưới da, mụn viêm sẽ xuất hiện.
☛ Tham khảo thêm: Mụn do căng thẳng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để
Thói quen sống không lành mạnh
Một số thói quen sống hằng ngày cũng là nguyên nhân khiến da mặt bạn xuất hiện nhiều mụn và trở nên kém sắc. Trong đó không thể không kể đến việc thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, cay nóng, uống nước có ga, rượu bia,… Khi cơ phải bị tác động bởi quá nhiều yếu tố gây hại, hệ miễn dịch suy yếu, lớp thành tế bào da bị phá vỡ, vi khuẩn có điều kiện tấn công và gây viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, các thói quen vô tình của bạn như chống cằm, đưa tay sờ mụn, nặn mụn bằng tay,… khiến vi khuẩn càng có cơ hội tiếp cận da mặt và sinh sôi. Không những vậy, các vật dụng hằng ngày thường xuyên tiếp xúc với da như khăn tắm, gối, mền, nệm,… nếu không được vệ sinh sạch sẽ cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn đỏ không nhân hình thành và phát triển.
Cách điều trị mụn đỏ không nhân
Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống
Thuốc kháng sinh dạng uống thường được các bác sĩ chỉ định cho người bị mụn sưng viêm bao gồm Minocycline, Doxycycline và Sarecycline. Những loại thuốc này có tác dụng làm chậm lại quá trình phát triển của vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên chúng không được sử dụng đối với trẻ em dưới 9 tuổi và phụ nữ mang thai.
Bên cạnh 3 loại thuốc kháng sinh dạng uống được liệt kê bên trên, Isotretinoin cũng là cái tên khá “quen mặt” trong danh sách thuốc uống điều trị mụn. Đây là một loại Retinoid cực mạnh có thể điều trị mụn từ tình trạng nhẹ đến nặng. Trong tháng đầu tiên sử dụng, bạn thường được chỉ định dùng Isotretinoin liều thấp để hạn chế tối đa tác dụng phụ từ thuốc.
Trước khi sử dụng phương pháp này để giảm tình trạng viêm đỏ do mụn gây ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc về uống có thể gây ra một số phản ứng phụ không lường trước, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi
Benzoyl Peroxide thường được kết hợp với Retinoid bôi tại chỗ để điều trị mụn viêm[1]. Mỗi ngày hai lần, bôi Benzoyl Peroxide vào buổi sáng và Retinoid vào ban đêm sẽ mang lại tính hiệu quả cao hơn với việc chỉ điều trị một loại thuốc.
Bên cạnh Benzoyl Peroxide, thuốc kháng sinh tại chỗ dạng kem hoặc nước cũng thường được chỉ định sử dụng để ngăn chặn vi khuẩn mụn phát triển, đồng thời giảm viêm trước khi cần đến kháng sinh dạng uống. Các loại thuốc kháng sinh tại chỗ thường gặp: Minocycline, Erythromycin, Sulfacetamide, Dapsone,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tìm hiểu những kháng sinh trị mụn trứng cá thường dùng
Đắp mặt nạ tinh bột nghệ
Đến nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm thấy hơn 300 thành phần có trong tinh bột nghệ. Trong đó Curcumin vẫn là hợp chất nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cực mạnh. Với đặc tính này, Curcumin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn P.Acne – Loại vi khuẩn gây ra đa số tình trạng mụn viêm.
Để trị mụn đỏ không nhân bằng tinh bột nghệ, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Trộn 2 muỗng bột nghệ cùng một ít nước lạnh
- Vệ sinh da mặt, bôi hỗn hợp lên vị trí mụn sưng đỏ và chờ khô tự nhiên
- Sau 20 phút, rửa mặt sạch qua nước lạnh
Đắp mặt nạ sữa chua không đường
Sữa chua chứa nhiều vitamin B, C cùng các khoáng chất như kẽm, sắt, magie, axit lactic cung cấp cho làn da bạn những dưỡng chất thiết yếu để cải thiện độ chắc khỏe và mịn màng. Bên cạnh đó, trong sữa chua còn có Probiotic giúp bạn tẩy tế bào chết hiệu quả, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và bụi bẩn tồn đọng trên da.
Để giảm tình trạng sưng đỏ của mụn không nhân, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn:
- Trộn 1 muỗng sữa chua cùng ½ muỗng nước cốt chanh
- Bôi hỗn hợp lên vùng da mụn cần điều trị và massage nhẹ nhàng trong 10 phút
- Rửa mặt sạch bằng nước lạnh rồi thấm khô bằng khăn mềm
Chườm đá lạnh
Đá lạnh có thể làm vết sưng mụn xẹp đi phần nào, đồng thời giảm đau nhức và giảm ngứa do mụn gây ra. Vì vậy, chườm đá là phương pháp đơn giản được nhiều người áp dụng để phần nào “tiêu diệt” những nốt mụn cứng đầu trên da. Điều cần lưu ý duy nhất khi bạn thực hiện phương pháp này chính là giữ nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh để tránh khả năng đưa thêm vi khuẩn lên da.
- Sử dụng 2-3 viên đá chà xát nhẹ lên nốt mụn thuận theo chiều kim đồng hồ
- Mỗi lần chườm từ 3-6 phút, thực hiện mỗi ngày 3 lần để mụn giảm sưng, bớt đỏ
Lưu ý khi trị mụn đỏ không nhân
- Bỏ thói quen sờ tay lên mặt để tránh tạo “cầu nối” mang vi khuẩn tiếp xúc da hình thành nhân mụn mới hoặc làm viêm nhiễm các nốt mụn đang có sẵn trên da.
- Không dùng sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc để tránh “tiền mất tật mang” và lãng phí thời gian. Điều trị mụn là một quá trình, vì vậy nàng đừng nên nôn nóng tin vào bẫy quảng cáo của các sản phẩm trôi nổi có thể trị dứt điểm chỉ sau 1, 2 ngày sử dụng.
- Chăm sóc da đúng cách bằng các loại sản phẩm dịu nhẹ phù hợp với loại da bạn đang sở hữu. Lưu ý làm sạch da sau một ngày hoạt động để mụn không còn cơ hội phát triển.
- Duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ quá trình hồi phục da cũng như không tạo thêm nguyên nhân gây nên mụn.
Sahemul – “Khắc tinh” khuẩn mụn, da thêm sáng khỏe
Kem giảm mụn, ngừa thâm Sahemul là giải pháp tuyệt vời cho nàng đang gặp phải tình trạng mụn, thâm từ nhẹ đến nặng. Thành phần sản phẩm là sự kết hợp tuyệt vời giữa 4 hoạt chất “vàng” trong chăm sóc da mụn, bao gồm: SepicontrolTM A5, Kojic Dipalmitate, Axit Glycolic (AHA) và Axit Salicylic (BHA).
Trong đó nổi bật nhất là thành phần SepicontrolTM A5 được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp với 4 tác dụng nổi bật:
- Ngăn chặn vi khuẩn gia tăng và kích thích hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn mới.
- Kháng viêm, giảm tình trạng sưng đỏ, đau nhức trên da.
- Kiểm soát quá trình sừng hóa, giúp da giảm khô, dày sừng (nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông).
- Điều hòa quá trình sản xuất axit béo tự do, giảm tổng hợp bã nhờn.
Kết hợp cùng SepicontrolTM A5, hoạt chất BHA có gốc thân dầu sẽ dễ dàng “dọn dẹp” những chỗ dầu thừa, bã nhờn trong lỗ chân lông, giúp da thêm sạch, thông thoáng và không còn nguy cơ viêm mụn.
Trong khi đó, Kojic Dipalmitate có thể cải thiện các vết thâm sau mụn nhờ khả năng ức chế hắc tố melanin. Trong khi đó, AHA trong Sahemul giúp làm mềm liên kết Lipid trong cấu trúc các lớp tế bào sừng, từ đó làm mờ thâm nhanh hơn. Theo nghiên cứu, Kojic acid và AHA có tác dụng trị thâm mụn tương đương với Hydroquinone mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào[2].
Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Với những thông tin về mụn đỏ không nhân mà Sahemul cùng bạn khám phá trên đây, hy vọng nàng đã có “nhận biết” nhất định về loại mụn khó chịu này để từ đó tìm kiếm cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn sớm có được làn da sáng khỏe, mịn màng và không còn nỗi lo viêm mụn đeo bám.
Tài liệu tham khảo:
- [1] – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3016935/
- [2] – https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8634807/