Thuốc trị mụn viêm: Những thông tin bạn cần biết

Mụn viêm, sưng tái đi tái lại là cơn ác mộng của không ít chị em phụ nữ. Vậy làm thế nào là giải quyết chúng? Trong bài viết dưới đây, Sahemul gửi đến bạn những thông tin xác thực nhất về thuốc trị mụn viêm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!

Thuốc trị mụn viêm: Những thông tin bạn cần biết 1

Tại sao phải điều trị mụn viêm?

Mụn viêm là một loại của mụn trứng cá được hình thành do 4 yếu tố sau: sừng hóa cổ nang lông, phản ứng viêm, vi khuẩn P. acnes, sự bài tiết bã nhờn quá mức. Dựa vào đặc điểm, mụn viêm được chia thành mụn đỏ, mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.

Tình trạng sưng, đỏ, đau khi xuất hiện mụn viêm có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu chưa có biện pháp chăm sóc da hợp lý kết hợp với điều trị nguyên nhân thì tình trạng mụn viêm vẫn tái đi tái lại nhiều lần và để lại các tổn thương khó hồi phục. Vì vậy, bạn nên điều trị mụn viêm ở giai đoạn sớm để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành vết thâm, sẹo mụn do mụn viêm để lại.

Những thuốc trị mụn viêm sử dụng phổ biến hiện nay

Thuốc tác dụng tại chỗ

➤ Kháng sinh dạng bôi

Một trong những nguyên nhân chính gây nên mụn viêm đó là sự tấn công của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes). Do đó, kháng sinh bôi ngoài da được sử dụng trong điều trị mụn viêm nhằm ức chế và tiêu diệt vi khuẩn này. Có 2 kháng sinh dạng kem bôi ngoài da được sử dụng phổ biến hiện nay là:

  • Clindamycin: Là kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có tác dụng ngăn cản hoặc ức chế hoạt động của vi khuẩn và làm giảm sưng viêm. Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải tình trạng da khô, bong tróc, đỏ da, ngứa hoặc rát da,… Thuốc được khuyến cáo bôi 2 lần/ ngày và các ngày sau nên bôi cùng 1 thời điểm với ngày trước. Mặt khác, bác sĩ có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm tần suất trên tùy theo tình trạng mụn và tình trạng sức khỏe của bạn.[1]
  • Erythromycin: Là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid. Erythromycin có tác dụng, cách sử dụng và tác dụng phụ có thể gặp phải tương tự Clindamycin.

Hiện nay, tình trạng kháng thuốc kháng sinh là vấn đề nan giải không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới. Chính vì thế, thuốc kháng sinh được khuyến cáo không nên sử dụng đơn trị liệu mà nên kết hợp với các thành phần khác như Retinoids, Benzoyl peroxide,… để rút ngắn thời gian sử dụng kháng sinh và giảm nguy cơ kháng thuốc.

Thuốc tác dụng tại chỗ 1
Thuốc Clindamycin dưới dang kem bôi ngoài da 1%

➤ Retinoids

Tretinoin: Làm giảm mụn nhờ ức chế sản xuất bã nhờn, giảm keratin hóa cổ nang lông, giải phóng vi khuẩn gây mụn, nhờ đó giảm tình trạng mụn viêm. Đặc biệt, Tretinoin còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, tăng sinh Collagen giúp điều trị thâm mụn và đẩy lùi quá trình lão hóa da.

Một số tác dụng không mong muốn thường gặp là nóng rát da, bong tróc, mẩn đỏ, khô da bất thường hoặc tình trạng mụn nặng hơn sau 2 – 4 tuần sử dụng,… Nếu tác dụng phụ gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp.

Tretinoin chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú, người có dự định mang thai, người bị eczema, chàm,…

Adapalene: Là thế hệ thứ 3 của Retinoids được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được sử dụng trong điều trị cả mụn viêm và mụn không viêm. Một số thuốc Adapalene thường dùng là Differin Gel, Differin Cream, Klenzit MS,…

Cơ chế làm giảm mụn viêm của Adapalene tương tự như Tretinoin nhưng nó lại có ít tác dụng phụ hơn. Adapalene gây ra một số tác dụng phụ trên da như châm chích, đỏ da, nóng rát,… Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú hoặc người dự định có thai, người mắc viêm tuyến bã, eczema,…

Benzoyl peroxide

Thuốc tác dụng tại chỗ 2

Benzoyl peroxide là hoạt chất xuất hiện trong nhiều phác đồ điều trị mụn viêm (mụn bọc, mụn mủ, mụn nang). Sở dĩ thành phần này được ưu ái đến vậy là nhờ khả năng làm giảm nhanh tình trạng mụn sưng đỏ và không bị vi khuẩn kháng thuốc như thuốc kháng sinh. Thành phần này tồn tại trong thuốc trị mụn viêm dưới dạng kết hợp với thuốc kháng sinh hoặc Retinoids.

Benzoyl peroxide xâm nhập vào lỗ chân lông bằng cách phá vỡ lớp sừng trên bề mặt da. Sau đó, đưa oxy vào để ức chế và ngăn cản hoạt động của vi khuẩn P. anes do P. acnes là vi khuẩn kị khí nên không thể tồn tại trong môi trường có oxy. Ngoài ra, thành phần này cũng có tác dụng loại bỏ các tế bào sừng, giải phóng lỗ chân lông và hạn chế nguy cơ hình thành mụn mới.

Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Benzoyl peroxide đó là da bong tróc, khô da, đỏ da, ngứa, thậm chí là cháy da. Để giảm nhẹ các tác dụng phụ có thể gặp phải, bạn nên sử dụng thêm các thành phần cấp ẩm và làm dịu da, ví dụ như Niacinamide, Peptide, Panthenol,…

Khi sử dụng thuốc, bạn nên thoa một lớp mỏng nhẹ lên vùng da bị mụn và sử dụng 1 – 2 lần/ ngày để đạt được hiệu quả trị mụn viêm như ý nhé! [2] Với những bạn có làn da nhạy cảm, khi mới bắt đầu bạn nên sử dụng 1 lần/ ngày hoặc sử dụng cách ngày để da có thời gian thích ứng, sau đó tăng dần tần suất sử dụng.

Thuốc tác dụng toàn thân

➤ Kháng sinh dạng uống

Tương tự như kháng sinh dạng bôi, kháng sinh đường uống cũng có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn P. acnes và giảm quá trình viêm, sưng đau. Một số kháng sinh đường uống thường dùng là nhóm Tetracyclin (Doxycyclin, Minocyclin), Trimethoprim, Cotrimoxazol, Erythromycin, Clindamycin,…

Trong đó kháng sinh nhóm Tetracyclin được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh này làm thay đổi màu răng và giảm quá trình phát triển của xương nên chống chỉ định cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 8 tuổi.

Doxycyclin: Là kháng sinh ưa lipid nên có thể dễ dàng xâm nhập vào lỗ chân lông và ức chế sự phát triển của vi khuẩn P. acnes. Thêm vào đó, thuốc này có tác dụng chống viêm giúp giảm nhanh tình trạng sưng, đau và mụn se cồi nhanh hơn. Tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc là rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn,… Bạn nên uống thuốc sau bữa ăn để hạn chế phần nào tác dụng phụ này.

Một điều bạn cần lưu ý là Doxycyclin nhạy cảm với ánh sáng và có thể bị rám nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay tia UV[3]. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần trang bị đầy đủ vật dụng chống nắng và đừng bỏ qua bước thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.

Minocyclin: Giống cơ chế tác dụng của Doxycyclin. Mặt khác, khi sử dụng Minocyclin, bạn ít gặp phải các tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa và tình trạng nhạy cảm với ánh sáng cũng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, Minocyclin tan nhiều trong lipid nên dễ thấm qua hàng rào máu não và gây ra các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt,…

Để rút ngắn thời gian dùng thuốc kháng sinh, bạn cần duy trì chế độ chăm sóc da hàng ngày và sử dụng kết hợp với thuốc trị mụn viêm tại chỗ. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng cùng kháng sinh dạng bôi.

➤ Isotretinoin

Isotretinoin được coi là liệu pháp điều trị đầu tay của bác sĩ trong trường hợp trứng cá thể nặng và không đáp ứng điều trị với kháng sinh, Benzoyl peroxide,… Isotretinoin điều trị mụn viêm bằng cách làm giảm quá trình sừng hóa, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm sản xuất và nhờn và có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

Isotretinoin có rất nhiều tác dụng phụ. Nhưng phần lớn các tác dụng phụ này có thể dự đoán trước và nó không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sử dụng thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp là khô môi, da nhạy cảm hơn với ánh nắng, da khô,… và ít gặp các phản ứng đau đầu, đau cơ, thay đổi cảm xúc, lo lắng,…

Liều khởi đầu của Isotretinoin là 0,5 mg/ ngày/ kg cân nặng và tăng dần lên 1 mg/ ngày/ kg cân nặng tùy theo khả năng đáp ứng và dung nạp thuốc. Nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thu thuốc tăng gấp đôi khi uống thuốc sau bữa ăn hoặc trong lúc ăn[4]. Bạn nên uống thuốc với nước lọc và nuốt cả viên, không bẻ hoặc nghiền thuốc.

Thuốc tác dụng toàn thân 1
Nên uống thuốc với 1 cốc nước đầy

➤ Thuốc cân bằng nội tiết tố 

Thuốc cân bằng nội tiết tố không áp dụng cho tất cả các trường hợp mụn viêm mà nó chỉ được dùng trong trường hợp mụn viêm được chẩn đoán là do rối loạn nội tiết. Như đã biết, sự sản sinh quá mức hormon androgen kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm lỗ chân bị bít tắc và hình thành nên mụn bọc.

Thuốc cân bằng nội tiết được sử dụng để điều chỉnh nội tiết của cơ thể, từ đó làm giảm mụn viêm. Một số thuốc cân bằng nội tiết được sử dụng hiện nay là thuốc tránh thai hàng ngày, Spironolactone, Estrogen,…

Tuy nhiên những thuốc này được khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên và kéo dài do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn viêm

Để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều trị mụn viêm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Thông báo cho bác sĩ tiền sử dùng thuốc và dị ứng thuốc (nếu có): Trong quá trình thăm khám, bạn nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng, thành phần thuốc bị dị ứng và bệnh da liễu khác như chàm, vảy nến, eczema,…

Theo dõi các biểu hiện của cơ thể trong thời gian sử dụng thuốc: Bạn nên theo dõi cẩn thận các thay đổi trên da và các biểu hiện khác của cơ thể. Trong trường hợp các tác dụng phụ trên như da ngứa, đỏ rát,.. diễn biến nghiêm trọng hơn kèm theo triệu chứng khó thở, sưng mí mắt, chảy nước mắt,… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và xử lý kịp thời.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị mụn viêm 1
Nếu tình trạng da đỏ rát kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời

Không được tự ý dùng hoặc thay thế bằng các thuốc khác: Việc tự ý dùng các loại thuốc kê đơn hoặc chuyển sang dùng các loại thuốc khác có thể làm tình trạng mụn của bạn trở nên tồi tệ và xảy ra nhiều tác dụng không mong muốn khác.

Kết hợp sử dụng kem trị mụn: Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên sử dụng thêm kem trị mụn để rút ngắn thời gian điều trị và mang lại hiệu quả điều trị toàn diện hơn.

Thoa kem chống nắng: Dù bạn sử dụng thuốc điều trị toàn thân hay tại chỗ thì đều cần sử dụng kem chống nắng. Kem chống nắng giúp bảo vệ da trước sự tấn công của các yếu tố môi trường như bụi bẩn, ô nhiễm không khí, tia bức xạ,… Ngoài ra, kem chống nắng cũng góp phần ngăn chặn quá trình tổng hợp Melanin, từ đó giảm nguy cơ hình thành vết thâm sau mụn.

Sahemul – Giải pháp làm giảm mụn viêm nhanh chóng, hiệu quả

Có thể thấy phần lớn các thuốc trị mụn viêm đều có tác dụng phụ và khả năng tiêu nhân mụn không quá rõ nét. Một sản phẩm được đánh giá cao về khả năng giảm mụn và tiêu sạch nhân mụn mà lại ít gây ra tác dụng phụ trên da là Kem ngừa mụn Sahemul. Sản phẩm được được nghiên cứu kỹ lưỡng và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy công nghệ cao Hi-tech Thái Minh.

Sahemul - Giải pháp làm giảm mụn viêm nhanh chóng, hiệu quả 1

Sahemul là bản hòa tấu của 4 hoạt chất là Sepicontrol A5, BHA, AHA, Kojic Dipalmitate. Các hoạt chất này hỗ trợ và bổ trợ nhau trong quá trị mụn viêm và vết thâm sau mụn. Sản phẩm cho hiệu quả rõ rệt sau 5 – 7 ngày đối với mụn viêm và 1 – 2 tuần đối với vết thâm mụn.

Sepicontrol A5: Đây là thành phần được nhập khẩu từ Pháp, được tạo thành từ bộ 3 hoạt chất là Capryloyl Glycine, Sarcosine và Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất từ vỏ quế quan). Sepicontrol A5 là một trong số ít các thành phần có thể giải quyết được cả 4 yếu tố gây nên mụn đó là ức chế bài tiết và tổng hợp bã nhờn, bình thường hóa quá trình sừng hóa cổ nang lông, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn P. acnes và giảm sưng viêm nhanh chóng.

BHA: Là một loại tẩy tế bào chết hóa học, hoạt động tốt trên nền dầu nên có thể thấm sâu vào từng nang lông và cuốn theo bụi bẩn, dầu thừa ra ngoài. Nhờ đó, lỗ chân lông được thông thoáng và ngăn ngừa nguy cơ hình thành mụn. BHA có thể đẩy nhân mụn ra ngoài, hạn chế tối đa khả năng mụn tái phát.

Kojic Dipalmitate: Đây là dẫn xuất este của Kojic acid – thành phần trị thâm mụn nổi tiếng trong cộng đồng chăm sóc da. Kojic acid có tác dụng làm mờ thâm nhờ ức chế tyrosinase – enzym tham gia vào quá trình tổng hợp nên sắc tố Melanin.

AHA: Có tác dụng tẩy lớp da chết đồng thời lấy đi bụi bẩn, bã nhờn còn tồn đọng trên bề mặt da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng và hấp thu được tối đa các dưỡng chất trong kem ngừa mụn Sahemul. Không những thế, thành phần này còn loại bỏ vùng da tối màu, xỉn màu và trả lại da mịn màng, tươi sáng.

Bạn có thể sử dụng Sahemul để ngừa mụn, giảm thâm theo các bước sau:

  • Vệ sinh tay và da mặt sạch sẽ.
  • Chấm/ Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng da cần điều trị, thoa trong khoảng 5 – 10s.
  • Ngày sử dụng 2 – 3 lần và kiên trì sử dụng trong 4 – 8 tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.

Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • [1]: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a609005.html
  • [2]: https://www.nhs.uk/medicines/benzoyl-peroxide/
  • [3]: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7577330/
  • [4]: https://accp1.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1002/j.1552-4604.1983.tb01800.x

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...