Hỏi:
Chào chuyên gia, mình năm nay 24 tuổi. Từ trước đến nay, mình thường xuyên bị mọc mụn ở mũi rất khó chịu và rất xấu. Do vậy, mình thường có thói quen dùng tay để nặn chúng ra. Nghe nhiều người nói, làm như vậy có thể khiến cho mũi to ra. Có thật như thế không ạ? Mình rất lo lắng về tình trạng này. Mình cần làm gì để giảm mụn ở mũi? Mong nhận được giải đáp từ chuyên gia.
(Đỗ Quyên, q. Hoàng Mai, Hà Nội)
Trả lời:
Mục lục
Bạn Quyên thân mến, chuyên mục Tư vấn – Giải đáp của Sahemul rất vui khi nhận được câu hỏi từ bạn.
Mũi là vị trí có lỗ chân lông khá to, nên rất dễ gặp tình trạng mụn, đặc biệt là mụn cám, mụn đầu đen, mụn viêm… Do vậy, thói quen nặn mụn ở mũi có thể gặp ở rất nhiều chị em. Tin rằng không chỉ bạn Quyên mà rất nhiều chị em phái đẹp có cùng thắc mắc nặn mụn ở mũi có làm mũi to ra không. Dưới đây là câu trả lời từ các chuyên gia Sahemul gửi tới bạn:
Nặn mụn ở mũi có làm mũi to ra không?
Với câu hỏi này, bạn Quyên có thể yên tâm vì việc nặn mụn ở mũi sẽ không làm thay đổi kích thước mũi, mũi không bị to ra. Bởi lẽ, việc nặn mụn chỉ tác động đến lớp mô mềm trên bề mặt da, không làm ảnh hưởng đến các bộ phận cấu tạo nên hình dáng của mũi như xương, sụn…
Tuy nhiên, khi vừa mới nặn mụn xong, lực tác động từ tay có thể làm cho vùng da trên mũi bị sưng, đỏ hơn lúc bình thường. Do vậy, nhiều người lầm tưởng mũi đang bị to ra. Nhưng trên thực tế, tình trạng này sẽ tự xẹp xuống và biến mất sau một thời gian ngắn.
Nhưng nhiều chị em nặn mụn sai cách, có thể khiến cho vùng mũi bị sưng, to và thâm mụn rất lâu khỏi. Nhất là với trường hợp mụn viêm hay mụn bọc. Bên cạnh đó, vùng da mũi chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tự ý nặn mụn hoặc nặn mụn sai cách có thể làm nhiễm trùng da, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: hoại tử, nhiễm trùng não và thậm chí lây lan qua đường máu đến toàn bộ cơ thể.
Do vậy, khi nặn mụn ở mũi, chị em cần hết sức lưu ý để tránh gặp các tác động xấu kể trên.
Lưu ý khi nặn mụn ở mũi
Vậy, khi nặn mụn ở mũi, phái đẹp cần chú ý điều gì? Dưới đây là một số lưu ý chị em cần nắm rõ:
Xác định loại mụn nào có thể nặn
Vùng mũi có thể xuất hiện nhiều loại mụn như mụn cám, mụn đầu đen, mụn viêm, mụn bọc… Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng nên nặn. Cụ thể:
- Trường hợp mụn có thể nặn: mụn đã khô cồi, phần nhân cứng và trồi lên bề mặt da, mụn không viêm như mụn cám, mụn đầu đen…
- Trường hợp mụn không thể nặn: mụn mủ, mụn viêm, mụn không nhân, mụn đầu đinh…
Bởi lẽ, không phải loại mụn nào cũng có thể nặn tùy thích. Với từng loại mụn, chúng ta cần xác định đúng thời điểm nên nặn mụn và cách nặn, để tránh hiện tượng thâm mụn, viêm mụn nằn hơn hay để lại các vết sẹo trên gương mặt. Chưa kể, việc nặn nhầm mụn viêm còn dễ làm lây lan sang các vùng da lành lân cận, khiến tình trạng mụn mọc nhiều và nghiêm trọng hơn.
Lưu ý vấn đề vệ sinh khi nặn mụn
Trước khi nặn mụn, chị em cần hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh để tránh vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào vết thương hở, khiến cho mụn sưng đỏ, viêm nhiễm nặng hơn.
Bạn cần chú ý:
- Làm sạch da mặt với cả 3 bước: nước tẩy trang, sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết.
- Làm sạch tay và dụng cụ nặn mụn.
Không chỉ khi nặn mụn mà khi chăm sóc da, sờ tay lên mặt… bạn gái cũng cần hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh.
Hạn chế tự nặn mụn ở mũi tại nhà
Nặn mụn là thói quen của rất nhiều chị em, đặc biệt là mụn ở vùng mũi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, lời khuyên cho các nàng là không nên nặn mụn ở mũi tại nhà. Điều này được giải thích bởi nhiều nguyên nhân như:
- Khi nặn mụn tại nhà, vấn đề vệ sinh không đảm bảo có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập và lây lan, khiến mụn trở nên nặng hơn, tái phát và xuất hiện các nốt mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc ở mũi.
- Nặn mụn không đúng cách làm cho các lỗ chân lông mở rộng hơn, càng làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt, dầu nhờn.
- Thao tác nặn mụn có thể khiến da bị tổn thương, để lại các vết thâm mụn rất lâu lành trên da.
Vậy, mụn ở mũi nên trị như thế nào cho an toàn, đúng cách? Cùng tham khảo mục tiếp theo nhé!
Cách trị mụn ở mũi nhanh, gọn, an toàn tại nhà
Không biết mụn mà bạn Quyên hay gặp là loại mụn gì? Mức độ mụn như thế nào? Với từng loại mụn, phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
Cách trị mụn đầu đen ở mũi
Mụn đầu đen xuất hiện là do sự tích lũy các vi khuẩn, bụi bẩn và các tế bào chết ở lỗ chân lông. Đầu mụn hình thành và tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Đây được coi là loại mụn không gây cảm giác đau, nhưng lại rất “cứng đầu”.
Mụn đầu đen ở mũi có thể nặn ra khá dễ dàng, nhưng việc này có thể làm cho các lỗ chân lông mở ra, vi khuẩn và bụi bẩn bám vào khiến cho mụn đầu đen sẽ không những không biến mất mà còn trở nên nặng hơn. Thay vì thực hiện cách bóp nặn mụn đầu đen vừa đau vừa có thể gây mụn nhiều hơn, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây:
- Với trường hợp mụn nhẹ: Bạn có thể tìm đến một số loại thuốc trị mụn không kê đơn có chứa các thành phần như: acid salicylic, benzoyl peroxide… để đẩy nhân mụn.
- Với trường hợp mụn nặng, số lượng nhiều, có kèm theo viêm nhiễm: Bạn nên đến các phòng khám da liễu để được các bác sĩ, chuyên gia da liễu cho sử dụng các loại thuốc mạnh hơn như: tretinoin, tazarotene và adapalene. Các thuốc này giúp loại bỏ các chất cặn bã gây mụn trong lỗ chân lông, làm se khít lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.
- Ngoài ra, bạn có thể tìm đến một số loại mặt nạ đất sét hay các miếng dán hút mụn để loại bỏ nhân mụn đầu đen.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 cách giảm mụn đầu đen ở mũi – bật mí công thức đơn giản
Cách trị mụn đầu trắng ở mũi
Mụn đầu trắng là nốt mụn nhỏ màu trắng, xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc lại do dầu thừa, vi khuẩn và tế bào da chết. Bạn có thể nhận thấy các đốm mụn nhỏ có màu trắng hoặc trùng với màu da. Vùng mũi có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động nhất, nên mụn đầu trắng xuất hiện khá nhiều.
Mụn đầu trắng có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
Dùng thuốc bôi ngoài da: Một số thuốc bôi ngoài da thường được dùng như là: Benzoyl peroxyde, thuốc kháng sinh tại chỗ như erythromycin và clindamycin, Retinoids bôi tại chỗ, Axit azelaic, nicotinamide, resorcinol, natri sulfacetamide, nhôm clorua…
Dùng thuốc uống: Thường dùng cho trường hợp viêm nặng , mụn xuất hiện nhiều, có dấu hiệu bị viêm da:
- Thuốc kháng sinh đường uống: Tetracycline, Trimethoprim / Sulfamethoxazole, Erythromycin, Azithromycin…
- Thuốc tránh thai dạng phổi hợp: dùng cho trường hợp bị mụn do rối loạn nội tiết tố.
- Isotretinoin đường uống.
Với cả hai loại mụn trên, bạn gái cần lưu ý: Ngay cả khi đang chăm sóc và điều trị mụn, mụn vẫn có thể xuất hiện. Điều này là do việc chăm sóc và bảo vệ da sau treatment sai cách. Cả mụn đầu đen và mụn đầu trắng đều xuất hiện do sự tích tụ các chất bẩn, vi khuẩn… trong lỗ chân lông. Vậy nên, chỉ khi duy trì làn da sạch, thông thoáng, đồng thời thu hẹp các lỗ chân lông, mụn mới được “tống khứ” sạch sẽ. Cụ thể, dưới đây là các lưu ý chăm sóc da khi bị mụn đầu đen, đầu trắng:
Rửa mặt sạch: Nên rửa mặt 2 lần/ ngày với nước ấm để làm sạch da mặt và các lỗ chân lông.
Không bỏ qua bước cân bằng da: Toner cân bằng da có tác dụng duy trì pH thích hợp nhất cho da, duy trì độ ẩm và giảm tình trạng tiết dầu làm rộng lỗ chân lông.
Tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm thường xuyên: Các tế bào chết bám trên da không được loại bỏ sẽ tích tụ khiến làn da không còn mịn màng. Bên cạnh đó, làn da không đủ ẩm khiến cho tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Cả hai yếu tố này đều là nguy cơ gây tình trạng mọc mụn ở mũi.
Bỏ một số thói quen xấu: Một số thói quen khiến cho da rất dễ mọc mụn như: không giặt chăn, gối thường xuyên, hay sờ tay lên mặt, không thường xuyên gội đầu, chế độ ăn kém lành mạnh… Bạn nên thay đổi lại các thói quen này để làn da vùng mũi sạch mụn hơn.
☛ Tìm hiểu: Bỏ túi 8 cách trị mụn trứng cá đầu trắng hiệu quả
Cách trị mụn viêm ở mũi
Mụn viêm là các nốt mụn trứng cá bị nhiễm khuẩn. Đây là loại mụn tương đối nghiêm trọng. Nếu không xử lý đúng cách, chúng sẽ gây đau, dễ lan rộng sang các vị trí lân cận và để lại các vết sẹo lõm, vết thâm mụn xấu xí trên da.
Vậy, giải pháp nào cho tình trạng này?
Với trường hợp mụn viêm cấp độ nhẹ, không quá nghiêm trong, xuất hiện với số lượng ít
Bạn có thể tìm đến các loại kem bôi trị mụn có chứa một số hoạt chất như: Acid salicylic, BHA, AHA, Retinoids, Benzoyl peroxide…
Có chứa AHA, BHA cùng các hoạt chất quý như Sepicontrol A5, Niacinamide, Kojic dipalmitate… kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul là một trong những dòng kem hàng đầu hiện nay giúp trị mụn viêm nhanh chóng, hạn chế tối đa tình trạng sẹo, thâm sau mụn.
Cụ thể:
- Các hoạt chất tốt như: Sepicontrol A5, kết hợp với Sarcosine, Capryloyl Glycine và chiết xuất vỏ cây quế tác động theo 5 cơ chế giúp tiêu diệt mụn viêm và vết thâm mụn nhanh nhất, bao gồm: diệt khuẩn, chống viêm, giảm sừng hóa, giảm tổng hợp và bài tiết các sợi bã nhờn trên da.
- Sahemul chứa BHA – được coi là trợ thủ đắc lực của Sepicontrol A5 giúp giảm sưng đỏ và ngăn ngừa mụn tái phát hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có khả năng thấm sâu vào các lỗ chân lông, tầng trung bì và hạ bì của da để loại bỏ các dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết còn tồn đọng, đẩy nhân mụn và tiêu sạch phần nhân mụn còn sót lại.
- Nếu bạn lo lắng sau khi mụn xẹp đi có thể để lại thâm mụn và sẹo trên da thì bạn có thể yên tâm vì Sahemul cũng có công dụng giảm thâm mụn nhờ “cặp đôi vàng” Dipalmitat và AHA. Các hoạt chất này giúp ức chế enzym Tyrosinase – yếu tố tổng hợp các hắc sắc tố Melanin gây thâm mụn.
Nhờ các hoạt chất trên, Sahemul giúp cải thiện các vết thâm mụn từ 50 – 80% so với trước khi sử dụng. Do vậy, hiện nay Sahemul được hàng triệu chị em phái đẹp tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao.
Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY
Với trường hợp mụn viêm nặng, xuất hiện với số lượng nhiều, sưng to
Bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc tây y phù hợp. Các thuốc này sẽ hoạt động nhanh và mạnh hơn so với các thuốc không kê đơn.
Có thể kể đến một số thuốc như: kháng sinh, Corticoid tại chỗ, thuốc tránh thai, retinoids có hệ thống, steroid… Với các thuốc này, bạn cần lưu ý sử dụng theo đúng liều lượng và hướng dẫn điều trị của bác sĩ da liễu để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho da nhất.
☛ Xem thêm: Tiết lộ 8 cách gom cồi mụn nhanh tại nhà hiệu quả
Lời kết
Nhìn chung, việc nặn mụn ở mũi không làm mũi to ra. Nhưng theo các chuyên gia da liễu, bạn nên hạn chế việc nặn mụn ở mũi do có thể làm tình trạng mụn nghiêm trọng hơn. Tin rằng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn Quyên đã có những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc da và đẩy lùi các nốt mụn đáng ghét. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại làn da sáng khỏe, mịn màng như xưa!