Mụn mủ

Check nhanh 8 nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má

Mụn mủ sưng to ở má khiến tổng thể gương mặt bạn trở nên mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân nào khiến những nốt mụn xấu xí không mời mà đến? Làm thế nào để trị mụn mủ thật hiệu quả mà không để lại sẹo? Đừng lo lắng vì Sahemul sẽ cùng bạn tìm hiểu top 5 nguyên nhân gây mụn mủ ở má và giải pháp phục hồi da nhanh chóng nhé. Mục lụcNguyên nhân gây mụn mủ ở máThay đổi hormoneDa dị ứng với mỹ phẩmVệ sinh da mặt không sạch sẽChế độ ăn uống thiếu khoa họcThức khuya, ngủ không đủ giấcÁp mặt điện thoại vào máTiếp xúc chăn, gối, khăn bẩnChức năng gan, phổi gặp bất thườngPhương pháp giảm mụn mủ ở máSử dụng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng bôiMẹo trị mụn mủ ở má đơn giản ngay tại nhàLưu ý gì khi chăm sóc da mụn mủ?Sahemul – Giải pháp nhanh chóng giảm mụn mủ ở má Mụn mủ ở má có thể được nhận diện bằng những nốt sưng đỏ trên da, đầu mụn trắng hoặc vàng, bên trong chứa nhiều dịch mủ bao gồm vi khuẩn, tế bào da chết, dầu nhờn. Tuy trông giống như mụn nhọt nhưng mụn mủ phát triển với kích thước lớn và dễ bị kích ứng hơn. Nguyên nhân gây mụn mủ ở má Mụn mủ mọc tại vị trí hai bên má là nơi dễ nhìn thấy nhất vì kích thước mụn khá to. Hơn nữa, tình trạng sưng đỏ càng khiến bạn cảm thấy mất tự tin vì làn da thiếu thẩm mỹ nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào hình thành nên những nốt mụn đáng ghét này? Thay đổi hormone Hiện tượng thay đổi nội tiết tố của cơ thể là điều không thể tránh khỏi trong vòng đời mỗi người. Trong đó, lượng hormone giới tính androgen trong bạn được giải phóng bởi tuyến thượng thận, tinh hoàn và buồng trứng. Khi nội tiết tố bị rối loạn, androgen kích thích tuyến bã nhờn dưới da tăng hoạt động. Điều này kéo theo lượng bã nhờn dư thừa được sản sinh quá nhiều sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi để khuẩn mụn sinh sôi và phát triển. Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến cho mụn mủ mọc nhiều ở má Sự rối loạn hormone không chỉ xuất hiện khi bạn bước vào giai đoạn dậy thì mà còn kéo dài ở cả phụ nữ trưởng thành. Nguyên nhân khiến phái đẹp phải đối diện nhiều nhất với nguy cơ thay đổi nội tiết tố sinh ra mụn chính là các yếu tố: Kinh nguyệt mỗi tháng, căng thẳng vì công việc, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh,… Thông thường nếu mụn mủ mọc ở má vì nguyên nhân rối loạn nội tiết tố, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng androgen hoặc thuốc tránh thai để cân bằng lại mức độ androgen trong bạn. Tuy phương pháp này mang đến hiệu quả nhất định và được nhiều người áp dụng nhưng không thể giúp da loại bỏ mụn triệt để. Vì vậy khi thực hiện bạn cần kết hợp thêm cùng các phương pháp khác. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiết lộ cách trị mụn nội tiết tận gốc, hiệu quả Da dị ứng với mỹ phẩm Mỹ phẩm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vùng da quanh má mọc mụn mủ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mỹ phẩm đa dạng với nhiều thành phần, công dụng khác nhau để bạn lựa chọn. Điều này vô tình cũng gây ra những khó khăn nếu bạn không biết xác định tính chất da mình, từ đó sử dụng sản phẩm không phù hợp dẫn đến mọc mụn. Nổi mụn vì dị ứng với mỹ phẩm là phản ứng tự nhiên của da trước các tác nhân lạ gây kích thích. Thông thường, những triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 1-2 ngày dùng mỹ phẩm. Đối với làn da nhạy cảm, tình trạng dị ứng càng diễn tiến nhanh hơn khi bạn có thể cảm nhận được cơn ngứa rát, nổi sần đỏ chỉ sau vài phút bôi sản phẩm lên mặt. Vệ sinh da mặt không sạch sẽ Tương tự như cơ thể sau một ngày dài cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, da mặt cũng vậy. Thậm chí việc vệ sinh da càng trở nên cần thiết và cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn vì đây là vị trí tiếp xúc nhiều với khói bụi từ môi trường, ánh nắng và mỹ phẩm trang điểm mỗi ngày. Không chú trọng vệ sinh da mặt cũng có thể là nguyên nhân khiến da bạn xấu đi Nếu không rửa mặt sạch, các chất gây hại từ môi trường cùng bã nhờn, tế bào chết trên da không được giải phóng sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Đây là điều kiện thuận lợi nhất để mụn mủ hình thành và phát triển. Không những vậy, nếu để lâu ngày, làn da bạn sẽ không còn giữ được vẻ đẹp láng mịn mà trở nên thô ráp, sần sùi. Để khắc phục tình trạng mụn mủ hình thành do da mặt không được vệ sinh sạch sẽ, bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày, không quên kết hợp cùng nước tẩy trang để làn da thật sự sạch sâu, lỗ chân lông có nhiều thời gian hơn để “thở”. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Skin care trị thâm mụn: 5 bước cần nhớ để đạt hiệu quả tối đa Chế độ ăn uống thiếu khoa học Thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày chỉ toàn đồ cay, nóng, chiên, xào nhiều dầu mỡ là nguyên nhân khiến làn da bạn không thể đạt được vẻ đẹp mịn màng như ý. Những chất kích thích, cay nóng từ thức ăn khiến gan và thận phải hoạt động liên tục để đào thải, thanh lọc. Việc tăng năng suất trong thời gian dài khiến hai bộ phận này không tránh khỏi quá tải và suy yếu. Từ đó, quá trình thải độc không được diễn ra như thông thường, độc tố tích tụ càng nhiều biểu hiện thành các nốt mụn mủ trên da mặt. Khi đó, không những cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, thiếu năng lượng mà làn da cũng không còn tươi sáng như xưa. Thức khuya, ngủ không đủ giấc Thức khuya là một trong những yếu tố không những khiến sức khỏe suy giảm mà còn làm cho làn da trở nên sần sùi, dễ nổi mụn. Nguyên nhân là khi thức muộn, quá trình tái tạo bị ức chế khiến làn da không có thời gian phục hồi. Cụ thể, thiếu ngủ làm ức chế hormone melatonin – chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể. Loại chất này có công dụng loại bỏ tổn thương trên da và tái tạo làn da mịn màng hơn, vì vậy khi chúng không được sản sinh đủ sẽ khiến da sần sùi, nổi mụn. Thức khuya khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến da nổi mụn Bên cạnh đó, nếu bạn ngủ sau 12 giờ đêm, cơ thể vô tình bỏ lỡ khung giờ vàng để gan hoạt động đào thải chất độc và làm mới huyết dịch. Từ đó dẫn đến việc các độc tố vốn là tác nhân gây mụn không thể được loại bỏ, làm xuất hiện mụn mủ trên da. Lý giải ở một khía cạnh khác, việc thức khuya sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng. Khi đó, cơ chế tự bảo vệ sẽ được kích hoạt để cân bằng lại sinh lý bằng cách tiết ra lượng lớn cortisol (hormone chống stress). Chất này làm tăng tốc độ oxy hóa acid béo tự do ở tế bào, quá trình này mang tác dụng tạo ra năng lượng cho cơ thể nhưng cũng vô tình khiến tuyến bã nhờn phát triển nhiều hơn. ☛ Tham khảo thêm tại: Thức đêm da xấu phải làm sao? 7 điều cần nhớ để da đẹp Áp mặt điện thoại vào má Trên bề mặt điện thoại chúng ta sử dụng hằng ngày chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại mà mắt thường không thể nào nhìn thấy được. Vì vậy khi bạn nghe điện thoại thường xuyên, việc để màn hình tiếp xúc vào má sẽ tạo điều kiện để lượng lớn vi khuẩn có cơ hội tấn công. Điều này phần nào lý giải vì sao vùng da hai bên má của bạn thường xuyên bị “đe dọa” bởi các nốt mụn mủ không mời mà đến. Tiếp xúc chăn, gối, khăn bẩn Chăn, ga, gối là những vật dụng bạn phải tiếp xúc mỗi ngày. Sau một thời gian dài, chúng sẽ bị bẩn dưới tác dụng của mồ hôi, bụi,… Khi bạn ngủ hoặc áp mặt mình lên đó, các vi khuẩn trực tiếp chạm vào má làm phát sinh các đốm mụn mủ. Đôi khi, chúng ta chỉ mải mê tìm kiếm các nguyên nhân bên ngoài mà quên mất việc vệ sinh chăn, ga, gối. Vì vậy, mụn mủ cứ mãi không lành, làn da tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng. Chăn gối là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây nổi mụn trên da Bên cạnh những vật dụng quen thuộc trên giường ngủ có thể là nguyên nhân khiến da bạn nổi mụn, khăn mặt cũng là một trong các yếu tố nguy cơ. Hầu hết chúng ta đều có thói quen sử dụng xong treo lại trên thanh treo của phòng tắm. Điều này vô tình “tiếp tay” cho vi khuẩn sinh sôi. Sau khi rửa mặt, lỗ chân lông trên da bạn mở ra, nếu không may sử dụng khăn chứa nhiều vi khuẩn để lau thì những tổn thương trên má sẽ ngày càng trầm trọng thêm. Chức năng gan, phổi gặp bất thường Mụn xuất hiện ở má phải cho thấy chức năng của phổi đang gặp vấn đề. Thông thường khi cơ thể bạn có hiện tượng nghẹt mũi, cảm, ho, đau họng, má bên phải sẽ xuất hiện các nốt mụn mủ sưng viêm. Đó là phản ứng của cơ thể cảnh báo sức khỏe đang cần được chăm sóc phục hồi. Ngược lại, mụn mọc ở má phải lại là một thông điệp hoàn toàn khác cho sức khỏe. Chúng cảnh báo chức năng gan mật không hoạt động tốt, dịch mật tiết ra không đủ nhiều. Trong trường hợp mụn thường xuyên mọc ở vị trí này và không hết, bạn cần đi khám sức khỏe vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy mật kết sỏi hoặc túi mật bị nhiễm trùng. Phương pháp giảm mụn mủ ở má Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống và dạng bôi Uống thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp mang tác động trực tiếp có thể giúp bạn giảm mụn hiệu quả. Tuy nhiên số lượng thuốc và cách thức uống phải được bác sĩ da liễu kê đơn, nàng không nên tự ý mua về sử dụng. Một số tên thuốc phổ biến thường được dùng như Tetracycline, Minocycline, Clindamycin,… Trong đó Tetracycline được sử dụng trong trường hợp da bạn bị nhiễm khuẩn nặng, cần được giảm viêm, diệt khuẩn và kiểm soát tuyến bã nhờn. Minocycline cũng mang đến hiệu quả tương tự với công dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Clindamycin giảm sưng và làm chậm sự nhân lên của khuẩn mụn. Sử dụng thuốc kháng sinh đường uống là một trong những cách trị mụn nhanh chóng Một trong những thuốc kháng sinh dạng bôi được sử dụng phổ biến là Erythromycin. Erythromycin mang lại tác dụng tốt trong trị mụn mủ, ngăn ngừa mụn mới và chữa lành vùng viêm xung quanh mụn. Một vài trường hợp khác, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng Dapsone để bôi lên da qua đêm. Đây là loại thuốc thường được dùng cho trường hợp bị mụn nặng. Tuy nhiên, dù là thuốc dạng uống hay dạng bôi thì bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để hạn chế dị ứng trên da. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 9 thành phần trị thâm mụn hiệu quả – Bạn đã biết chưa? Mẹo trị mụn mủ ở má đơn giản ngay tại nhà Trị mụn bằng tỏi Tỏi chứa nhiều Diallyl Sulfide, Allicin và Ajoene giúp bạn kháng khuẩn, chống viêm ở vùng da đang bị mụn mủ. Để thực hiện, bạn có thể làm theo các bước sau: Đập dập hoặc băm nhỏ tỏi Rửa mặt thật sạch rồi đắp tỏi lên vùng da mụn Đợi khoảng 1-3 phút rồi rửa mặt lại qua nước Trị mụn bằng nghệ, mật ong Nghệ chứa Curcumin mang tác dụng sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn mụn. Kết hợp nguyên liệu này cùng mật ong, bạn sẽ có được bộ đôi phục hồi và dưỡng da hiệu quả. Để thực hiện mặt nạ mật ong và nghệ trị mụn mủ, nàng làm theo hướng dẫn bên dưới: Trộn đều mật ong cùng bột nghệ trong chén nhỏ Rửa mặt sạch, đắp hỗn hợp lên da trong 15-20 phút Rửa mặt lại qua nước lạnh và lặp lại 2-3 lần mỗi tuần Dùng nghệ và mật ong đắp lên nốt mụn là một trong những giải pháp kháng khuẩn hiệu quả Trị mụn mủ bằng hành tây Hành tây chứa nhiều selen, vitamin C, quercetin, chất chống oxy hóa và có tính kháng viêm cao giúp bạn giải quyết nỗi lo mụn mủ hiệu quả. Để thực hiện, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau: Ép nửa củ hành tây và lọc lấy nước cốt Bôi trực tiếp nước hành lên vùng da mọc mụn mủ Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy mụn mủ có chuyển biến nhanh chóng khô đi. Lưu ý gì khi chăm sóc da mụn mủ? Làn da mụn khó chiều sẽ dễ bị thâm, viêm, sẹo khó phục hồi nếu như bạn không biết cách chăm sóc. Vì thế, đừng quên ghi nhớ những lưu ý bên dưới để da được bảo vệ và phục hồi nhanh bạn nhé. Không nên tự ý nặn, bóp mụn vì khi đó da phải mất nhiều thời gian hơn để phục hồi, không những vậy nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo cũng tăng lên. Không nên dùng kem đánh răng bôi lên vết mụn mủ vì flo và chất làm trắng trong sản phẩm có thể khiến da kích ứng làm tình trạng mụn càng trầm trọng hơn. Sử dụng sữa rửa mặt 2 lần vào sáng và tối. Nên bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút để bảo vệ da khỏi tác hại từ tia cực tím. Nên ăn nhiều trái cây, rau củ có tính mát như dưa leo, cà rốt, mồng tơi, rau má, khổ qua,… Vệ sinh vỏ gối, mền, khăn mặt thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn. Sahemul – Giải pháp nhanh chóng giảm mụn mủ ở má Sahemul là bạn đồng hành đáng tin cậy cho những ai đang gặp phải tình trạng mụn mủ ở má gây mất thẩm mỹ. Công dụng của sản phẩm có thể được cảm nhận chỉ sau 1-2 ngày sử dụng, khi đó các loại mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ sẽ xẹp xuống, đẩy nhanh tiến độ phục hồi trả lại bạn làn da mềm mại và săn chắc. Đạt được hiệu quả này vì thành phần sản phẩm có chứa nhiều hoạt chất nổi bật được kết hợp với nhau theo công thức riêng tạo nên chất lượng sản phẩm giảm mụn, ngừa thâm như mong đợi. Sepicontrol A5 được nhập khẩu từ Pháp có tác dụng vừa diệt khuẩn, chống viêm vừa ức chế quá trình tăng bài tiết bã nhờn trên da. Đây đồng thời được xem là dưỡng chất khắc tinh của các chủng vi khuẩn gây mụn như P.acnes, tụ cầu da Staphylococcus Epidermidis,… AHA giúp loại bỏ các tế bào sừng già nua trên da, hỗ trợ làm thông thoáng lỗ chân lông và giúp da sáng màu hơn. BHA mang công dụng tương tự AHA nhưng mang hiệu quả thâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông để làm sạch sợi bã nhờn cùng cặn mỹ phẩm, bụi bẩn còn sót lại. Bên cạnh đó, đây còn là chất kháng viêm giúp se cồi mụn nhanh hơn. Kojic Dipalmitate có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp hắc tố melamin để chống lại tình trạng nám, thâm sau mụn. Đặc biệt, Kojic Axit kết hợp cùng Glycolic Axit cho tác dụng tương tự Hydroquinone giúp cải thiện đến 58% tình trạng tăng sắc tố. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY Sau khi tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má, Sahemul hi vọng đã cung cấp thêm cho bạn các thông tin hữu ích để tìm ra giải pháp điều trị hiệu quả. Từ những nguyên nhân này, bạn cũng có thể lưu ý hơn trong chế độ sinh hoạt hằng ngày để phòng mụn mủ xuất hiện trở lại. Chia sẻ

Mụn mủ trên mặt - chi tiết nguyên nhân và cách loại bỏ

Mụn mủ là tình trạng da liễu phổ biến thường gặp ở cả nam và nữ. Không chỉ khiến chúng ta mất tự tin về mặt thẩm mỹ bên ngoài, mụn mủ còn tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng lên làn da nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng Sahemul tìm hiểu về loại mụn phổ biến này để có ngay phương pháp “ứng phó” khi mụn không mời mà đến, bạn nhé. Mục lụcMụn mủ là gì?Nguyên nhân nào gây mụn mủ trên mặt?Thay đổi nội tiết tốKhông vệ sinh da sạch sẽChế độ ăn uống không lành mạnhMôi trường thay đổiCăng thẳng thường xuyên và kéo dàiBị mụn mủ trên mặt phải làm sao?Sử dụng kem/gel trị mụn mủTrị mụn mủ bằng nguyên liệu thiên nhiênLưu ý khi chăm sóc da mụn mủKhi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?Sahemul – Giải pháp giảm mụn, ngừa thâm vượt trội Mụn mủ là gì? Theo Đông y, mụn mủ khác với những loại mụn còn lại khi về mặt hình thức, chúng có kích thước lớn hơn nhiều so với mụn đầu đen hay mụn cám. Mụn mủ thường mọc ở trán, cằm, hai cánh mũi hoặc cũng có khi toàn bộ khuôn mặt nếu gặp phải tình trạng nặng. Theo nhiều nghiên cứu, nam giới được cho là có tỉ lệ mọc mụn mủ, mụn bọc cao hơn nữ giới. Nguyên nhân xuất phát từ nội tiết tố testosterone ở nam giới đạt mức khá cao, đồng thời dễ bị rối loạn khiến tuyến nhờn tăng tiết, gây bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông không thông thoáng chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn mụn sinh sôi và phát triển. Ban đầu, mụn mủ là những cục sần trên da, gây đau khi bạn vô tình chạm phải. Sau đó, chúng bắt đầu cứng dần và sưng tấy làm vùng da xung quanh đỏ lên theo. Khi mụn phát triển lớn hơn, chúng có thể mọc riêng lẻ từng nốt hoặc kết thành mảng lớn trên da. Ở giai đoạn này, vùng da bọc mụn mỏng đi, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bên trong xuất hiện mủ trắng. Mụn mủ sưng to mang tính chất khá mọng. Vì vậy chỉ với một tác động nhẹ cũng có thể khiến chúng tổn thương và vỡ ra gây chảy mủ, máu đau nhức. Bên cạnh cảm giác khó chịu mà mụn mủ mang lại, bạn còn phải đối mặt với tình huống mụn gây viêm và lây lan sang các vùng da khỏe khác. Mụn mủ với nốt mọng trắng ở trung tâm và vùng da xung quanh tấy đỏ Nguyên nhân nào gây mụn mủ trên mặt? Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn mủ trên da. Các yếu tố gây mụn có thể xuất phát từ những tác động bên ngoài, đồng thời cũng có thể do sự biến đổi bên trong cơ thể theo thời gian, giới tính, tuổi tác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất. Thay đổi nội tiết tố Một trong số các nguyên nhân phổ biến sinh mụn chính là sự thay đổi hoặc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Khi bạn bước sang tuổi dậy thì, giai đoạn mang thai, thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh,… các hormone sinh dục có sự biến đổi khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến làn da xuất hiện nhiều mụn mủ. Tìm hiểu thêm về: Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì Theo thống kê, có đến 50% nữ giới trong độ tuổi 20-29 bị mụn do rối loạn hormone. Với phụ nữ từ 40-49 tuổi, con số này giảm xuống còn 25%. Ở nam giới, tình trạng rối loạn nội tiết tố sinh ra mụn mủ cũng có xảy ra nhưng với tần suất thấp hơn nữ giới vì phái đẹp phải trải qua rất nhiều giai đoạn đặc trưng như mang thai, sinh con, tiền mãn kinh,… Thay đổi nội tiết tố vào các giai đoạn trong cuộc sống cũng là nguyên nhân hình thành mụn Không vệ sinh da sạch sẽ Những ai sở hữu làn da dầu rất dễ có nguy cơ mọc mụn mủ. Tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh chính là nguyên nhân khiến dầu nhờn gia tăng gây bít tắc lỗ chân lông. Khi ấy, nếu bạn không vệ sinh da sạch bằng cách sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt, các lớp bụi bẩn, cặn trang điểm tích tụ cùng bã nhờn sẽ khiến lỗ chân lông bị bí. Da trở nên viêm tắc tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khi ấy mụn mủ hình thành là điều không thể tránh khỏi. Chế độ ăn uống không lành mạnh Mụn mủ trên da một phần có thể xuất phát từ chế độ ăn uống kém lành mạnh hằng ngày của bạn. Khi nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, bạn vô tình khiến gan hoạt động khó khăn hơn trong quá trình thanh lọc, thải trừ. Khi đó, các chất độc hại không được lọc qua gan, ngày ngày ứ trệ rồi thải trừ qua da làm xuất hiện mụn mủ. Bên cạnh đó, các thành phần trong thực phẩm bạn ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình tái tạo da. Các nghiên cứu đã chứng minh, dinh dưỡng từ thực phẩm chiếm đến 25% vai trò trong việc hình thành mụn. Những vitamin và dưỡng chất từ thức ăn sẽ được cơ thể sử dụng để sửa chữa tổn thương, đồng thời tái tạo làn da. Vì vậy, một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học cũng được xem là cách giúp bạn nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong. Môi trường thay đổi Ánh nắng mặt trời và khói bụi là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến làn da của bạn, đồng thời là nguyên nhân gián tiếp tạo điều kiện để mụn mủ hình thành. Khi bụi bẩn bám vào da, chúng kết hợp cùng bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, các nang lông vì thế bị viêm nhiễm dẫn đến nhiễm trùng. Nếu bạn không chú ý vệ sinh da mặt sạch sẽ sau một ngày dài hoạt động, nguy cơ mọc mụn mủ là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh yếu tố môi trường, thời tiết thay đổi cũng là tác nhân khiến những nốt mụn đáng ghét không mời mà đến. Đặc biệt vào mùa hè, da tăng tiết dầu nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi để mụn hình thành. Vì vậy vào những giai đoạn này, việc chăm sóc da của bạn càng cần phải chăm chút hơn. Căng thẳng thường xuyên và kéo dài Căng thẳng kéo dài khiến hệ thần kinh bị tác động làm cho rối loạn, hormone mất cân bằng khiến tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn tăng hoạt động. Điều này khiến da dễ bị nổi mụn hơn hoặc khiến tình trạng mụn hiện tại trở nên trầm trọng hơn. Ban đầu, mụn do căng thẳng thường biểu hiện bằng những nốt sần đỏ li ti trên bề mặt da, khi sờ có thể cảm nhận được rõ rệt. Sau đó, mụn sẽ tiến triển thành mụn viêm nếu bạn lỡ dùng tay tác động hoặc nặn mụn không đúng cách. Theo các chuyên gia da liễu, stress khiến sức đề kháng của da giảm tạo điều kiện để vi khuẩn dễ dàng tấn công hơn. Căng thẳng trong thời gian dài và không được giải tỏa sẽ khiến da xấu đi ☛ Tham khảo thêm: Mụn do căng thẳng điều trị thế nào? Bị mụn mủ trên mặt phải làm sao? Sử dụng kem/gel trị mụn mủ Với đa dạng các loại thuốc trên thị trường hiện nay, bạn có nhiều sự lựa chọn trong việc điều trị mụn mủ và phòng ngừa thâm sẹo. Đây cũng được xem là giải pháp đơn giản và nhanh chóng giúp bạn tiết kiệm thời gian thực hiện, đồng thời mang đến tác động trực tiếp lên vùng da tổn thương. Sahemul gợi ý bạn nên chọn các sản phẩm chứa thành phần: Benzoyl Peroxide: Có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng hiệu quả. Axit Salicylic: Giúp tẩy tế bào chết trên da, đồng thời giảm ngứa, tiêu viêm do mụn gây ra. Lưu huỳnh: Mang hiệu quả thấm hút dầu, bã nhờn ra khỏi lỗ chân lông, sau đó kháng khuẩn giúp làm xẹp các ổ mủ nhanh chóng. Sepicontrol A5: Là phức hợp 5 hướng tác động tới mụn: Ngăn chặm và giảm thiểu sự gia tăng khuẩn mụn; Kháng viêm; Điều hòa quá trình sừng hóa, kiểm soát quá trình tiết bã nhờn trên da và các acid béo tự do. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Mách bạn cách chọn kem trị mụn thâm trắng da ưng ý Trị mụn mủ bằng nguyên liệu thiên nhiên Một số loại thảo dược, trái cây hay rau củ từ tự nhiên có thể giúp bạn giảm đi tình trạng sưng viêm của mụn, đồng thời nuôi dưỡng làn da đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy cùng Sahemul tham khảo ngay một số phương pháp có thể thực hiện đơn giản tại nhà bạn nhé. Trị mụn mủ bằng trà xanh Trà xanh có tác dụng làm sạch da, tác động vào sâu bên trong từng tế bào để lấy đi hết bụi bẩn, bã nhờn, mang đến cho bạn làn da thông thoáng. Bên cạnh đó, trà xanh còn có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng, làm khô nhanh nhân mụn, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương da. Bạn có thể dùng tăm bông chấm nước trà xanh thoa lên vùng da mụn để cải thiện Để trị mụn mủ bằng trà xanh, bạn có thể thực hiện theo các bước sau: Nấu lá trà xanh tươi, lọc lấy nước rồi dùng tăm bông chấm lên nốt mụn. Sau khoảng 15-20 phút, rửa mặt sạch bằng nước ấm. Lặp lại từ 2-3 lần mỗi tuần, bạn sẽ thấy mụn mủ nhanh khô hơn và giảm sưng đáng kể. Trị mụn mủ bằng nha đam Nha đam đã không còn là cái tên xa lạ với các tín đồ làm đẹp nhờ công dụng tái tạo và tăng cường collagen để cấu trúc làn da luôn được săn chắc. Ngoài để dưỡng da, bạn còn có thể sử dụng nha đam để chống nhiễm khuẩn và kháng viêm cho da vô cùng hiệu quả. Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm giúp trị mụn mủ hiệu quả Để thực hiện phương pháp giảm mụn mủ bằng nha đam, bạn thực hiện theo hướng dẫn: Gọt vỏ, lấy thịt dưa leo và nha đam ép lấy nước. Trộn nước trên cùng lòng trắng trứng gà tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Đắp hỗn hợp lên mặt trong 30 phút. Rửa mặt sạch qua nước lạnh. Trị mụn mủ bằng khoai tây Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho da. Bên cạnh mang lại tác dụng trong việc giúp da sáng đều màu, giảm thâm nám, khoai tây còn làm cho vết sưng mụn mau lành, đồng thời kích thích tái tạo tế bào da mới, đẩy nhanh tiến độ hồi phục. Khoai tây nghiền sẽ giúp nốt mụn mủ trên da nhanh se lại Cách trị mụn mủ bằng khoai tây đơn giản như sau: Gọt vỏ, luộc khoai tây trong nước sôi đến khi vừa chín tới thì lấy ra. Nghiền mịn khoai cùng một ít sữa tươi không đường tạo thành hỗn hợp đặc sánh. Đắp hỗn hợp lên da trong khoảng 20-25 phút. Rửa mặt sạch qua nước lạnh và lặp lại phương pháp từ 2-3 lần mỗi tuần. Trị mụn mủ bằng cà chua Cà chua là nguồn vitamin A, B1, C dồi dào giúp làn da cấp ẩm và bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Bên cạnh đó, những dưỡng chất này còn bảo vệ các nốt mụn mủ khỏi viêm nhiễm từ môi trường. Ngoài ra, thành phần kẽm trong cà chua còn giúp bạn kiểm soát được lượng dầu thừa, giữ da luôn đạt trạng thái thông thoáng, sạch khô, hạn chế viêm tắc lỗ chân lông khiến mụn trầm trọng thêm. Mặt nạ cà chua giúp kiểm soát lượng dầu nhờn tiết trên da Để giảm mụn bằng cà chua, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau: Cắt cà chua thành lát mỏng Đắp trực tiếp lên vùng da mụn đang sưng tấy Rửa mặt lại với nước sạch, lặp lại từ 2-3 lần mỗi tuần Những cách trị thâm mụn bằng nguyên liệu tự nhiên rất lành tính, không gây tác dụng phụ nhưng đòi hỏi bạn phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Nếu muốn mụn nhanh biến mất và không để lại thâm sẹo, bạn có thể chọn cách sử dụng sản phẩm trị mụn có chứa các thành phần tối ưu như BHA, Sepicontrol A5,… Lưu ý khi chăm sóc da mụn mủ Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị được hướng dẫn, bạn cần nên ghi nhớ một số điều sau để việc điều trị mụn mủ diễn ra thuận lợi, làn da nhanh chóng được phục hồi sáng khỏe. Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt vào sáng và tối. Không rửa mặt bằng nước quá nóng sẽ khiến da bị kích ứng, mụn nổi nhiều hơn. Hạn chế tẩy da chết trong quá trình điều trị mụn. Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút để bảo vệ da khỏi tác hại từ tia cực tím. Không dùng tay sờ mụn hoặc tự ý nặn mụn để tránh làm da nhiễm trùng, nguy cơ để lại thâm sẹo. Không ăn thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh chứa nhiều đường, tinh bột,… Giặt khăn lau mặt, vỏ gối, chăn mền hàng tuần để diệt sạch vi khuẩn, hạn chế lây lan trên da. Đọc thêm: 12 sai lầm khiến mặt ngày càng nhiều mụn Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ? Nếu đã thử qua nhiều phương pháp tại nhà nhưng không đạt được kết quả như kỳ vọng, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể tình trạng mụn, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp. Các giải pháp mà bác sĩ đưa ra thường là: Retinoid bôi trước khi ngủ: Nhằm hỗ trợ loại bỏ tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng. Isotretinoin: Thuốc giúp kiểm soát bã nhờn và giải quyết được cả những nốt mụn cứng đầu nhất. Tuy nhiên thành phần thuốc chứa nhiều tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng cho mẹ bầu. Thuốc kháng sinh: Có tác dụng tiêu diệt khuẩn mụn P.Acnes và giảm sưng viêm. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn để tránh xảy ra tình trạng bị vi khuẩn đề kháng. Thuốc kháng Androgen: Giúp kiểm soát được lượng dầu nhờn trên da, đặc biệt thích hợp cho phụ nữ và bạn gái tuổi dậy thì. Với những kiến thức tổng quan về mụn mủ được Sahemul cung cấp trên đây, hi vọng bạn đã có được thông tin cho mình khi làn da xuất hiện tình trạng tương tự. Bên cạnh đó, để phòng ngừa mụn xuất hiện trên da, đừng quên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và chăm sóc da hằng ngày bạn nhé. Sahemul – Giải pháp giảm mụn, ngừa thâm vượt trội Việc điều trị mụn mủ chưa bao giờ là điều dễ dàng khi bạn phải loay hoay giữa rất nhiều phương pháp và cách thức mà không đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Khi ấy, sự xuất hiện của Sahemul trong tủ skincare nhà bạn sẽ mang đến “vị cứu tinh” cho làn da với hiệu quả giảm mụn, ngừa thâm chỉ sau khoảng 1 tuần sử dụng. So với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, ưu điểm nổi bật của Sahemul chính là khả năng triệt tiêu nhân mụn mà không để lại các vết chai cứng dưới da. Đạt được hiệu quả này nhờ thành phần Sahemul có chứa 4 hoạt chất ưu việt được đánh giá đúng chuẩn “con nhà người ta” trong quá trình phục hồi da tổn thương và ngăn ngừa mụn tái phát. Sepicontrol A5 được nhập khẩu từ Pháp là thành phần nổi bật nhất trong sản phẩm với nhiều tác dụng vượt trội như: Diệt khuẩn (P.acnes, tụ cầu da Staphylococcus Epidermidis, tụ cầu vàng Staphylococcus Aureus), chống viêm, ức chế tăng tổng hợp và bài tiết chất nhờn trên da. Theo một nghiên cứu lâm sàng, tác dụng của Sepicontrol A5 sau 8 tuần sử dụng chính là giảm đến 78% nhân mụn và 20% dầu nhờn. AHA hay còn gọi là Glycolic Axit và BHA với tên gọi Salicylic Axit là hai cái tên nổi bật tiếp theo trong thành phần sản phẩm. Nếu như AHA là máy hút tế bào sừng già ra khỏi lỗ chân lông, giúp da làm sạch và thông thoáng thì BHA là máy quét ở cấp độ sâu hơn khi xâm nhập vào lỗ chân lông để loại bỏ các yếu tố gây hại còn sót lại. Bên cạnh đó, BHA còn được biết đến là chất diệt khuẩn, kháng viêm làm se cồi mụn nhanh hơn. Kojic Dipalmitate vốn được biết đến là hoạt chất có khả năng ức chế quá trình tổng hợp sắc tố melanin để chống lại tình trạng tăng hắc tố da như nám, thâm, sạm,… Khi đó, Kojic Dipalmitate kết hợp cùng Glycolic Axit sẽ làm gia tăng đáng kể hiệu quả làm sáng da với tác dụng tương đương Hydroquinone. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/325342 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2923944/ Chia sẻ

Làm xẹp mụn mủ ở cằm với 8 mẹo đơn giản tại nhà

Mụn mủ có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt và đều có “mẫu số chung” là gây ra không ít rắc rối cho bạn trong cuộc sống. Nếu chẳng may một ngày vô tình chạm mặt “vị khách không mời” này ở vị trí cằm, nàng phải làm thế nào? Hãy cùng Sahemul tìm hiểu 8 mẹo trị mụn mủ ở cằm ngay tại nhà được cho là hiệu quả nhất hiện nay nhé! Mục lụcNguyên nhân nào gây mụn mủ ở cằm?Rối loạn nội tiết liên quan chu kỳ kinh nguyệtRối loạn giấc ngủĐắp mặt nạ không đúng cáchThói quen chống cằm8 mẹo làm xẹp mụn mủ ở cằm nhanh chóngSử dụng kem bôi trị mụn SahemulChườm đá lạnhMặt nạ nghệMặt nạ mật ongMặt nạ nha đamMặt nạ trà xanhMặt nạ tỏiMặt nạ khoai tâyLưu ý khi điều trị mụn mủ ở cằm Nguyên nhân nào gây mụn mủ ở cằm? Mụn mủ mọc ở vị trí nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân đặc trưng nhất định. Trước khi tìm hiểu phương pháp điều trị thích hợp, bạn cần tìm ra lý do khiến mình mọc mụn để điều chỉnh ngay từ những yếu tố này. Rối loạn nội tiết liên quan chu kỳ kinh nguyệt Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng trong thời gian nửa đầu chu kỳ, cơ thể tăng sản xuất nội tiết tố testosterone gây tăng kích thước và hoạt động của tuyến dầu trên da. Đồng nghĩa, tuyến dầu trở nên lớn hơn, lỗ chân lông tắc nghẽn nhiều hơn tạo không gian thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây mụn. Rối loạn giấc ngủ Đối với mỗi giờ ngủ bị mất đi trong một đêm, nguy cơ căng thẳng tâm lý sẽ tăng lên 14%. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi bất thường trong cấu trúc và chức năng da. Thêm một yếu tố khác lý giải cho việc nổi mụn trên cằm chính là việc thiếu ngủ làm tăng đề kháng insulin, từ đó tăng glucose trong máu gây mụn trứng cá. ☛ Tham khảo thêm: Mụn xuất hiện do lo nghĩ, stress nhiều – loại bỏ thế nào?  Rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân khiến mụn mọc ở cằm nhiều hơn Đắp mặt nạ không đúng cách Thêm một nguyên nhân bạn ít ngờ tới lại có thể gây mụn mủ ở cằm chính là đắp mặt nạ không đúng cách. Khi đó làn da bị bí bách, không khí ẩm lưu thông sau mặt nạ bị ứ trệ kết hợp cùng lượng dầu và mồ hôi trên da bị giữ lại tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh. Thói quen chống cằm Một vài bạn có thói quen chống cằm. Điều đó vô tình khiến đôi tay chứa nhiều vi khuẩn tiếp xúc với vùng da nhạy cảm này, từ đó tạo cơ hội để mụn hình thành và phát triển. 8 mẹo làm xẹp mụn mủ ở cằm nhanh chóng Có nhiều phương pháp giúp làm xẹp mụn mủ ở cằm giúp bạn sớm lấy lại vẻ ngoài tự tin trong giao tiếp. Trong bài viết này, Sahemul cùng bạn khám phá các mẹo làm xẹp mụn mủ nhanh và đơn giản tại nhà. Sử dụng kem bôi trị mụn Sahemul Sahemul không chỉ có công dụng làm xẹp các loại mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ, mụn đỏ chỉ sau 1-2 ngày mà còn không để lại các vết chai cứng dưới da sau quá trình sử dụng. Bảng thành phần của sản phẩm gồm 4 hoạt chất ưu việt bổ trợ lẫn nhau mang tác dụng trị mụn, ngừa thâm rất hiệu quả là Sepicontrol A5, AHA, BHA và Kojic Dipalmitate. Trong đó BHA cũng là hoạt chất tẩy tế bào chết như AHA nhưng sở hữu đặc tính tan trong dầu nên có khả năng xâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông để làm sạch các sợi bã nhờn cùng bụi bẩn, đồng thời kháng viêm, se cồi mụn nhanh. Không những vậy, hợp chất này còn phá vỡ cấu trúc bề mặt lớp sừng, thúc đẩy sản sinh tế bào mới, hạn chế tình trạng thâm, nám, lỗ chân lông to. Kết hợp đắc lực cùng BHA là Sepicontrol A5. Hoạt chất này đã được chứng minh là tác động lên nốt mụn theo 5 hướng, giúp diệt khuẩn mụn, kháng viêm. Với công thức trị mụn tối ưu từ bộ đôi này, nốt mụn mủ ở cằm không chỉ ít đau rát mà sẽ nhanh chóng biến mất, trả lại làn da tươi sáng, hồng hào. Để giảm mụn mủ ở cằm bằng Sahemul, bạn thực hiện theo các bước đơn giản sau: Làm sạch da bằng sữa rửa mặt, đồng thời vệ sinh tay Thoa kem lên vùng da bị mụn ở cằm và vỗ nhẹ bằng đầu ngón tay Lặp lại đều đặn 2-3 lần mỗi ngày và kiên trì trong 2-3 tuần để đạt hiệu quả. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Chườm đá lạnh Đá lạnh là nguyên liệu ai cũng có trong gian bếp của mình. Và sẽ thật tuyệt vời khi chúng có thể giúp bạn giảm đi tình trạng sưng viêm của những nốt mụn mủ đáng ghét ở cằm. Đạt được hiệu quả này vì đá lạnh giúp cải thiện lưu thông máu, điều tiết sản xuất dầu và thu nhỏ lỗ chân lông trên da. Chườm đá có thể giúp giảm triệu chứng sưng viêm của mụn Sử dụng đá chườm lên vùng da mụn ngoài ra còn giúp bạn thu nhỏ nốt mụn đáng kể, giảm kích thước ổ viêm từ đó giảm đi “tuổi thọ” của mụn. Không những vậy, chườm đá trước khi thoa sản phẩm dưỡng da còn giúp cho các tinh chất sau đó dễ dàng thẩm thấu sâu. Tuy nhiên, bạn không nên trực tiếp chườm đá lên da mà nên bọc chúng trong một khăn bông mềm. Sau đó massage nhẹ nhàng chúng trên mặt theo chuyển động tròn trong thời gian 1-2 phút. Một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn chính là sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn trong bếp để làm xẹp mụn mủ ở cằm. Với những nguyên liệu này, bạn có thể chế biến thành mặt nạ đắp mặt hoặc bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn rồi rửa lại bằng nước sạch. Dưới đây, Sahemul mách bạn một vài công thức có thể áp dụng nhé. Mặt nạ nghệ Nghệ chứa lượng lớn Curcumin là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh, kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Không những vậy, loại dược liệu thiên nhiên này còn giúp da làm lành các tổn thương và tiêu diệt vi khuẩn mụn nhanh chóng. Đắp mặt nạ nghệ lên vùng da mụn có thể giúp bạn phục hồi da hiệu quả Để thực hiện giảm mụn, ngừa thâm bằng nghệ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn: Rửa sạch một củ nghệ tươi rồi xay nhuyễn hoặc sử dụng bột nghệ để đơn giản hóa bước làm này. Nếu dùng nghệ tươi, bôi trực tiếp nước ép nghệ lên vùng da mụn. Nếu dùng bột nghệ, trộn 4 muỗng cà phê bột nghệ cùng 2 muỗng nước ấm và khuấy đều để thu được hỗn hợp sệt. Để da thư giãn trong 20 phút rồi rửa mặt sạch qua nước lạnh. Lặp lại 2-3 lần/ tuần để đạt được hiệu quả như mong đợi. Mặt nạ mật ong Mật ong được xem là một trong những “mỹ phẩm thiên nhiên” vô cùng quen mặt với nhiều chị em. Loại nguyên liệu thiên nhiên này có tính tiêu viêm, kháng khuẩn và sát trùng khá tốt, khi được bôi lên vùng da mụn có thể giúp da giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy. Không những vậy, mật ong còn giúp da được làm dịu, cấp ẩm và nuôi dưỡng phục hồi tổn thương hiệu quả. Mặt nạ mật ong chứa nhiều vitamin có tác dụng tiêu viêm và kháng khuẩn Để trị mụn mủ ở cằm bằng mật ong, bạn thực hiện theo hướng dẫn: Vệ sinh da mặt sạch bằng sữa rửa mặt Bôi mật ong nhẹ nhàng lên nốt mụn để tránh tác động mạnh làm vỡ nhân Để da thư giãn trong 15-20 phút rồi rửa mặt sạch qua nước lạnh để thu nhỏ lỗ chân lông và làm dịu da. Lặp lại phương pháp này khoảng 3-4 lần/ tuần để đạt hiệu quả như mong đợi. Mặt nạ nha đam Tương tự mật ong, nha đam cũng là một loại nguyên liệu làm đẹp da vô cùng phổ biến. Chúng chứa lượng lớn gel bên trong có tác dụng dưỡng ẩm, kiểm soát dầu nhờn, ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông và kháng viêm tiêu diệt vi khuẩn gây mụn nhanh chóng. Nha đam giúp các nốt mụn sưng đỏ được làm dịu và kháng khuẩn Để giảm mụn bằng nha đam, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau: Rửa sạch một lá nha đam tươi rồi gọt vỏ, lọc lấy phần gel để vào chén. Thêm vào chén 2 muỗng sữa chua không đường, khuấy đều để thu được hỗn hợp sánh mịn. Vệ sinh da sạch, bôi hỗn hợp trực tiếp lên vùng da mụn. Để da nghỉ trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch qua nước mát. Mặt nạ trà xanh Trà xanh ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể còn có thể giúp da ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Đặc biệt, hoạt chất EGCG có trong trà xanh còn giúp nàng chống lão hóa da và tăng độ đàn hồi sau quá trình viêm mụn. Mặt nạ trà xanh chứa hoạt chất EGCG giúp ngăn ngừa tìm trạng viêm nhiễm trong mụn Để giảm tình trạng sưng viêm do mụn mủ gây ra, bạn có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau: Xay nhuyễn một nắm lá trà xanh rồi lọc lấy nước cốt. Vệ sinh da sạch bằng sữa rửa mặt để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bã nhờn trên da. Thấm tăm bông vào nước trà xanh rồi thoa nhẹ lên vùng da mụn để tránh tác động mạnh làm vỡ nhân. Giữ nguyên trong 15-20 phút rồi rửa mặt qua nước lạnh. Mặt nạ tỏi Tỏi có chứa Sulphur là một hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, thẩm thấu sâu vào lớp tế bào da bên trong để loại bỏ vi khuẩn trong nhân mụn. Không những vậy, tỏi còn cung cấp cho da hoạt chất chống oxy hóa mạnh giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lão hóa đáng kể. Tỏi giúp loại bỏ vi khuẩn trong nhân mụn và chống oxy hóa mạnh Khi áp dụng phương pháp trị mụn mủ ở cằm bằng tỏi, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Đập dập 3-4 tép tỏi rồi đem xay nhuyễn, ép lấy nước cốt. Rửa mặt sạch, tẩy trang để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi lỗ chân lông. Thấm tăm bông vào nước tỏi rồi bôi nhẹ lên vùng cằm bị mụn. Giữ yên từ 5-10 phút rồi rửa mặt sạch qua nước lạnh. Mặt nạ khoai tây Khoai tây chứa nhiều vitamin E với tác dụng tái tạo tế bào da, đồng thời giảm sưng viêm và đẩy lùi tình trạng mụn mủ ở cằm đáng kể. Không những vậy, tính kiềm trong loại củ này còn giúp bạn tẩy tế bào chết, làm sạch bụi bẩn ra khỏi lỗ chân lông để ngăn ngừa hình thành mụn mới. Khoai tây giúp da loại bỏ thêm bụi bẩn và tế bào chết ra khỏi lỗ chân lông Để giảm mụn bằng khoai tây, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau: Gọt vỏ một củ khoai tây rồi thái lát mỏng Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt, đắp từng lát khoai tây lên vùng cằm bị mụn Để yên trong 10-15 phút rồi rửa mặt sạch qua nước ấm Lặp lại 2-3 lần mỗi tuần để đạt kết quả nhanh ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 8 cách trị thâm mụn bằng khoai tây dễ làm Lưu ý khi điều trị mụn mủ ở cằm Để quá trình làm xẹp mụn diễn ra nhanh chóng và không để lại thâm sẹo sau đó, bạn nên ghi nhớ một số điều sau trong quá trình chăm da hằng ngày: Chỉ nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần mỗi ngày để không gây kích ứng và làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Giảm căng thẳng, giữ tinh thần vui vẻ, tích cực. Vệ sinh khăn trải giường, vỏ gối sạch sẽ để hạn chế lây lan vi khuẩn lên da. Hạn chế để tóc tiếp xúc tại vị trí cằm và thường xuyên làm sạch tóc. Không tự ý nặn mụn vì có thể vô tình gây viêm nhiễm nhiều hơn và hình thành sẹo. Đối với nam giới, nên sử dụng kem cạo râu có thành phần dưỡng ẩm. Mụn mủ ở cằm gây mất thẩm mỹ và nhiều rắc rối cho bạn trong sinh hoạt hằng ngày vì những tác động vô tình đến vị trí cằm có thể khiến nhân mụn vỡ ra, tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng hơn. Hi vọng với những phương pháp làm xẹp mụn mủ nhanh được Sahemul giới thiệu trên đây, bạn sẽ có được lựa chọn thích hợp cho mình trong việc “đánh bay” các nốt mụn đáng ghét. Tài liệu tham khảo: https://www.womenshealthmag.com/uk/beauty/skin/a707222/chin-acne/ https://www.medicalnewstoday.com/articles/325991 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6360964/ Chia sẻ

Mách bạn 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh-gọn-lẹ tại nhà

Mụn mủ là tình trạng viêm nhiễm da khá phổ biến hiện nay. Trong đó mũi là vị trí dễ mọc mụn nhất vì tính chất vùng da này dễ tích tụ chất bẩn và bã nhờn, là môi trường vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi mọc mụn mủ ở mũi, nhiều người vô cùng lo lắng vì không biết phải xử trí như thế nào để mụn nhanh xẹp và liền da. Trong bài viết này, hãy cùng Sahemul tìm hiểu 5 cách trị mụn nhanh, gọn mà bạn có thể áp dụng ngay nhé. Mục lụcNguyên nhân nào gây mụn mủ ở mũi?Rối loạn nội tiết tốCăng thẳng lâu ngàyKhông vệ sinh da đúng cáchViêm tiền đình mũiCó nên nặn mụn mủ ở mũi hay không?Top 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh gọn lẹ tại nhàUống thuốc trị mụnSử dụng SahemulChườm đá lạnhThoa nước cốt chanhĐắp mặt với nha đamDùng nước ép hành tâyĐắp nghệ tươiNgăn ngừa mụn trứng cá ở mũi bằng cách nào? Nguyên nhân nào gây mụn mủ ở mũi? Trước khi tìm hiểu về giải pháp, chúng ta cần biết qua những nguyên nhân nào khiến vùng mũi một ngày bỗng nhiên xuất hiện các “vị khách” không mời mà đến này. Theo đó, mụn mọc ở mũi thông thường đến từ những nguyên nhân sau: Rối loạn nội tiết tố Người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn trong cuộc đời của mình, từ dậy thì, bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sinh con đến tiền mãn kinh, mãn kinh. Ở mỗi bước ngoặt quan trọng này, bạn phải trải qua quá trình trình thay đổi nội tiết tố với nhiều biến động hormone trong cơ thể. Sự rối loạn nội tiết tố kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Đặc biệt ở vùng mũi là nơi có lỗ chân lông to, vị trí này càng dễ mọc mụn hơn bao giờ hết. Căng thẳng lâu ngày Theo Tiến sĩ Zeichner (Bệnh viện Mount Sinai, New York), căng thẳng có thể thúc đẩy sự viêm nhiễm gây mụn trứng cá, mụn bọc hoặc dị ứng da. Khi cơ thể bị áp lực, mệt mỏi trong thời gian dài, quá trình thay đổi hormone diễn ra làm các tuyến dầu tăng sản sinh bã nhờn. Số bã nhờn này không được làm sạch và giải phóng kịp lúc sẽ tích tụ gây tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn. Căng thẳng lâu ngày là một trong những nguyên nhân khiến da mặt nổi mụn mủ Không vệ sinh da đúng cách Để lỗ chân lông thông thoáng và không bị tích tụ quá nhiều bã nhờn, bụi bẩn gây mụn, việc bạn vệ sinh da mặt mỗi ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, bạn có thể bị viêm lỗ chân lông làm xuất hiện mụn mủ. Không rửa mặt hoặc rửa mặt quá nhiều đều có thể là nguyên nhân gây nên mụn. Như vậy, tần suất vệ sinh da mặt chỉ nên giới hạn vào 2 lần sáng tối mỗi ngày. Đặc biệt vào buổi tối, bên cạnh sử dụng sữa rửa mặt thì nàng nên dùng thêm tẩy trang để làn da được vệ sinh sạch sâu sau một ngày dài hoạt động. Viêm tiền đình mũi Tình trạng này xảy ra ở phần trước hốc mũi do bạn đeo khuyên hoặc ngoáy, hỉ mũi quá nhiều lần. Khi đó, vi khuẩn Staphylococcus hình thành làm xuất hiện các nốt sưng trắng, đỏ bên trong mũi. Kết quả, mụn mọc nhô lên trên mũi khiến bạn cảm thấy vô cùng tự ti vì mất thẩm mỹ. Tìm hiểu: A-Z về mụn mủ Có nên nặn mụn mủ ở mũi hay không? Nhiều chuyên gia nhận định trên khuôn mặt mỗi người tồn tại vùng “tam giác tử thần” – Khu vực đặc biệt nguy hiểm mà bạn không bao giờ nên nặn mụn. Theo đó, “tam giác tử thần” là vùng mặt nối mũi với khóe miệng, đầu tam giác nằm trên sống mũi, góc tam giác bắt đầu hai bên khóe miệng kéo dài qua phần dưới môi trên. Khu vực này có mối liên hệ chặt chẽ với não bộ. Vì vậy khi bị mụn mủ ở mũi, bạn không nên tự ý nặn hay tác động lực mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Cụ thể, ở mũi, xoang hang có động mạch cảnh lớn đưa máu đến não, tạo thành một kết nối liền mạch từ ngoài vào trong. Trong trường hợp bạn nặn mụn và nhiễm trùng, các tổn thương này có thể lây lan từ da qua xoang, nguy hiểm nhất là nhiễm trùng não, thậm chí lan qua đường máu ảnh hưởng toàn cơ thể. Top 7 cách trị mụn mủ ở mũi nhanh gọn lẹ tại nhà Mụn mủ gây ra nhiều phiền toái cho bạn không chỉ về triệu chứng sưng đỏ, đau nhức mà còn tạo nên tâm lý e ngại trong giao tiếp. Kéo dài càng lâu, bản thân nàng càng lo lắng, tinh thần mệt mỏi khiến tình trạng mụn càng trầm trọng thêm. Chính vì vậy, bạn cần bỏ túi các phương pháp dưới đây để giảm nhanh tình trạng khó chịu này. Uống thuốc trị mụn Khi bác sĩ đánh giá tình trạng mụn mủ ở mũi bạn khá nặng và tái đi tái lại nhiều lần, giải pháp uống thuốc kháng sinh sẽ được khuyến cáo. Việc uống thuốc sẽ phát huy công dụng mạnh mẽ hơn trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây mụn từ bên trong, đồng thời hạn chế viêm đau. Ngoài thuốc bôi, mụn mủ ở mũi còn được trị bằng cách uống thuốc kháng sinh Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng kháng sinh đường uống từ 7-10 ngày, trường hợp nặng lâu nhất cũng chỉ nên uống trong một tháng. Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn những loại thuốc có công dụng tương đương bên cạnh thuốc kháng sinh như: Isotretinoin: Chiết xuất từ vitamin A và có tác dụng mạnh hơn retinoids. Nhược điểm của thuốc chính là hiệu quả không được nhìn thấy tức thì mà bạn phải đợi một vài tháng sau đó mới cảm nhận được. Thuốc tránh thai: Giúp cân bằng nội tiết tố, kiểm soát quá trình tiết bã nhờn quá mức gây ra mụn. Hiện nay có 3 loại thuốc tránh thai được FDA phê duyệt trong điều trị mụn gồm: Estrostep, Ortho Tri-Cyclen và YAZ. Nhóm thuốc Tetracyclin (Limecycline, Doxycyclin, Minocyclin) cũng thường được chỉ định để điều trị mụn trứng cá, mụn mủ. Tuy nhiên thuốc thường không được chỉ định cho trẻ em dưới 10 tuổi vì có thể gây vàng răng. Sử dụng Sahemul Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp bạn giải quyết tình trạng mụn mủ ở mũi. Thế nhưng việc mất nhiều thời gian, công sức thực hiện trong khi hiệu quả không được kiểm soát khiến bạn không đủ kiên nhẫn trong khi chờ đợi. Trở thành “vị cứu tinh” giúp nàng gác lại tất cả nỗi lo trên, Sahemul mang đến giải pháp giảm mụn, ngừa thâm hiệu quả chỉ sau 1-2 ngày sử dụng. Đạt được hiệu quả này vì sản phẩm sở hữu 4 hoạt chất ưu việt được nghiên cứu kết hợp lại với nhau theo công thức độc quyền phát huy tối đa công dụng từng hợp chất. Sepicontrol A5 mang lại tác dụng vượt trội trong tiêu diệt khuẩn mụn trứng cá P.Acnes, chống viêm, đồng thời ức chế quá trình bài tiết bã nhờn trên da. AHA loại bỏ các tế bào sừng già trên da, làm thông thoáng lỗ chân lông, tái tạo vẻ ngoài tươi sáng, căng mịn như mơ. BHA có tác dụng tương tự AHA nhưng sở hữu khả năng xâm nhập sâu hơn vào lỗ chân lông để quét sạch lớp tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn còn sót lại. Bên cạnh đó, tinh chất này còn mang đặc tính kháng khuẩn giúp se cồi mụn nhanh hơn. Kojic Dipalmitate là giải pháp trọn vẹn kết thúc quá trình điều trị mụn khi mang hiệu quả ức chế quá trình tổng hợp sắc tố melanin, giúp da chống lại tình trạng nám, thâm sau mụn. Đọc thêm: Review thực tế về kem ngừa mụn Sahemul Chườm đá lạnh Chườm đá là phương pháp đơn giản bất kỳ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà. Nhiệt độ lạnh của đá sẽ làm cho các nốt mụn giảm sưng, giảm đau giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, đá lạnh còn có thể se khít lỗ chân lông để hạn chế tình trạng tích tụ bụi bẩn, bã nhờn trên mũi. Đá lạnh có thể làm tình trạng viêm sưng của mụn trở nên nhẹ đi Khi thực hiện phương pháp này, bạn nên cho đá lạnh vào khăn để giảm việc tiếp xúc trực tiếp có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng. Lưu ý cả khăn và đá đều phải thật sạch để không vô tình mang vi khuẩn lên da. Mỗi ngày bạn thực hiện chườm đá lên vùng mũi bị mụn đến khi đá tan, lặp lại từ 2-3 lần để nhanh chóng đạt được hiệu quả bớt sưng, giảm đau. Thoa nước cốt chanh Chanh giàu vitamin C hay còn gọi là axit ascorbic có tác dụng giảm sưng, viêm, đỏ ở những nốt mụn mủ mọc ở mũi. Không những vậy, tinh chất này còn giúp làm liền da và se khít lỗ chân lông hiệu quả. Bên cạnh vitamin C, chanh cung cấp thêm cho vùng da mụn một lượng nhỏ phytoncides với công dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn mụn nhằm tránh tình trạng mọc mụn trở lại. Thoa nước cốt chanh tại vị trí nốt mụn để giảm sưng, viêm, đỏ Để thực hiện giảm mụn mủ ở mũi tại nhà bằng nước cốt chanh, bạn thực hiện theo các bước sau: Làm sạch da qua nước ấm để lỗ chân lông được giãn nở Chấm bông mềm vào nước cốt chanh, bôi lên vùng mụn mủ sưng đỏ Đợi 15-20 phút rồi rửa mặt sạch qua nước lạnh để giúp da giữ lại độ ẩm tự nhiên và hạn chế chảy xệ Lặp lại từ 1-3 lần trong tuần để cảm nhận hiệu quả. ☛ Xem thêm: Check nhanh 8 nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má Đắp mặt với nha đam Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả. Vì vậy khi gặp phải tình trạng nổi mụn trên da, bạn có thể sử dụng loại nguyên liệu lành tính này để giảm sưng và phục hồi làn da toàn diện. Có hai cách để bạn sử dụng nha đam giảm sưng mụn: Nha đam có khả năng làm tiêu viêm, giảm đau nhức và làm mụn nhanh xẹp Ép nha đam thành nước rồi sử dụng thoa lên vùng da mụn trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau rửa mặt lại qua nước lạnh. Cạo lấy thịt nha đam tươi thoa đều lên mũi. Tương tự đợi qua đêm đến ngày hôm sau dùng nước làm sạch lại da mặt. Dùng nước ép hành tây Hành tây chứa hàm lượng lớn các dưỡng chất cần thiết để da mụn phục hồi và tái tạo toàn diện như vitamin C, kali, chất chống viêm, chống oxy hóa,… Với tính phổ biến và sẵn có trong gian bếp nhà bạn, hành tây sẽ là lựa chọn nhanh chóng, hiệu quả cho những ai đang gặp phải tình trạng mụn mủ ở mũi. Mặt nạ hành tây cũng la lựa chọn lý tưởng để trị mụn mủ ở mũi Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể làm theo hướng dẫn: Bóc vỏ hành tây rồi rửa sạch Cho hành vào máy xay lấy nước cốt Bôi trực tiếp nước cốt hành lên vùng mũi bị mụn Lặp lại từ 2-3 ngày để cảm nhận hiệu quả Đắp nghệ tươi Nghệ từ xưa đến nay vốn nổi tiếng là nguyên liệu dưỡng da cực tốt khi sở hữu đặc tính sát khuẩn, khử trùng và kháng viêm hiệu quả. Với mụn mủ, nghệ không chỉ phát huy công dụng tiêu diệt vi khuẩn mụn mà còn thúc đẩy nhanh quá trình làm khô cồi mụn, tái tạo da nhanh hồi phục. Nghệ có tính sát khuẩn, khử trùng giúp giảm mụn hiệu quả Nàng có thể sử dụng nghệ tươi, tinh bột nghệ hoặc nước cốt nghệ để trị mụn. Tuy nhiên cần lưu ý tránh dùng loại nghệ chưa xay nhuyễn vì có lẫn hạt to dễ gây tổn thương da mặt. Để thực hiện giảm mụn mủ ở mũi bằng nghệ, bạn thực hiện theo các bước sau: Rửa mặt sạch qua nước ấm và thấm khô Hòa tan 4 muỗng tinh bột nghệ cùng 2 muỗng nước ấm Đắp hỗn hợp này lên vùng da mụn Sau 20 phút rửa mặt lại qua nước lạnh để làm sạch Tham khảo thêm: Cách làm vết thâm mụn nhanh mờ bằng nghệ vàng Ngăn ngừa mụn trứng cá ở mũi bằng cách nào? Duy trì thói quen chăm sóc da là chìa khóa giúp bạn loại bỏ dầu thừa, bã nhờn, giữ da luôn sạch khỏe để phòng ngừa tình trạng mụn mọc ở mũi. Để thực hiện, nàng đừng quên lưu ý một số điều sau: Rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày bằng sản phẩm dịu nhẹ, không kích ứng Thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi nguy cơ hình thành nếp nhăn, thâm sạm và ung thư da. Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để ức chế tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sinh nhiều dầu gây mụn. Đắp mặt nạ đất sét từ 1-2 lần/ tuần để giúp lỗ chân lông thông thoáng. Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc để làn da có thời gian phục hồi. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất,… Hạn chế thức ăn cay, nóng, dầu mỡ, xem chi tiết 18 thực phẩm mát gan hết mụn Với những phương pháp được Sahemul chia sẻ bên trên, hi vọng bạn đã có được cho mình lựa chọn thích hợp để giải quyết triệt để những “vị khách không mời” bỗng nhiên xuất hiện trên mũi. Bên cạnh những cách tác động trực tiếp lên da và nốt mụn, đừng quên duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau củ quả để làn da thật sự khỏe mạnh bên trong, từ đó không còn nỗi lo mụn mủ ở mũi tái lại. Tài liệu tham khảo: https://www.huffpost.com/entry/stress-affects-skin_l_5c991662e4b0a6329e1a0996 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4554394/ Chia sẻ

Mụn mủ ở trán: Mọi thông tin bạn cần biết

Ai trong số chúng ta cũng đều đã từng trải qua nỗi lo lắng khi bị mụn, đặc biệt là mụn mủ ở trán. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến mụn mủ ở trán? Cách điều trị mụn mủ ở trán thế nào? Lưu ý gì trong quá trình điều trị? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Sahemul giải đáp trong bài viết dưới đây.   Mục lụcMụn mủ là gì?Nguyên nhân gây ra mụn mủ ở tránTổng hợp cách điều trị mụn mủ ở trán hiệu quảTrị mụn mủ ở trán bằng các nguyên liệu từ thiên nhiênSử dụng sản phẩm trị mụn mủ ở tránBiện pháp trị liệu bằng ánh sángLưu ý trong quá trình trị mụn mủ ở tránSahemul – Bí kíp đánh bay mụn mủ ở trán Mụn mủ là gì? Mụn mủ là loại mụn đỏ, sưng tấy, có đầu trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Vùng da xung quanh mụn đỏ và viêm, khi chạm vào có thể gây đau. Mụn mủ hình thành tại lỗ chân lông bị bít tắc tạo môi trường kỵ khí phù hợp cho vi khuẩn P. acnes sinh sôi và giải phóng các chất gây viêm thu hút các tế bào bạch cầu di chuyển đến nốt mụn, từ đó tạo thành dịch mủ mà bạn có thể nhìn thấy bên trong nhân mụn. Quá trình viêm tạo thành vết đỏ, sưng trên da. Mụn mủ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở nhiều vùng da trên cơ thể như vai, ngực, mặt, cổ, chân tóc, trán… Trong đó, vùng da mặt, đặc biệt là vùng trán thường xuất hiện nhiều mụn mủ hơn cả do đây là vùng da tiết nhiều dầu và không được chăm sóc kĩ lưỡng. Nguyên nhân gây ra mụn mủ ở trán Trong phần dưới đây, Sahemul sẽ gửi đến bạn một số nguyên nhân chính dẫn tới mụn mủ ở trán: ☛ Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, làm tăng nồng độ hormon androgen, dẫn đến tăng sản xuất, bài tiết bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes sinh sôi, phát triển. ☛ Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Da dầu, da khô, da hỗn hợp hay da nhạy cảm đều có những đặc điểm riêng biệt. Chính vì vậy, nếu sử dụng sản phẩm không phù hợp với đặc điểm làn da của bạn hoặc sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể là nguyên nhân gây nên mụn mủ ở trán. Do đó, bạn cần thấu hiểu và lắng nghe làn da của mình để lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm cho phù hợp. ☛ Thói quen sinh hoạt hàng ngày: Các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như đưa tay lên sờ hoặc nặn mụn, không gội đầu thường xuyên, thức khuya, hút thuốc,… cũng là nguyên nhân làm cho mụn mủ ở trán bùng phát. ☛ Một số nguyên nhân khác: Môi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn, di truyền, tâm lý căng thẳng,… cũng được chứng minh là có mối liên quan mật thiết đến tình trạng mụn mủ ở trán. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mụn mủ ở trán Tổng hợp cách điều trị mụn mủ ở trán hiệu quả Dưới đây là một số cách điều trị mụn mủ ở trán hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: Trị mụn mủ ở trán bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên Phương pháp trị mụn mủ bằng các nguyên thiên nhiên được nhiều phái đẹp yêu thích và lựa chọn trong hành trình trị mụn của mình. Chỉ với sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, bạn sẽ sở hữu làn da trắng sáng, rạng ngời mà không mất quá nhiều chi phí điều trị. Dưới đây là danh sách các nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn: Giấm táo: Giấm táo không chỉ là gia vị quen thuộc trong gian bếp là còn là cánh tay đắc lực giúp phái đẹp nâng tầm nhan sắc của mình, điển hình là trong công cuộc trị mụn mủ ở trán. Giấm táo có chứa acid acetic, acid malic, acid citric, các loại vitamin, muối khoáng,… Nhờ sở hữu bảng thành phần kể trên, giấm táo đóng vai trò là nguyên liệu giúp kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm hiệu quả. Giấm táo chứa nhiều thành phần hữu ích giúp điều trị mụn mủ ở trán Gel nha đam: Với đặc tính dịu nhẹ, ít bị kích ứng, gel nha đam được coi là “phương thuốc” giúp điều trị mọi vấn đề da, trong đó có mụn mủ. Bảng thành phần của nha đam bao gồm nước, vitamin, khoáng chất giúp cấp ẩm vượt trội cho làn da, giảm tình trạng tiết nhiều dầu nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Bột trà xanh: Trà xanh là nguyên liệu từ thiên nhiên xuất hiện trong nhiều sản phẩm dành cho da mụn nhờ chứa hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm giúp giảm tình trạng kích ứng, đỏ tấy do mụn gây nên. Hơn nữa, trà xanh còn chứa một lượng không nhỏ vitamin B, Mangan, Kali, Magie,… giúp tăng cường sức khỏe làn da. Mặt khác, trị mụn mủ ở trán bằng các nguyên liệu tự nhiên cần duy trì trong thời gian dài và chỉ phù hợp với trường hợp mụn mủ ở mức độ nhẹ, mật độ mụn còn ít. Ngoài ra, bạn chỉ nên đắp mặt nạ từ thiên nhiên 2 – 3 lần/ tuần và mỗi lần từ 15 – 20 phút, tránh xảy ra trường hợp da bị bội thực dưỡng chất. Sử dụng sản phẩm trị mụn mủ ở trán Sẽ thật thiếu sót nếu trong hành trình trị mụn mủ của bạn không có sản phẩm trị mụn. Dựa trên tình trạng và mức độ mụn nặng hay nhẹ mà bạn lựa chọn sản phẩm trị mụn cho phù hợp. Dưới đây là một số sản phẩm trị mụn phổ biến mà bạn có thể tham khảo: ➤ Kem trị mụn mủ  Hiện nay, kem trị mụn rất đa dạng với nhiều dòng sản phẩm khác nhau và phù hợp với từng làn da. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại kem trị mụn có chứa các thành phần sau: BHA BHA được mệnh danh là “người hùng” trong việc loại bỏ nhân mụn và tế bào chết ở sâu bên trong da. Chính vì vậy, đây là thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm kem trị mụn mủ ở trán. BHA có bản chất là acid gốc dầu nên dễ dàng len lỏi vào từng ngóc ngách trong lỗ chân lông. Nhờ đó, làm sạch dầu thừa, bã nhờn và tế bào chết. Không những thế, BHA còn có đặc tính chống viêm giúp se cồi mụn nhanh chóng. AHA  Cũng là một trong những loại tẩy tế bào chết “đình đám”. Khác với BHA, AHA gồm nhiều dẫn xuất khác nhau, có thể kể đến là Mandelic acid, Lactic acid, Malic acid, Citric acid,… trong đó nổi bật nhất là Glycolic acid. AHA hoạt động trên bề mặt da giúp loại bỏ tế bào chết, xỉn màu và các mảng bụi bẩn, bã nhờn bám trên da. Nhờ đó, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất và nuôi dưỡng da tốt hơn. Azelaic acid Azelaic acid là thành phần mới nổi trong cộng đồng trị mụn nhờ khả năng trị mụn, thâm mụn và tương đối lành tính. Azelaic acid được chứng minh là có khả năng làm giảm số lượng vi khuẩn và làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó giảm nguy cơ mụn mủ tái phát. Bên cạnh đó, thành phần này cũng được đánh giá cao về khả năng làm mờ các vết thâm sau mụn. Azelaic acid dần thay thế các thành phần trị mụn chứa nhiều tác dụng phụ như kháng sinh, benzoyl proxide,… ➤ Thuốc trị mụn mủ dạng bôi ngoài da Benzoyl peroxide: Đây là một trong những thuốc điều trị đầu tay của bác sĩ do có tác dụng giảm viêm, sưng nhanh chóng, đồng thời tiêu diệt cả vi khuẩn gây mụn trứng cá P. acnes nhưng lại không gây ra tình trạng kháng thuốc như kháng sinh. Thành phần giúp tiêu lớp sừng trên bề mặt da, sau đó đưa oxy vào và tiêu diệt vi khuẩn. Mặt khác, Benzoyl peroxide còn có tác dụng kiểm soát bã nhờn loại bỏ tế bào chết. Kháng sinh: Kháng sinh dùng trong điều trị mụn mủ ở trán chủ yếu ở dạng kem bôi ngoài da. Như đã biết, công dụng nổi bật của kháng sinh là ức chế, tiêu diệt vi khuẩn và giảm phần nào tình trạng mụn viêm, đỏ. Song, việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng để tránh xảy ra tình trạng kháng kháng sinh. Kháng sinh thường được sử dụng kết hợp với các thành phần khác như Benzoyl peroxide, Retinoids,… Retinoids: Là thành phần luôn được phái đẹp “săn đón” nhờ khả năng trị mụn và trẻ hóa làn da. Retinoids giúp tiêu diệt vi khuẩn, bình thường hóa quá trình sừng hóa, giảm phản ứng viêm và ức chế tổng hợp, bài tiết bã nhờn. Tuy nhiên, Retinoids dễ gây kích ứng da, đặc biệt là với những cô nàng sở hữu làn da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên bắt đầu từ nồng độ thấp và sử dụng với tần suất thấp, từ 1 – 2 lần/ tuần rồi tăng dần dựa theo khả năng đáp ứng của da. Biện pháp trị liệu bằng ánh sáng Hiện nay, trị mụn mủ ở trán bằng biện pháp chiếu ánh sáng chủ yếu là chiếu tia laser, ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ. Biện pháp trị liệu bằng ánh sáng đều có bản chất là sử dụng tia sáng với các bước sóng khác nhau chiếu vào vùng da bị mụn mủ với mục đích ngăn cản hoạt động của vi khuẩn gây mụn, tái tạo da, làm mờ vết thâm mụn và đẩy lùi nguy cơ hình thành sẹo. Mặc dù, mang lại hiệu quả điều trị gần như tức thì nhưng biện pháp trị liệu này đòi hỏi cần duy trì và theo dõi trong một thời gian dài. Ngoài ra, biện pháp này cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc da tại nhà và có giá thành khá cao. Vì vậy, đây là biện pháp không được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn mủ ở trán. ☛ Xem thêm: Check nhanh 8 nguyên nhân phổ biến gây mụn mủ ở má Lưu ý trong quá trình trị mụn mủ ở trán Vệ sinh da mặt sạch sẽ: Làm sạch da đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mụn mủ ở trán. Nó không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trên da sau một ngày dài mà còn giúp “mở đường” cho các dưỡng chất thấm sâu vào trong da. Trong bước làm sạch da, bạn nên sử dụng kết hợp cả nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Nước tẩy trang giúp loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm, kem chống nắng trên bề mặt da, nhờ đó da được thông thoáng và hấp thu tốt dưỡng chất trong các bước tiếp theo. Tiếp đó, bạn sử dụng thêm sữa rửa mặt sẽ giúp làm sạch da một cách tối đa. Trong quá trình làm sạch da, bạn nên massage nhẹ nhàng nhằm tăng cường quá trình lưu thông máu dưới da. Sử dụng sản phẩm trị mụn đúng liều lượng: Liều lượng và tần suất sử dụng mà nhà sản xuất quy định đã đủ và phù hợp với mục đích điều trị mụn. Vì vậy, bạn không nên tự ý tăng tần suất hoặc sử dụng với liều lượng lớn vì có thể làm gia tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Đừng bỏ qua bước dưỡng ẩm: Một số bạn quan niệm rằng làn da dầu mụn không cần dưỡng ẩm. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Làn da thiếu ẩm sẽ càng tăng tiết dầu thừa để cân bằng độ ẩm cho da, từ đó làm bít tắc lỗ chân lông và gây nên mụn. Chính vì vậy, làn da dầu mụn càng cần dưỡng ẩm hơn bất kỳ làn da nào khác. Tuy nhiên để tìm được dòng kem dưỡng ẩm phù hợp cho da dầu mụn khá là khó. Các sản phẩm dưỡng ẩm có thể dùng cho da dầu mụn thường sẽ có cụm từ “noncomedogenic” trên nhãn. Bạn đừng quên dưỡng ẩm mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối Thoa kem chống nắng hàng ngày: Làn da bị tổn thương do mụn rất dễ bị tia bức xạ, gốc tự do, bụi bẩn tấn công và gây hại. Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng hàng ngày nhằm tạo một lớp màng bảo vệ tránh để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại kể trên. Ngoài ra, bạn cần trang bị thêm các vật dụng che chắn khác như áo chống nắng, ô, mũ rộng vành, kính,.. Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mụn từ bên trong. Một chế độ ăn uống khoa học, giàu dưỡng chất tốt cho quá trình trị mụn như vitamin C, vitamin E, Kẽm, omega-3 sẽ giúp da phục hồi nhanh chóng và rút ngắn thời gian mụn “thống trị” trên da. Những thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình là cam, chanh, quýt, cá, hải sản, các loại hạt, súp lơ,… ☛ Tìm hiểu thêm: Làm xẹp mụn mủ ở cằm với 8 mẹo đơn giản tại nhà Sahemul – Bí kíp đánh bay mụn mủ ở trán Kem ngừa mụn Sahemul là sự lựa chọn hoàn hảo giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn mủ chỉ sau 5 – 7 ngày sử dụng. Không những thế, Sahemul là một trong những sản phẩm hiếm hoi giúp làm mờ các vết thâm sau mụn và ngăn ngừa tình trạng mụn bị chai cứng. Sahemul sở hữu bảng thành phần gồm những hoạt chất “vàng” trong điều trị mụn bao gồm Sepicontrol A5, BHA, AHA, Kojic Dipalmitate. Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được sự trợ giúp đắc lực từ các hoạt chất khác như Niacinamide, vitamin E, ZinC gluconate,… Kem ngừa mụn Sahemul là một trong số ít sản phẩm sở hữu thành phần Sepicontrol A5, được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp. Thành phần này là sự kết hợp của bộ 3 hoạt chất là Capryloyl Glycine, Sarcosine và Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất Vỏ cây quế quan) tạo thành phức hợp có tác dụng vượt trội: vừa diệt khuẩn, chống viêm lại vừa ức chế tăng tổng hợp và bài tiết bã nhờn trên da. Chưa dừng lại ở đó, bộ đôi Kojic Dipalmitate (dẫn xuất este của Kojic acid) và AHA giúp làm mờ thâm mụn hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy sự phối hợp của Kojic acid và AHA cho hiệu quả làm sáng da, mờ thâm tương đương với Hydroquinone – tiêu chuẩn trong đánh giá hiệu quả làm trắng da. Sahemul đã nhận được rất nhiều phản hồi từ khách hàng về hiệu quả vượt trội của sản phẩm. Nhiều khách hàng cho biết họ thấy tình trạng mụn li ti, mụn nhỏ cải thiện rõ rệt sau 1 – 2 ngày sử dụng và 5 – 7 ngày với mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc. Ngoài ra, các vết thâm mụn cũng mờ đi trông thấy sau 1 – 2 tuần sử dụng. Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1737 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất. Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tài liệu tham khảo: https://www.verywellhealth.com/what-is-acne-pustule-15579 https://www.healthline.com/health/pustules Chia sẻ

Bài viết nổi bật

Bài viết liên quan

Xem thêm »
Loading...