Mụn nang: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị
Mụn nang là một trong những “hung thần” của làn da. Nếu không được cải thiện kịp thời, nó sẽ để lại vết sẹo lồi, lõm cùng nhiều hệ lụy khác. Hãy cùng Sahemul tìm hiểu về gốc rễ gây nên mụn nang và cách điều trị để có một làn da khỏe mạnh, không mụn.
Mục lục
Mụn nang là gì?
Mụn nang là hiện tượng nang lông bị vỡ, sau đó nhiễm trùng và lặn sâu xuống tầng trung bì của da. “Chúng” thường có đặc điểm như sau:
- Không có đầu mụn, mang theo dịch mủ, gây sưng tấy và đau rát.
- Kích thước lớn hơn mụn đầu đen, mụn cám.
- Để lại vết sẹo lõm, lồi trên da.
Mụn nang chính là thể nặng của mụn trứng cá, thường hay xuất hiện trên mặt. Bên cạnh đó, chúng còn mọc tại đầu, vai, cổ, tai,… Tuy nhiên, dù ở vị trí nào, mụn nang cũng là “khắc tinh” của nhiều người, khiến nhan sắc của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây mất tự tin.
Đối tượng bị mụn nang là ai?
Mụn nang có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Điển hình nhất là các bạn ở trẻ đang trong giai đoạn dậy thì và phái nữ gặp các vấn đề nội tiết tố.
Tuổi dậy thì: Do hormone androgen tăng sinh khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy, da tiết nhiều dầu gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Phái nữ gặp các vấn đề về nội tiết tố: Thường là khi đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, mắc hội chứng đa nang buồng trứng. Khi này, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng tạo điều kiện cho mụn nang xuất hiện.
Nguyên nhân gây mụn nang
Sự thay đổi nội tiết tố
Hormone là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá dạng nang. Như đã đề cập ở trên, những đối tượng dễ mắc mụn nang đều có sự thay đổi nhất định về nội tiết tố. Bên cạnh đó, các loại thuốc như testosterone, lithium và steroid có thể làm mụn trở nên trầm trọng hơn.
Do di truyền từ bố/ mẹ
Một số nghiên cứu cho rằng, nếu một đứa trẻ có bố, mẹ hoặc anh, chị, em bị mụn nang thì nguy cơ xuất hiện mụn nang trên da của bạn sẽ tăng gấp 4 lần bình thường. Gen có thể quyết định đến khả năng cơ thể làm sạch lỗ chân lông.
Ở một số người, da được thừa hưởng khả năng loại bỏ tế bào chết và không gây bít tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên ở một số khác, da chết lại tích tụ trong lỗ chân lông, gây bít tắc và tạo nên túi mủ.
Tác dụng phụ do uống thuốc
Một số loại thuốc khi uống vào có thể gây ra tình trạng nóng gan. Gan thải độc bằng cách sinh mụn trên da. Ngoài ra, có những loại thuốc sẽ tác động lên hormones trong cơ thể, làm chúng thay đổi, sinh ra mụn. Ví dụ như steroid, lithium (dùng trong điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực), hay một số loại thuốc chống động kinh, hỗ trợ giảm cân,…
Mụn nang hình thành không chỉ bởi sự thay đổi bên trong cơ thể mà còn do những tác động từ bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân chính.
Ảnh hưởng của thói quen và chăm sóc da sai cách
Thói quen nặn mụn ở bất cứ đâu hay lúc mụn chưa chín là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mụn nang, kể cả khi bạn đã vệ sinh da sạch sẽ. Trên thực tế, chà da quá mạnh hay làm sạch bằng xà phòng hoặc hóa chất có thể gây kích ứng và khiến tình trạng mụn trở nặng.
Xem thêm: Những thói quen khiến mụn càng thêm nhiều
Do lạm dụng mỹ phẩm
Nếu mua phải mỹ phẩm kém chất lượng trôi nổi trên thị trường hay các loại kem trộn không rõ nguồn gốc, bạn có thể bị nhiễm độc corticoid. Bên cạnh đó, kem trị mụn chứa corticoid cũng khiến việc viêm nhiễm lan rộng, gây ra những túi mủ lớn và nguy hiểm.
Nếu sử dụng một số loại mỹ phẩm như kem nền hoặc phấn phủ dạng đặc trong thời gian dài và không được tẩy trang sạch cũng có thể gây bít kín chỗ chân lông, dẫn tới mụn viêm. Vậy nên, hãy tẩy trang thật sạch sẽ bạn nhé!
Lựa chọn sai sản phẩm chăm sóc có thể khiến da bạn bị kích ứng và dẫn tới tình trạng mụn nang. Ví dụ, người da dầu sử dụng sản phẩm dành cho da khô sẽ khiến da tiết nhờn nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông. Tương tự, người da khô cũng vậy.
Ảnh hưởng từ môi trường
Hằng ngày, da phải tiếp xúc nhiều với tác động từ môi trường bên ngoài như: bụi bẩn, khói, ánh nắng, chất độc hại,… Nếu không được che chắn và bảo vệ, chúng có thể ảnh hưởng và khiến da bị mụn nhiều hơn. Các nốt mụn sẽ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và đau rát.
Đọc thêm: Da mụn có nên dùng kem chống nắng?
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh là “chìa khóa vàng” để có một làn da đẹp. Nếu nạp vào cơ thể những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, bạn sẽ khiến gan hoạt động khó khăn hơn trong quá trình đào thải. Khi ấy, các chất độc hại không được lọc qua gan sẽ thoát lên trên mặt hoặc những bộ phận khác, gây mụn mủ.
Ngoài ra, vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm mà bạn ăn uống hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chu trình tái tạo da. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, dinh dưỡng từ thực phẩm chiếm tới 25% tới việc hình thành mụn.
Ảnh hưởng và biến chứng của mụn nang
Nhiều bạn coi thường, nghĩ rằng mụn nang sẽ mọc rồi lặn đi nhanh chóng. Đó là quan điểm sai lầm! Mụn nang gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn, có thể kể tới như:
- Làm tổn thương cấu trúc da, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào da, các nang lông cũng bị phá hủy khi mụn nang xuất hiện trên da.
- Những người bị mụn nang đều cảm thấy trầm cảm, thất vọng và lo âu (đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì).
- Những nốt mụn nang không được chữa trị kịp thời sẽ để lại “di chứng” đó là vết sẹo thâm xấu xí, gây mặc cảm, mất tự tin.
Ngoài ra, mụn nang không được chữa trị đúng cách còn để lại rất nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Tạo ổ áp xe: Những lỗ nhiễm trùng do mụn viêm để lại sẽ ăn sâu vào trong da, khiến bề mặt da lồi lõm. Ổ áp xe có thể ăn vào trong máu, gây nhiễm trùng.
- Dễ tái phát trở lại: Nếu bạn không tìm ra nguyên nhân gây mụn nang mà tự ý chữa trị, chắc chắn chúng sẽ quay trở lại và “làm thân” với khuôn mặt của bạn thêm lần nữa.
Mong rằng bạn sẽ nhận thức được tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của mụn viêm và chữa trị kịp thời!
Các phương pháp điều trị mụn nang
Một làn da đẹp sẽ luôn tươi sáng, rạng ngời và hoàn toàn láng mịn. Điều đó trở nên xa xỉ hơn với những ai đang gặp vấn đề về mụn nang, vì chúng khó chữa và có khả năng để lại sẹo rất cao. Để giải quyết triệt để, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau của Sahemul.
Sử dụng kem hoặc gel bôi ngoài da
Retinoid
Khi mới bắt đầu dùng retinol, da sẽ phản ứng nhẹ. Vì vậy, bạn chỉ nên bôi 3 ngày/lần trong 2 tuần đầu tiên, để làm quen với sản phẩm. Sau đó, bạn có thể tăng tần suất. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần. Công dụng của Retinol là ngăn ngừa các tế bào chết bít tắc lỗ chân lông, với cơ chế tăng cường tốc độ bong da chết và giảm thiểu tuyến dầu. Bên cạnh đó, Retinoid cũng có tác dụng chống sưng tấy, kháng khuẩn nên rất hữu hiệu trong việc trị mụn.
Có thể bạn quan tâm: Da mụn viêm nên dùng retinol hay tretinoin tốt hơn?
Benzoyl peroxide
Thuốc được dùng để chữa mụn từ mức độ nhẹ đến trung bình, sử dụng kết hợp với các biện pháp trị mụn khác. Khi bôi lên da, benzoyl peroxide giúp giảm số lượng vi khuẩn gây mụn và làm da khô tróc đi lớp sừng.
Acid azelaic
Có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Cụ thể:
- Acid azelaic giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào (làm mịn vùng da thô sần).
- Làm chậm quá trình sản xuất melanin (giảm tăng sắc tố và nám da).
- Ngăn ngừa sự lây lan của mụn, giảm mẩn đỏ và sưng tấy (làm dịu tình trạng viêm da như dày sừng nang lông, bệnh trứng cá đỏ).
Sử dụng thuốc kê đơn liều mạnh
Isotretinoin
Đối với những người bị mụn trứng cá dạng nang, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống isotretinoin. Loại thuốc này thường được biết đến với tên thương hiệu là Accutane. Thông thường bạn sẽ cần dùng Isotretinoin trong 15 – 20 tuần để thấy được hiệu quả.
Mặc dù vậy, isotretinoin có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và đôi khi kéo dài suốt đời, cũng như các dị tật bẩm sinh. Vì vậy, việc sử dụng isotretinoin để trị mụn nang cần được cân nhắc cẩn thận và phải có sự cho phép của bác sĩ.
Uống thuốc tránh thai hoặc spironolactone
Nếu mụn nang hình thành do sự mất cân bằng nội tiết, các bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc tránh thai hoặc spironolactone để điều hòa lượng nội tiết, giảm lượng hormone testosterone trong cơ thể. Tác động của các loại thuốc này giúp làm giảm lượng bã nhờn trên da, góp phần giảm sự sinh sôi và phát triển của khuẩn mụn.
Đọc thêm: Uống thuốc tránh thai trị mụn có hại không?
Tiêm cortisone
Cortisone thường được tiêm trực tiếp vào nang mụn. Cách làm này vừa giúp chữa lành vừa ngăn ngừa sẹo. Hiệu quả thường thấy được trong vòng 48-72 giờ sau khi tiêm. Mụn xẹp lại, mềm và giảm đau hơn. Tuy nhiên, chỉ nên được sử dụng trên một hoặc một vài u nang cùng một lúc.
Các liệu pháp y tế khác
Trong trường hợp thuốc bôi hoặc thuốc uống không thể làm thuyên giảm tình trạng mụn nang, bạn có thể được bác sĩ khuyên thực hiện các liệu pháp y tế khác bao gồm:
- Laser và liệu pháp quang động
- Lột da bằng hóa chất theo toa
- Chiết xuất mụn đầu đen và mụn đầu trắng
- Rạch và dẫn lưu để làm sạch nang mụn bên dưới da
Vệ sinh da bị mụn đúng cách
Đối với việc vệ sinh mụn nang, bạn có thể dùng sữa rửa mặt có thành phần từ thiên nhiên hay chứa acid, giúp cho da được thông thoáng, không bị bít lỗ chân lông.
- Không nên chà xát quá mạnh làn da mà chỉ massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn.
- Nếu đang bị mụn nang thì không nên dùng sữa rửa mặt có dạng hạt, nên chọn dạng bọt để không làm tổn thương đến da.
- Chườm ấm vùng da đã vệ sinh mụn nang để giúp làm giãn nở lỗ chân lông. Việc này giúp vi khuẩn thoát ra ngoài, giảm khả năng gây mụn. Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
- Chườm đá sau khi đã chườm ấm để giảm sưng đỏ, giảm đau và thu nhỏ kích thước nốt mụn nang bị sưng. Chườm lạnh trong khoảng 10 phút. Không nên làm quá lâu, tránh bị bỏng lạnh.
- Bôi kem trị mụn sau khi vệ sinh da.
Làm thế nào để phòng ngừa mụn nang hình thành trên da?
- Tránh kỳ cọ hay rửa mặt quá nhiều lần trong ngày, có thể gây kích ứng mụn viêm và làm cho nó trở nên tệ hơn. Tần suất lý tưởng nhất là 2 lần vào buổi sáng và tối. Đặc biệt vào buổi tối, bạn nhớ tẩy trang cho da nữa nhé.
- Tuyệt đối không bóp nặn mụn. Việc đó sẽ khiến chúng trở nặng, có nguy cơ để lại sẹo mụn và thâm mụn.
- Chọn các sản phẩm trang điểm được dán nhãn “không gây dị ứng” và “không chứa dầu”.
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày. Các loại thuốc trị mụn có thể khiến bạn nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, hãy chọn dùng kem chống nắng không chứa dầu để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Trong trường hợp bạn đã đã thực hiện các phương pháp điều trị mụn nang nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nốt mụn nang có những triệu chứng sưng đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Tại phòng khám, tùy theo tình trạng nốt mụn mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp cho bạn.
Bạn nhớ kiên trì và tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ; Thoa và uống thuốc đều đặn; Không tự ý sử dụng các loại thuốc uống, bôi không rõ nguồn gốc. Đồng thời đừng quên tái khám đều đặn, theo dõi phản hồi với bác sĩ về hiệu quả để nốt mụn nang sớm biến mất nhé.
Sahemul – Mụn không còn là vấn đề!
Mụn nang khá nguy hiểm nên cần được chữa trị đúng cách và kịp thời. Một trong những phương pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất chính là triệt tiêu nó ngay từ khi còn là nốt mụn trứng cá thể nhẹ. Hãy để kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul giúp bạn làm điều này nhé!
Sahemul là kem bôi trị mụn được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Với thành phần chính là Sepicontrol ™ A5 nhập khẩu từ Pháp kết hợp với BHA, Kojic Dipalmitate, AHA và nhiều dưỡng chất khác.
Nhờ sự kết hợp của 4 thành phần “vàng” qua công thức độc quyền Sahemul giúp:
- Làm khô cồi mụn, đẩy nhân mụn nhanh
- Làm mờ các vết thâm, sẹo do mụn trên da.
- Làm thoáng lỗ chân lông.
- Thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi da bị hư tổn do mụn, cho làn da mềm mại, khoẻ mạnh hơn
Với kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul, mụn viêm được cải thiện chỉ sau chưa đầy 1 tuần sử dụng;
Tìm hiểu ngay kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY
Nhanh tay đặt mua kem ngừa mụn, giảm thâm Sahemul TẠI ĐÂY
Để tìm mua Sahemul tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết bạn click TẠI ĐÂY
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn được tư vấn về cách chăm làn da mụn, liên hệ ngay với Sahemul qua hotline 1800 6225 hoặc kết nối zalo TẠI ĐÂY để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/103258
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2585707/
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/cystic-acne