Mới nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ hay không?
Đắp mặt nạ là cách làm dịu và phục hồi làn da mà nhiều chị em phái đẹp ưa thích. Vậy nhưng mới nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều nàng. Còn chờ gì mà không cùng Sahemul tìm hiểu thôi nào.
Mục lục
Mới nặn mụn xong có nên đắp mặt nạ không?
Nhu cầu lấy nhân mụn hiện nay trở nên phổ biến cho các cô nàng và cả các anh chàng yêu thích chăm sóc da, làm đẹp. Tuy nhiên, làn da lúc này phải chịu nhiều tổn thương nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Việc đắp mặt nạ không những không giúp da phục hồi mà còn khiến da dễ bị nổi mụn, viêm nhiễm hơn do vi khuẩn vẫn còn tồn đọng. Vậy nên cách tốt nhất để làn da nhanh chóng hồi phục chính là không đắp bất kỳ loại mặt nạ nào lên da ngay lập tức.
Nếu muốn đắp mặt nạ, bạn nên chờ khoảng 1 – 2 ngày sau khi nặn mụn. Các vết thương do nặn mụn để lại hầu như đã khô nên sẽ dễ dàng cho các dưỡng chất trong mặt nạ thẩm thấu trên da mà không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Từ đó, hiệu quả của các mặt nạ mới phát huy hết tác dụng của nó.
Đắp mặt nạ khi da đã phục hồi sẽ giúp da được cung cấp đủ dưỡng chất làm săn mịn da và cung cấp ẩm cho da. Từ đó, giúp da dịu lại sau những tác động vật lý của việc nặn mụn trên da. Bên cạnh đó, một số loại mặt nạ còn mang đến công dụng khác cho da như chống lão hóa sớm, dưỡng trắng, làm mờ thâm…
Sau khi nặn mụn nên đắp mặt nạ giấy hay mặt nạ thiên nhiên?
Tùy thuộc vào tình trạng da mà mỗi người sẽ có những lựa chọn phù hợp khác nhau. Mỗi loại mặt nạ đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Bạn có thể dựa vào đây để đưa ra lựa chọn thích hợp.
Mặt nạ giấy
Những hoạt chất trong mặt nạ giấy được kết hợp với nhau để hỗ trợ điều trị vấn đề về da theo một liều lượng phù hợp. Mặt nạ giấy được sử dụng phổ biến bởi vì tính tiện lợi và dễ sử dụng của nó. Ngoài ra, chúng cũng vô cùng dễ bảo quản và dễ mua.
Tuy nhiên, đối với những làn da nhạy cảm, mặt nạ giấy có thể gây nên kích ứng hoặc viêm nhiễm. Dù mặt nạ giấy được chiết xuất từ tự nhiên nhưng trong quá trình sản xuất sản phẩm vẫn chứa một số thành phần hóa học hỗn hợp. Đối với những làn da mụn nhẹ hoặc da ít nhạy cảm, mặt nạ giấy sẽ chiếm ưu thế hơn. Bởi chúng mang đến sự tiện lợi khi sử dụng, cũng có thể kết hợp với nhiều hoạt chất làm đẹp hơn.
Mặt nạ thiên nhiên
So với mặt nạ giấy, mặt nạ thiên nhiên có thành phần lành tính hơn. Bạn có thể tự tạo mặt nạ giấy bằng chính nguyên liệu có trong nhà bếp. Mặc dù vậy, bạn sẽ tốn một chút thời gian cho việc tạo hỗn hợp mặt nạ và thu dọn sau đó. Cũng lưu ý rằng, thời gian bảo quản của mặt nạ thiên nhiên ngắn, do đó mỗi lần sử dụng là một lần pha trộn mặt nạ mới.
Đối với làn da nhạy cảm, điển hình là da vừa nặn mụn thì mặt nạ thiên nhiên là một sự lựa chọn thích hợp. Các nốt mụn vừa mới nặn sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thành phần hóa học nào. Từ đó, làn da sẽ được phục hồi từ các dưỡng chất có trong mặt nạ thiên nhiên một cách hiệu quả.
Mới nặn mụn xong nên làm gì?
Nặn mụn lấy đi nhân mụn đồng nghĩa với việc tạo nên những lỗ hổng tầng thượng bì. Đây là nơi bụi bẩn dễ xâm nhập và tăng nguy cơ phát mụn trở lại. Do đó, cần có một chế độ chăm sóc da sau mụn để xóa bỏ triệt để những nốt mụn xấu xí. Sau đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc da sau khi nặn mụn mà bạn cần chú ý:
Vệ sinh vùng da sau khi nặn mụn
Làn da đang vô cùng nhạy cảm trong thời điểm này do đó chỉ nên làm sạch nhẹ nhàng. Ưu tiên rửa mặt bằng nước muối pha loãng, sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn.
Chườm đá lạnh để giảm sưng viêm
Sau khi nặn mụn, da thường ửng đỏ và sưng tấy. Việc chườm đá lạnh lên mặt sẽ làm các cơ co lại giúp giảm sưng viêm rất tốt. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bọc đá vào khăn sạch trước khi chườm lên mặt nhé.
Đảm bảo quy trình chăm sóc da khoa học
Hành trình lấy lại làn da bóng mịn sau khi nặn mụn sẽ không còn quá xa nếu bạn đều đặn skincare đủ các bước mỗi ngày. Bao gồm tẩy trang, rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, sử dụng sản phẩm chuyên dụng (kem trị mụn, trị thâm), thoa kem dưỡng, phục hồi da, dưỡng ẩm và chống nắng (ban ngày).
- Làm sạch da (tẩy trang và rửa mặt): Đánh bay bụi bẩn cho lỗ chân lông được sạch tranh bít tắc hình thành nhân mụn trở lại. Lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ có khuyến cáo dành riêng cho da mụn, da nhạy cảm.
- Sản phẩm chuyên dụng: Sản phẩm trị mụn nên chứa các thành phần salicylic axit, glycolic axit, sepicontrol, BHA,… để ngăn mụn tận gốc. Trong khi đó, sản phẩm ngừa thâm, phục hồi da nên chứa các thành phần như Vitamin C, B5, AHA để tái tạo da, làm trắng và cấp ẩm hiệu quả cho da.
- Bôi kem chống nắng mỗi khi ra đường để tránh tia UV làm hại da.
- Kết hợp đặt mặt nạ 1-2 lần/tuần để đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
Sử dụng kem trị mụn chuyên dụng Sahemul
Nặn mụn chỉ là phương pháp tạm thời. Để đánh bay mụn tận gốc mà da không bị ảnh hưởng, bạn nên sử dụng kem bôi trị mụn. Sahemul với công thức cải tiến từ những thành phần tối ưu, mang đến giải pháp trị mụn tận gốc, ngừa thâm sẹo hiệu quả.
- Sepicontrol ™ A5 kết hợp BHA – Công thức ngừa mụn tận gốc. Chỉ sau 2 – 3 ngày dùng Sahemul nốt mụn nhanh chóng se cồi, nhân mụn bị loại bỏ dễ dàng. Hơn thế, sản phẩm còn góp phần ngăn ngừa mụn mới hình thành và mụn cũ tái phát.
- Kojic Dipalmitate kết hợp AHA – Công thức giảm thâm hiệu quả. Sử dụng Sahemul đều đặn, chỉ sau 3 – 4 ngày, làn da bạn sẽ đều màu hơn. Hơn thế, sản phẩm còn giúp ngăn ngừa vết thâm mới hình thành.
- Kẽm, vitamin E, Niacine – Công thức phục hồi làn da. Với Sahemul, da của bạn không chỉ sạch mụn, đều màu mà còn được phục hồi sức sống. Giờ thì không còn lo thâm sẹo nữa rồi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Review – đánh giá của người dùng về Sahemul
Bảo vệ da khỏi sự ảnh hưởng của môi trường
Tia UV, khói bụi,… là các tác nhân làm hại da ngay cả khi da bình thường. Vậy nên đối với da sau khi nặn mụn, ngoài dùng kem chống nắng, bạn cũng nhớ che chắn da bằng mũ, nón, quần áo chống nắng,…
Có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Làn da là một biểu hiện của chế độ ăn uống hằng ngày. Các loại đồ ngọt, đồ chiên rán, đồ nếp, thức uống chứa cồn là kẻ thù không đội trời chung của da mụn. Vậy nên sau khi nặn mụn để có được làn da bạn nên có một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau xanh, hoa quả bổ sung vitamin và chất xơ cho cơ thể.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thực đơn trị thâm mụn khoa học – chi tiết từ A-Z
Các câu hỏi thường gặp khi nặn mụn
Nặn mụn có tốt không?
Theo nguyên tắc, bạn không nên nặn mụn, vì điều này làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Nếu nhân mụn không thể lấy ra được mà cố nặn sẽ khiến nó bị đẩy xuống sâu hơn. Hơn nữa, việc “tác động vật lý” lên da khi nặn mụn sẽ khiến các mô da bị tổn thương, dễ để lại thâm, sẹo. Vậy nên, nếu không phải trường hợp khẩn cấp hay bắt buộc thì tốt nhất bạn không nên nặn mụn.
Bị mụn viêm có nên nặn mụn?
Mụn viêm là loại mụn vô cùng nguy hiểm mà bạn không nên tự nặn. Đối với trường hợp này, bạn nên đến các bác sĩ da liễu để được thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ lấy nhân mụn bằng các công cụ chuyên dụng và kỹ thuật lành nghề. Từ đó mụn được xử lý hiệu quả mà không để lại những tổn thương cho da.
Nặn mụn bằng cây nặn mụn có được không?
Câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng cây nặn mụn đúng cách. Ngoài ra, cây nặn mụn tại nhà không được đảm bảo vô trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng da gây sẹo rỗ, thâm sau mụn. Vậy nên để không phải hối hận chị em nên đến các trung tâm da liễu hoặc các spa uy tín để được soi da tìm ra lý do lên mụn và có được liệu trình điều trị kịp thời.
☛ Có thể bạn quan tâm: Xông mặt xong có nên nặn mụn không?
Nặn mụn có để lại sẹo hay thâm mụn không?
Các loại mụn có thể để lại sẹo hoặc thâm sau khi nặn thường là mụn viêm, mụn bọc, mụn chưa khô cồi, mụn viêm thành mảng lớn. Đây là những tình trạng mụn khá nặng và cần được thăm khám kỹ càng của bác sĩ da liễu.
Nếu bạn nặn mụn không đúng cách thì việc để lại sẹo hay thâm là điều hiển nhiên. Các nốt mụn vô cùng khó chiều chuộng, do đó việc nặn mụn còn khiến mụn bị lan ra các vùng da khác khiến da tệ hơn.
☛ Tham khảo: Cách trị sẹo thâm mụn hiệu quả – từ mẹo tại nhà tới spa
Làm thế nào để nặn mụn không bị sẹo hay thâm?
Để có được kết quả sau khi nặn mỹ mãn bạn cần nằm lòng những lưu ý sau đây:
- Chọn lọc chính xác loại mụn được phép nặn: Đó là các dạng mụn đã khô cồi, không sưng, không viêm, không đau.
- Làm nở lỗ chân lông trước khi nặn mụn: Điều này sẽ giúp nhân mụn dễ dàng được lấy ra tránh việc sót nhân mụn trong nang lông.
- Khử trùng tay hoặc găng tay y tế cùng vùng da được nặn: Để ngăn ngừa viêm nhiễm do vi khuẩn từ tay xâm nhập vào nốt mụn ngay sau khi nặn xong. Nhờ đó da sẽ có được những chuyển biến tốt sau khi nặn.
- Thao tác nặn mụn: Cần dùng lực nặn dứt khoát để đẩy hết nhân mụn ra ngoài sau đó dùng tăm bông gạc nhẹ lấy nhân mụn ra khỏi da.
- Vệ sinh vùng da sau khi nặn mụn: Sau khi nặn xong, bạn có thể dùng nước muối pha loãng để vệ sinh da hoặc tốt hơn là bông tẩy trang chứa Sulfur 5% để khử khuẩn để kháng viêm cho da. Bạn có thể tham khảo qua bác sĩ để sử dụng thêm các loại mặt nạ làm dịu vết thương nếu muốn dùng để đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng nó vì nặn mụn quá nhiều sẽ gây nên tình trạng tổn thương da.
Trên đây là những thông tin hữu ích về chăm sóc da sau khi nặn mụn đúng cách và đúng lúc. Đặc biệt dành cho các bạn đang đau đầu về tình trạng mụn của bản thân thì bài viết hi vọng sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết về nặn mụn đúng cách. Chúc bạn sớm lấy lại cho mình một làn da sáng khỏe, bạn nhé!