Chăm sóc da mụn tuổi dậy - hướng dẫn chi tiết cho teenage
Khi bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố của cơ thể thay đổi là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể cải thiện làn da của mình bằng cách chăm sóc da mụn tuổi dậy thì khoa học, đúng chuẩn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng mình tìm hiểu nhé!
Mục lục
Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì có quan trọng không?
Thống kê cho thấy có đến 80% bạn trẻ bước vào tuổi dậy thì bị mụn trứng cá. Sở dĩ mụn trứng cá xuất hiện nhiều ở lứa tuổi này là do sự thay đổi hoạt động của hormon sinh dục gây tăng tiết bã nhờn. Từ đó, làm bít tắc lỗ chân lông và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn trứng cá P. acnes hoạt động. Mụn trứng cá có thể ở mức độ nặng (mụn nang, mụn bọc,…) đến nhẹ (mụn đầu trắng, mụn không viêm,…) tùy cơ địa từng người.
Mụn tuổi dậy thì nếu không được chăm sóc đúng cách thì không thể tự hết ngay được, thậm chí nó còn tiếp diễn trong nhiều năm ngay cả khi bạn đã bước qua tuổi dậy thì. Vì vậy, chăm sóc da mụn tuổi dậy thì đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó góp phần rút ngắn thời gian mụn “thống trị” trên da và ngăn ngừa mụn tái phát. Đặc biệt nó còn giúp hồi phục các tổn thương trên da sau mụn và hạn chế tối đa khả năng hình thành thâm mụn, sẹo mụn.
5 bước chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
Dưới đây là 5 bước chăm sóc da mụn tuổi dậy thì mà bạn không nên bỏ qua:
Làm sạch da
Làm sạch da hàng ngày là bước chăm sóc da cơ bản mà phái đẹp cần ghi nhớ. Hàng ngày, làn da của chúng ta phải tiếp xúc với một loạt các yếu tố nguy cơ hình thành nên mụn, ví dụ như bụi bẩn, dầu nhờn tiết ra từ lỗ chân lông, các chất gây hại cho da. Vì vậy, bạn cần làm sạch da hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, bã nhờn, từ đó mở đường cho các hoạt chất trong bước chăm sóc da tiếp theo có thể dễ dàng xâm nhập vào từng tế bào da.
➤ Tẩy trang
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần sữa rửa mặt đã đủ để làm sạch da. Nhưng đây là quan điểm chưa thực sự đúng đắn bởi vì sữa rửa mặt chỉ làm sạch phần nào chứ không thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu nhờn, kem chống nắng, cặn mĩ phẩm,… Do vậy, trong bước làm sạch bạn cần sử dụng kết hợp cả nước tẩy trang và sữa rửa mặt.
Những bạn đang bị mụn tuổi dậy thì nên chọn nước tẩy trang dịu nhẹ, không chứa cồn, dầu và hương liệu. Để nâng cao hiệu quả làm sạch da, bạn cần thực hiện tẩy trang 1 lần/ ngày vào mỗi buổi tối và đúng theo các bước sau:
- Đầu tiên, bạn đổ một lượng vừa đủ nước tẩy trang lên bông tẩy trang.
- Sau đó lau nhẹ nhàng lên toàn bộ khuôn mặt theo hướng từ dưới lên trên và từ trong ra ngoài.
- Nên dùng ít nhất 2 miếng bông tẩy trang và đừng quên rửa lại mặt bằng sữa rửa mặt.
➤ Rửa mặt
Làn da bị mụn rất nhạy cảm và dễ kích ứng nếu bạn sử dụng sữa rửa mặt không phù hợp. Bạn nên chọn loại dịu nhẹ dành riêng cho da mụn và có độ pH nằm trong khoảng 5 – 5,5 để đảm bảo làm sạch da nhưng vẫn giữ được độ ẩm cần thiết. Bên cạnh đó, các loại sữa rửa mặt không chứa hương liệu, không chất tạo màu, không chất bảo quản là sự lựa chọn tối ưu dành cho làn da của bạn.
Mỗi ngày, bạn nên rửa mặt 2 lần theo 4 bước sau để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và bã nhờn:
- Bước 1: Làm ướt mặt da bằng nước ấm.
- Bước 2: Tạo bọt sữa rửa mặt.
- Bước 3: Thoa đều sữa rửa mặt lên toàn bộ khuôn mặt, kết hợp massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 4: Rửa sạch mặt và lau khô.
Toner
Sau bước làm sạch da, bạn cần sử dụng toner để cân bằng độ pH và cấp ẩm cho làn da. Với những cô nàng đang bị mụn thì nên tránh xa các loại toner chứa cồn, hương liệu, dầu,… Thay vào đó, nàng nên chọn các loại toner có các thành phần kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ quá trình trị mụn, ví dụ như BHA, AHA, tinh chất trà xanh,…
Kem trị mụn
Sản phẩm đặc trị mụn là cứu tinh cho da mụn tuổi dậy thì. Nó góp phần giảm tình trạng sưng, viêm, thúc đẩy phục hồi tổn thương trên da và ngăn ngừa mụn tái phát. Bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm đặc trị chứa các thành phần như BHA, Benzoyl peroxide, Tretinoin, Adapalene, tinh dầu tràm trà,…
Mặt khác, hiện nay trên thị trường có nhiều dòng kem trị mụn chỉ có công dụng giải quyết tình trạng sưng, viêm tức thì mà không có khả năng đẩy và tiêu sạch nhân mụn. Do đó, mụn vẫn thường xuyên quay trở lại và lâu dần gây ra tình trạng mụn chai cứng. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn sản phẩm đặc trị mụn có khả năng đẩy nhân mụn để giải quyết triệt để tình trạng mụn tái phát nhiều lần.
Một sản phẩm đang được cộng đồng làm đẹp đánh giá cao về khả năng tiêu sạch nhân mụn đó là Kem ngừa mụn Sahemul. Sahemul sở hữu bảng thành thần bao gồm nhiều hoạt chất đình đám trong điều trị mụn và thâm mụn có thể kể đến là Sepicontrol A5, AHA, BHA, Kojic Dilpalmitate.
Sepicontrol A5: Được tạo thành từ bộ 3 hoạt chất Capryloyl Glycine, Sarcosine và Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất từ vỏ quế quan) có tác dụng vượt trội vừa diệt khuẩn, chống viêm, vừa ức chế và tăng tổng hợp bài tiết bã nhờn trên da. Mức độ hiệu quả của hoạt chất này đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng. Kết quả cho thấy số lượng nhân mụn giảm tới 78% và lượng dầu thừa trên da giảm 20%.
BHA: Với các tín đồ làm đẹp thì BHA là thành phần không còn quá xa lạ. BHA là một loại tẩy tế bào chết hóa học có thể len lỏi vào từng tế bào lỗ chân lông và cuốn theo bụi bẩn, dầu thừa còn sót lại ra ngoài. Không những thế, BHA còn có đặc tính chống viêm giúp mụn se cồi nhanh chóng. Một ưu điểm của BHA mà ít thành phần nào có được đó là khả năng đẩy nhân mụn, tiêu sạch nhân mụn, đẩy lùi nguy cơ mụn tái phát và chai cứng.
Kojic Dipalmitate: Là dẫn xuất este có độ ổn định cao của Kojic acid, có công dụng ức chế enzym tyrosinase – enzym tham gia vào quá trình tổng hợp sắc tố Melanin. Nhờ đó, thành phần này có khả năng làm mờ các vết thâm mụn hiệu quả. Hiệu quả làm mờ thâm mụn của Kojic Dipalmitate càng rõ nét khi kết hợp với AHA.
AHA: Tương tự BHA, AHA cũng là một loại tẩy tế bào chết hóa học. Tuy nhiên, AHA hoạt động chủ yếu trên bề mặt da, giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào sừng và các vùng da xỉn màu, trả lại làn da mịn màng, trắng sáng.
Chưa dừng lại ở đó, Sahemul còn chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ quá trình trị mụn, mờ thâm đó là Niacinamide, vitamin E, ZinC gluconate,…
Sahemul giúp ngừa mụn, giảm thâm chỉ với 3 bước đơn giản sau:
- Vệ sinh tay và da mặt sạch sẽ.
- Chấm/ Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng da cần điều trị, thoa trong khoảng 5 – 10s.
- Ngày sử dụng 2 – 3 lần và kiên trì sử dụng trong 4 – 8 tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.
Tham khảo đầy đủ: 10 tuýp kem trị mụn dậy thì cho nữ hiệu quả
Dưỡng ẩm
Da bị tổn thương có lớp bảo vệ yếu hơn bình thường và dễ để lại các vết thâm, sẹo mụn. Do đó, sử dụng kem dưỡng ẩm để khôi phục lại hàng rào bảo vệ da là biện pháp hữu hiệu giúp giảm thiểu tình trạng hư tổn do mụn gây ra.
Ở lứa tuổi dậy thì, bạn nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có chức năng cấp ẩm, phục hồi da mà không cần chú trọng quá nhiều vào công dụng trị nám, tàn nhang hay ngăn ngừa lão hóa.
Bạn nên chọn kem dưỡng ẩm có kết cấu lỏng, nhẹ, dễ thấm, ưu tiên các loại kem dưỡng ẩm ở dạng gel, lotion, sữa và tránh xa các loại kem dưỡng ẩm dạng cream gây bết dính. Một số thành phần giúp cấp ẩm, hồi phục da mà bạn nên lựa chọn đó là Glycerin, Hyaluronic acid, Kẽm oxyd, Panthenol (vitamin B5), Niacinamide,…
Bạn nên sử dung kem dưỡng ẩm 2 lần/ ngày. Trong chu trình chăm sóc da vào buổi sáng, bạn có thể chọn kem dưỡng ẩm có khả năng chống nắng để tiết kiệm thời gian cũng như tối giản các bước chăm sóc da.
Kem chống nắng
Kem chống nắng được coi là vật bất ly thân đối với cô nàng bị mụn tuổi dậy thì. Kem chống nắng bao gồm 2 loại là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
- Kem chống nắng vật lý: Hoạt động tương tự như lớp áo giáp bảo vệ da khỏi sự tấn công của các yếu tố môi trường như khói bụi, tia bức xạ từ mặt trời, các gốc tự do,…
- Kem chống nắng hóa học: Chứa các thành phần hữu cơ, hoạt động bằng cách hấp thu và chuyển hóa tia UV thành bức xạ thấp, tránh gây hại cho da.
Bạn có thể chọn một trong hai loại kem chống nắng trên tùy điều kiện kinh tế và độ phù hợp với làn da của mình. Bạn nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài ít nhất là 20 phút và thoa lại sau 3 tiếng, ngay cả khi trời râm mát. Bên cạnh việc thoa kem chống nắng, bạn nên sử dụng kết hợp với các vật dụng che chắn khác như mũ, ô, áo chống nắng, kính râm,…
Những sai lầm khi chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
☛ Rửa mặt không đúng cách: Rửa mặt đúng cách với tần suất hợp lý là điều cần thiết khi chăm sóc da mụn tuổi dậy thì. Nhưng nếu rửa mặt quá nhiều lần trong ngày có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên bề mặt da, khiến da tiết nhiều dầu hơn, từ đó gây tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn tiến triển nặng hơn.
☛ Dùng tay nặn mụn: Nhiều bạn có thói quen “chiến đấu” với mụn bằng tay chưa được vệ sinh sạch sẽ. Điều này vô tình đẩy các bụi bẩn và bã nhờn trên bề mặt da vào sâu bên trong, khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn và gia tăng nguy cơ bị thâm, sẹo sau mụn.
☛ Tâm lý nôn nóng: Bất kỳ sản phẩm trị mụn nào cũng cần một khoảng thời gian để phát huy công dụng của mình. Vì vậy, bạn đừng quá nôn nóng mà hãy kiên trì sử dụng, ít nhất là từ 4 – 8 tuần rồi đánh giá hiệu quả điều trị mụn của sản phẩm.
☛ Ngừng chăm sóc da ngay khi mụn vừa khỏi: Một số bạn ngừng chăm sóc da ngay lập tức khi mụn vừa mới hết. Nhưng, mụn vẫn có thể tái phát nếu bạn không tiếp tục chu trình chăm sóc da. Do đó, bạn cần duy trì chế độ chăm sóc da hàng ngày, ngay cả khi tình trạng mụn đã cải thiện.
☛ Sử dụng nhiều sản phẩm trị mụn cùng một lúc: Sử dụng nhiều sản phẩm trị mụn cùng lúc tưởng chừng có thể làm tăng hiệu quả trị mụn. Nhưng đây lại là quan điểm vô cùng sai lầm. Sử dụng nhiều sản phẩm trị mụn cùng lúc không những không rút ngắn thời gian điều trị mà còn làm gia tăng các tác dụng phụ có thể gặp phải như khô da, bong tróc, kích ứng, đỏ da,…
☛ Chu trình skincare quá nhiều bước: Chu trình skincare quá nhiều bước khiến làn da bị quá tải, không thể hấp thu hết các dưỡng chất. Trong khi đó, dưỡng chất còn sót lại trên bề mặt da là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn trứng cá sinh sôi và phát triển. Vì vậy, bạn nên lựa chọn một chu trình chăm sóc phù hợp với làn da của mình và tối giản nhất có thể.
☛ Trì hoãn đi khám bác sĩ da liễu: Công việc, học tập bận rộn và tâm lý e ngại khiến nhiều bạn trì hoãn việc đi khám bác sĩ da liễu. Tuy nhiên, trong trường hợp chăm sóc da mụn theo đúng các bước trên mà tình trạng mụn không có dấu hiệu cải thiện thì bạn đi khám bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khi chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
Bên cạnh các bước chăm sóc da hàng ngày, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế uống rượu, bia, cà phê,…
- Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày.
- Tránh xa đồ ăn chiên xào, thay vào đó nên chọn món luộc, hấp,…
- Ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.
- Giữ da đầu sạch sẽ, thay vỏ gối, ga giường hàng tuần.
- Không dùng các vật dụng che mụn như miếng dán mụn,…
- Hạn chế trang điểm và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa dầu.
Trên đây là các bước chăm sóc da mụn tuổi dậy thì và một số lưu ý trong quá trình skincare tại nhà. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn mịn màng, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.aad.org/public/diseases/acne/skin-care/tips
- https://kidshealth.org/en/teens/acne.html
- https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/skin-types-care#home-test