Điểm mặt 7 loại mụn ở tuổi dậy thì mà bạn cần biết 

Mụn trứng cá luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bạn trẻ khi bước vào tuổi dậy thì. Vậy mụn tuổi dậy thì bao gồm những loại nào? Nếu bạn vẫn chưa tìm được câu trả lời thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Trong bài viết này, Sahemul sẽ gửi đến bạn top 7 loại mụn trứng cá thường gặp ở tuổi dậy thì mà bạn nên biết.

Điểm mặt 7 loại mụn ở tuổi dậy thì mà bạn cần biết  1

Tổng hợp các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là loại mụn li ti nằm ẩn dưới da. Nó được hình thành khi các tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn, dầu thừa bị tích tụ dưới da làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn đầu trắng là mụn không viêm, khi vi khuẩn P. acnes xâm nhập và sinh sôi mụn đầu trắng có thể chuyển thành các dạng mụn viêm khác như mụn bọc, mụn mủ…..

Mụn đầu trắng xảy ra ở nhiều độ tuổi, trong đó thường gặp ở tuổi dậy thì. Đây là loại mụn khó trị dứt điểm nếu như bạn không chú ý đến chế độ chăm sóc da hàng ngày. Để ngăn ngừa mụn đầu trắng tái phát bạn cần chú trọng trong bước làm sạch da, dưỡng ẩm đầy đủ và đừng quên thoa kem chống nắng hàng ngày ngay cả khi không ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bỏ những thói quen xấu như thức khuya, hút thuốc lá, không gội đầu thường xuyên, lạm dụng trang điểm, không thay vỏ gối hàng tuần,…

Mụn đầu trắng 1
Hình ảnh mụn đầu trắng

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là những mụn nhỏ, li ti, có đầu đen sẫm. “Thủ phạm” gây ra tình trạng này là bụi bẩn, bã nhờn, dầu thừa và tế bào chết làm bít tắc lỗ chân lông. Khi đó, lượng dầu mà cơ thể bài tiết ra không thể thoát khỏi bề mặt da và gây nên mụn.

Khác với mụn đầu trắng, mụn đầu đen có đầu đen sẫm do đầu mụn tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa. Đây là loại mụn nhẹ, không viêm. Vì vậy, bạn không thể tìm thấy các biểu hiện sưng tấy, đỏ, đau, nóng rát như những loại mụn viêm khác. Mặt khác, bạn thường không cảm nhận thấy sự tồn tại của mụn đầu đen mà chỉ nhận biết được khi nhìn qua gương.

Mụn thường xuất hiện ở mũi, trán, cằm, có khi ở hai bên má, đặc biệt là những vùng có lỗ chân lông to. Nó thường “tấn công” làn da dầu hơn so với những làn da khác như da khô, da hỗn hợp,…

Mụn đầu đen tồn tại trên bề mặt da nên phương pháp điều trị bằng nặn mụn cho hiệu quả khá rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện nặn mụn tại bệnh viện hoặc cơ sở thẩm mỹ có uy tín để đảm bảo điều kiện về vệ sinh. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem trị mụn chứa những thành phần đẩy nhân mụn như AHA, BHA, Retinoids hoặc chiếu laser, peel da,…

Mụn đầu đen 1
Hình ảnh mụn đầu đen

Mụn viêm đỏ

Mụn viêm đỏ là mụn ở mức độ nặng và khá cứng đầu trong gia đình nhà mụn. Nó thường xuất hiện khi mụn đầu trắng và mụn đầu đen không được chăm sóc và điều trị đúng cách gây ra tình trạng nhiễm trùng. Mụn viêm đỏ có những biểu hiện đặc trưng như sưng tấy, đau nhức khó chịu. Ban đầu, mụn chỉ là những cục sần nhỏ sau đó phát triển nặng hơn và trở nên sưng đỏ.

Mụn viêm đỏ nằm sâu dưới da và thường xuất hiện ở cằm, trán và hai bên má. Loại mụn này nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển thành mụn bọc, mụn nang.

☛ Tìm hiểu thêm: Mụn viêm có tự hết không?

Mụn mủ

Mụn mủ là loại mụn đỏ, sưng tấy, có đầu trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ màu trắng hoặc vàng. Vùng da xung quanh mụn có thể đỏ và viêm, khi chạm vào có thể gây đau. Nó được hình thành khi bức tường tại lỗ chân lông bị phá hủy dẫn đến vi khuẩn P. acnes xâm nhập và tấn công tạo thành vết đỏ, viêm, sưng trên da. Sau đó, các tế bào bạch cầu di chuyển đến các nốt mụn để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Những tế bào bạch cầu này tạo thành dịch mủ mà bạn có thể nhìn thấy bên trong nhân mụn.

Mụn mủ có kích thước từ nhỏ đến lớn và thường gặp ở lứa tuổi dậy thì – do nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi. Ngoài ra, nó xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể như vai, ngực, mặt, cổ, chân tóc, trán…

Phương pháp điều trị loại mụn này chủ yếu là sử dụng kem trị mụn bao gồm cả loại kem trị mụn kê đơn và kem trị mụn không kê đơn. Ngoài ra, một số biện pháp can thiệp khác cũng được sử dụng, ví dụ như chiếu ánh sáng xanh, chiếu ánh sáng đỏ, chiếu laser,…

Bạn nên đi khám bác sĩ sớm trong trường hợp mụn mủ bùng phát một cách đột ngột hoặc mọc thành từng mảng trên các bộ phận khác của cơ thể bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến hiện tượng mụn mủ chảy dịch và gây ra nhiều đau đớn.

☛ Xem thêm: Tìm hiểu A-Z về mụn mủ và cách loại bỏ

Mụn mủ 1
Hình ảnh mụn mủ

Mụn bọc

Mụn bọc là kết quả của trình viêm nhiễm do vi khuẩn P. acnes tồn tại ở nang lông. Bình thường, vi khuẩn này không gây hại cho da. Nhưng nếu có điều kiện thuận lợi, vi khuẩn này sẽ xâm nhập sâu vào nang lông và gây nên mụn.

Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên mụn bọc ở tuổi dậy thì là do sự tăng sinh hormone androgen, từ đó làm tăng bài tiết bã nhờn quá mức gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi nang lông bị bít tắc là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes xâm nhập và tăng sinh mạnh mẽ. Kết hợp với phản ứng viêm trong cơ thể làm xuất hiện mụn bọc với những biểu hiện đặc trưng sưng tấy, đỏ, đau. Bên cạnh đó, những yếu tố như môi trường ô nhiễm, di truyền, làm sạch da chưa đúng cách, sờ tay lên da mặt, tâm lý căng thẳng,… cũng làm gia tăng nguy cơ hình thành mụn bọc ở tuổi dậy thì.

Mụn bọc có kích thước khá lớn so với mụn đầu trắng hoặc mụn mủ và tình trạng viêm nhiễm cũng nặng nề hơn. Phía trên bề mặt da mụn bọc sưng to, vùng da xung quanh mụn bị cứng. Bên dưới làn da, nốt mụn thường là nang lớn có chứa dịch vàng hoặc trắng.

Tùy vào cơ địa cũng như chế độ chăm sóc mà mụn bọc có thể tiến triển thành mụn bọc không nhân, mụn bọc sưng không đầu, mụn bọc trắng, mụn bọc máu, mụn bọc bị chai. Mụn bọc nếu không được điều trị sớm cũng rất dễ để lại sẹo lỗi hoặc sẹo lõm trên da.

Mụn bọc 1
Mụn bọc là 1 trong 5 loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì

Mụn ẩn

Mụn ẩn là loại mụn có nhân mụn ẩn sâu trong nang lông. Bằng mắt thường rất khó có thể nhận biết được mụn ẩn mà chỉ khi chạm tay vào mới có thể cảm nhận được rõ ràng. Sở dĩ, mụn ẩn khó phát hiện là do mụn ẩn không gây ra phản ứng viêm nên không có những biểu hiện như sưng, viêm hay đau nhức.

Một số nguyên nhân gây ra mụn ẩn trên da có thể kể đến là làm sạch da không đúng cách, thành phần của mỹ phẩm, chế độ ăn uống không khoa học, việc học tập áp lực, tâm lý căng thẳng, môi trường ô nhiễm,… Bạn có thể điều trị mụn ẩn tại nhà bằng cách đắp mặt nạ từ nguyên liệu thiên nhiên, xông hơi, sử dụng sản phẩm đặc trị mụn ẩn,….

☛ Đọc thêm: 7 nguyên nhân khiến mụn ẩn chuyển thành mụn viêm

Mụn nang

Một trong những anh em nhà mụn không thể không nhắc đến là mụn nang. Mụn nang được đánh giá là loại mụn nghiêm trọng nhất trong số các loại mụn kể trên.

Mụn nang được hình thành bởi các nốt mụn sần dưới da. Khi nốt sần dưới bề mặt da bị kích thích bởi các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như yếu tố bên trong cơ thể thì sẽ xuất hiện phản ứng viêm. Đây chính là lúc mụn nang hình thành. Những nốt sần này có xu hướng hấp thu dầu trên bề mặt da, dần dần phồng lên và phát triển. Mụn nang có đặc điểm đặc trưng là u nang lớn chứa đầy dịch mủ, màu đỏ, mềm hoặc đau khi chạm vào. Quan sát bên ngoài có thể thấy những u nang tạo thành những ổ ngóc ngách tương tự đường đi của con lươn. Chính vì thế, mụn nang còn được gọi với cái tên là mụn mạch lươn.

Do mức độ nghiêm trọng của mụn nang nên phương pháp điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên gần như không mang lại hiệu quả. Trong trường hợp này, bác sĩ da liễu thường chỉ định bạn sử dụng kem trị mụn không kê đơn hoặc kê đơn, thuốc kháng sinh, Isotretinoin, thuốc điều chỉnh nội tiết tố của cơ thể hoặc các biện pháp can thiệp khác như chiếu tia laser, chiếu ánh sáng sinh học, rạch, tháo dịch,…

Mụn nang cũng rất dễ để lại sẹo trên da sau khi quá trình viêm kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên giữ nguyên nốt mụn nang trên da và không tác động lực hay nặn mụn. Vì dùng lực tác động lên mụn không những làm tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ mà còn làm mụn vỡ ra và lây lan sang vùng da lành khác.

Mụn nang 1
4 yếu tố chính hình thành nên mụn nang

Xem thêm: Các phương pháp điều trị mụn nang

Nguyên tắc khi điều trị mụn tuổi dậy thì

Dưới đây là một số nguyên tắc trong khi điều trị mụn tuổi dậy thì mà bạn nên biết:

☛ Mỗi loại mụn có những đặc điểm, hình thái riêng: Đối với mỗi loại mụn sẽ có những hình thái, kích cỡ và đặc điểm riêng biệt. Chính vì vậy, phương pháp điều trị không được áp dụng chung cho tất cả 5 loại mụn. Việc bạn cần làm là xác định chính xác loại mụn mình đang gặp phải để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp.

Làm sạch da hàng ngày: Đây là nguyên tắc bạn cần thuộc lòng trong quá trình điều trị mụn tuổi dậy thì. Làm sạch da hàng ngày giúp bạn loại bỏ một cách tối đa bụi bẩn, dầu thừa, bã nhờn bám trên bề mặt da sau một ngày dài học tập và làm việc. Từ đó, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn hình thành.

☛ Không được tự ý nặn mụn: Nặn mụn là quá trình tác động một lực bên ngoài để đẩy và lấy nhân mụn ra. Nếu nặn mụn trong điều kiện đảm bảo vệ sinh thì đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp rút ngắn thời gian mụn tồn tại trên da. Nhưng nếu nặn mụn không đảm bảo điều kiện vô trùng thì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn cũng như tăng nguy cơ hình thành vết thâm, sẹo mụn.

Thêm vào đó, việc nặn mụn không đúng kỹ thuật và chuyên môn cũng không đảm bảo được việc sẽ lấy được toàn bộ nhân mụn. Đặc biệt, nhiều bạn còn có quan điểm sai lầm là “dùng lực mạnh thì nhân mụn mới được lấy ra triệt để”. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nếu sử dụng lực quá mạnh để nặn mụn sẽ gây tổn thương da và phá hủy tế bào và cấu trúc bình thường của da.

☛ Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị: Nghiên cứu cho thầy đồ ngọt, đồ chiên rán, đồ uống có cồn,… có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành mụn trứng cá. Do đó, bạn nên cân nhắc loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn hàng ngày của mình, vì biết đâu chúng lại chính là nguyên nhân khiến mụn xuất hiện.

☛ Điều trị càng sớm càng tốt: Bạn nên xây dựng chế độ chăm sóc da cũng như phương pháp điều trị mụn sớm nhất có thể để hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo rỗ trên da.

☛ Kiên trì: Quá trình trị mụn là quá trình dài hạn không phải ngày một ngày hai. Vì vậy, bạn nên kiên trì, không nên nôn nóng áp dụng các biện pháp điều trị không an toàn hoặc nghe lời mách bảo của người khác.

Kem ngừa mụn Sahemul – Xóa tan nỗi lo bị mụn tuổi dậy thì

Kem ngừa mụn Sahemul là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình trị mụn tuổi dậy thì. Đây là một trong số ít sản phẩm ngừa mụn trên thị trường đã được kiểm duyệt và cấp phép bởi Bộ y tế. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn gốc cũng như chất lượng sản phẩm.

Kem ngừa mụn Sahemul - Xóa tan nỗi lo bị mụn tuổi dậy thì 1
Sahemul – Bí kíp giúp loại bỏ mụn tuổi dậy thì nhanh chóng, hiệu quả

Sahemul sở hữu 2 bộ đôi vàng trong điều trị mụn và thâm mụn. Đó là:

Bộ đôi Sepicontrol A5 và BHA: Sepicotrol A5 tác động vào 4 yếu tố chính gây nên mụn đó là bài tiết dầu bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, quá trình sừng hóa đồng thời còn có tính kháng viêm hiệu quả. Nhờ đó, giúp giảm nhanh tình trạng mụn sưng viêm, đau nhức ngay tức thì và ngăn ngừa mụn cũ tái phát sau 2 – 3 ngày sử dụng.

Trong khi đó, BHA có khả năng tan trong dầu nên dễ dàng thâm nhập sâu vào lỗ chân lông để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết còn tồn đọng trong lỗ chân lông, nhờ đó ngăn ngừa hình thành mụn. Đây là thành phần hiếm hoi giúp đẩy nhân mụn, tiêu sạch nhân mụn và ngăn ngừa khả năng mụn bị chai cứng. Hơn nữa, BHA còn có khả năng kháng viêm, giúp se cồi mụn nhanh chóng và là thành phần hỗ trợ đắc lực trong quá trình giảm tình trạng sưng viêm của Sepicotrol A5.

Bộ đôi Kojic acid và AHA: Cho đến nay, Kojic acid đã góp mặt trong rất nhiều sản phẩm trị thâm mụn và làm sáng da do mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng rất ít tác dụng phụ. Thành phần này làm mờ các vết thâm mụn bằng cách ức chế enzym tham gia vào quá trình tổng hợp hắc sắc tố Melanin đó là enzym tyrosinase.

Trong khi đó, AHA được coi là “cây chổi” giúp quét sạch bụi bẩn, bã nhờn bám trên bề mặt da, làm thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn hình thành. Bên cạnh đó, AHA còn giúp loại bỏ các tế bào già cỗi và lớp sừng khô ráp, sẫm màu trên da. Nhờ đó, các vùng da xỉn màu, tối màu được loại bỏ và làn da trở nên trắng sáng tức thì.

Ngoài ra, Sahemul còn chứa nhiều thành phần khác giúp hỗ trợ quá trình điều trị mụn như ZinC gluconat, vitamin E, Niacinamide,…

Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành khoảng 5 – 10 phút là đã sở hữu ngay bí kíp loại bỏ mụn mủ ở trán chỉ với 3 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Vệ sinh tay và da mặt sạch sẽ.
  • Bước 2: Chấm/ Bôi lượng kem vừa đủ lên vùng da cần điều trị, thoa trong khoảng 5 – 10s.
  • Bước 3: Ngày sử dụng 2 – 3 lần và kiên trì sử dụng trong 4 – 8 tuần để đạt hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về 5 loại mụn trứng cá thường gặp trong độ tuổi dậy thì mà Sahemul muốn gửi đến bạn. Mong rằng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn xác định chính xác loại mụn mình đang gặp phải để có hướng điều trị đúng đắn. Chúc bạn thành công trong cuộc chiến với mụn và sớm sở hữu làn da rạng ngời, căng tràn sức sống.

Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn gọi tới tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.
Để đặt mua kem ngừa mụn Sahemul (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.verywellhealth.com/difference-between-a-pimple-and-a-blackhead-15973
  • https://www.healthline.com/health/pustules#emergency-symptoms
  • https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/cystic-acne#acne-scars

Cập nhật lúc: 27/02/2024
*ƯU ĐÃI* nhân dịp sinh nhật 12 tuổi: Tích đủ 12 điểm tặng ngay 1 hộp trà Đông trùng hạ thảo hoặc 1 hộp Đông trùng hạ thảo 20 viên trị giá 600.000đ. (Áp dụng song song với chương trình tích đủ 6 điểm tặng 1 hộp 20 viên). Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1506

Bài viêt liên quan

Xem thêm »

Có thể bạn quan tâm

Loading...