AHA khác gì BHA? Thành phần nào phù hợp với bạn?
AHA và BHA đều là những cái tên đình đám trong cộng đồng skincare trong thời gian gần đây. Vậy AHA khác gì BHA? Thành phần nào mới thực sự phù hợp với làn da của bạn? Lưu ý gì khi sử dụng 2 thành phần này? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Sahemul giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
AHA là gì?
AHA hay còn gọi là Alpha Hydroxy Acid, là một loại tẩy tế bào chết hóa học nhưng lại có nguồn gốc từ thiên nhiên và tồn tại dưới nhiều dẫn xuất khác nhau, có thể kể đến là:
- Glycolic acid: có trong cây mía đường.
- Mandelic acid: trong hạnh nhân đắng.
- Lactic acid: trong sữa, đường.
- Malic acid: trong quả lê, táo.
- Tartaric acid: trong nho.
Trong đó, Glycolic acid, Lactic acid, Mandelic acid là 3 dẫn xuất được sử dụng phổ biến.
BHA là gì?
BHA còn được gọi là Beta Hydroxy Acid, là acid hữu cơ được chiết xuất từ vỏ cây liễu trắng hoặc tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Khác với AHA, BHA có khả năng tan trong dầu, ít tan trong nước nên có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu từng lỗ chân lông và loại bỏ dầu thừa. BHA có thể tồn tại trong sữa rửa mặt, toner, serum,… với nồng độ từ 0,5% – 2%.
Sự khác nhau giữa AHA và BHA
Cơ chế hoạt động
➤ AHA
Do chỉ tan trong nước, ít tan trong dầu nên AHA hoạt động tốt trên bề mặt da và lấy đi bụi bẩn, bã nhờn. AHA có khả năng phá vỡ cấu trúc, liên kết giữa các tế bào sừng, từ đó dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da. Các tế bào chết được loại bỏ sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới giúp da trở nên khỏe mạnh và đều màu hơn.
➤ BHA
Nhờ khả năng tan trong dầu, BHA có thể dễ dàng vượt qua hàng rào lipid bảo vệ da và xâm nhập vào từng lỗ chân lông, cuốn theo dầu thừa, cặn mỹ phẩm và bụi bẩn còn sót lại. Thành phần này hoạt động tích cực ở trong các lỗ chân lông nên hiệu quả tẩy tế bào chết trên bề mặt da kém hơn so với AHA.
Công dụng
Mặc dù hoạt động với 2 cơ chế riêng biệt nhưng AHA và BHA đều là tẩy tế bào chết hóa học. Chúng giúp loại bỏ tế bào già cỗi, vùng da xỉn màu, dầu thừa và bã nhờn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng, từ đó ngăn ngừa hình thành mụn. Bên cạnh đó, nó còn giúp các thành phần chăm sóc da khác thẩm thấu tốt hơn và phát huy được tối đa hiệu quả chăm sóc da.
Song, AHA và BHA vẫn còn nhiều công dụng riêng biệt. Cụ thể:
➤ AHA
Chống lão hóa: Đây là một trong những công dụng nổi tiếng của AHA. Nó có khả năng kích thích tổng hợp Collagen đồng thời nâng cao chất lượng của sợi Elastin và Collagen dưới da. Điều này đã được kiểm chứng qua một nghiên cứu được công bố vào năm 2015. Nghiên cứu được thực hiện trên 10 tình nguyện viên và kết quả cho thấy 9/10 tình nguyện viên sử dụng AHA trong 3 tuần đã có những cải thiện đáng kể về kết cấu da tổng thể [1].
Làm sáng da, mờ thâm: Nhờ khả năng loại bỏ tế bào chết trên bề mặt, AHA giúp loại bỏ các vùng da tối màu, cải thiện sắc tố da và làm mờ đáng kể những vết thâm sau mụn.
Kháng viêm, kháng khuẩn: Một số dẫn xuất của AHA, điển hình là Glycolic acid, Mandelic acid, Lactic acid có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nên được sử dụng nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ trị mụn. Bên cạnh đó, AHA còn giúp giữ ẩm, hạn chế tiết dầu thừa trên da và ngăn ngừa tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc.
➤ BHA
Bên cạnh tác dụng tẩy tế bào chết vượt trội, BHA còn được mọi người biết đến với khả năng đẩy nhân mụn và hỗ trợ điều trị mụn. BHA có đặc tính kháng viêm giúp se cồi mụn nhanh chóng đồng thời đẩy nhân mụn lên bề mặt da, từ đó ngăn ngừa khả năng mụn bị chai cứng và tái phát nhiều lần.
Nghiên cứu được thực hiện trên 20 người sử dụng BHA ở nồng độ 1,5% với tần suất 2 lần/ngày và kéo dài trong 4 tuần. Kết quả là: [2]
- 95% trong số đó có tình trạng mụn được cải thiện.
- 20% khỏi hoàn toàn.
- 30% cải thiện đáng kể.
- 15% cải thiện trung bình.
Nồng độ
AHA, BHA ở từng nồng độ khác nhau sẽ phù hợp với từng loại da khác nhau:
➤ AHA
Nồng độ từ 2% – 5%: Loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, làm thông thoáng lỗ chân lông, từ đó cải thiện tình trạng da không đều màu, da sần sùi, da bong tróc,…
Nồng độ từ 5 – 10%: Cải thiện những vấn đề liên quan đến lão hóa và tăng sắc tố da như nếp nhăn, vết thâm mụn, tàn nhang,… đồng thời duy trì làn da khỏe mạnh và săn chắc.
Nồng độ từ 10% trở lên: Thường sử dụng trong peel da tại các cơ sở thẩm mỹ hoặc phòng khám da liễu. Với nồng độ AHA từ 10% trở lên, bạn không được tự ý sử dụng tại nhà mà cần có sự hướng dẫn và giám sát của người có chuyên môn hoặc bác sĩ da liễu.
➤ BHA
Nồng độ từ 0,5% – 1%: Phù hợp với những cô nàng lần đầu sử dụng BHA hoặc sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng. Ở nồng độ này, BHA phát huy tốt công dụng tẩy tế bào chết, dầu thừa và làm sạch lỗ chân lông.
Nồng độ 2%: Khuyến khích sử dụng cho những bạn đang gặp tình trạng mụn ẩn, mụn viêm ở mức độ nhẹ hoặc lỗ chân lông to, da tiết nhiều dầu. Ngoài ra, ở nồng độ 2% bạn có thể cân nhắc lựa chọn những sản BHA có nền cồn để phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Nồng độ 4%: Thích hợp với những cô nàng đã làm quen với BHA ở nồng độ thấp và muốn tăng hiệu quả điều trị các vấn đề về da.
Nên sử dụng AHA hay BHA?
Mỗi làn da đều có những đặc điểm riêng biệt và thật sự rất khó để khẳng định AHA hay BHA phù hợp với làn da nào. Do đó, bạn nên lắng nghe làn da của mình để lựa chọn và sử dụng 2 thành phần này một cách hợp lý. Bạn có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp cả 2 thành phần này để gia tăng khả năng làm sạch và chăm sóc da.
Thứ tự sử dụng AHA/BHA là: tẩy trang, rửa mặt, toner cấp ẩm, toner chứa AHA/BHA, serum, kem dưỡng ẩm. Bạn có thoa trực tiếp toner AHA/BHA lên da hoặc sử dụng qua bông tẩy trang. Với lần đầu sử dụng bạn nên sử dụng qua bông tẩy trang để hạn chế nguy cơ gặp phải tình trạng châm chích hoặc kích ứng da.
Nếu bạn muốn sử dụng đồng thời đồng thời AHA và BHA có thể sử dụng xen kẽ ngày chẵn, lẻ hoặc sử dụng AHA vào buổi tối và BHA vào buổi sáng. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa cả 2 thành phần trên để tối giản chu trình skincare cũng như tiết kiệm chi phí.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng AHA và BHA
Dưới đây là một số phản ứng trên da mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng AHA và BHA:
Tình trạng đẩy mụn (Purging)
Đây là hiện tượng gặp phải ở hầu hết những bạn sử dụng AHA và BHA lần đầu. Sở dĩ xảy ra tình trạng đẩy mụn là do AHA và BHA đang trong quá trình loại bỏ tế bào chết và đẩy bụi bẩn, bã nhờn lên bề mặt da. Như vậy, tình trạng đẩy mụn là dấu hiệu tốt cho thấy AHA và BHA đang hoạt động tích cực trên da nên bạn không cần quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tình trạng đẩy mụn chỉ xuất hiện sau 3 – 4 ngày sử dụng và kéo dài trong vòng 2 – 4 tuần. Nếu sau 6 tuần, tình trạng mụn không có dấu hiệu cải thiện và da vẫn tiếp tục lên mụn thì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng với AHA/BHA. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và có biện pháp xử trí phù hợp.
Đỏ da và bong tróc
Bên cạnh tình trạng đẩy mụn, đỏ da và bong tróc cũng là những hiện tượng thường thấy trong những ngày đầu sử dụng AHA và BHA. Tình trạng này càng nghiệm trọng hơn khi bạn sử dụng đồng thời với các thành phần dễ kích ứng như Retinol, Tretinoin, vitamin C,… Thay vì sử dụng các thành phần này, bạn nên sử dụng kết hợp với các thành phần giúp cấp ẩm và phục hồi da như Ceramide, Peptide, Hyaluronic acid, Glycerin,… Mặt khác, bạn có thể sử dụng AHA/BHA và Retinol, Tretinoin,… cách ngày hoặc sử dụng xen kẽ sáng, tối.
Dị ứng
Dị ứng là tình trạng tồi tệ nhất mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng AHA và BHA. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn bạn nên ngừng sử dụng AHA/BHA. Da của bạn trở nên đỏ, ngứa, rát, sần sùi, nghiêm trọng hơn là lên rất nhiều mụn mủ. Khi xuất hiện tình trạng này, bạn cần theo dõi sát sao biểu hiện trên da, nếu tình trạng dị ứng diễn biến xấu hơn, bạn cần đến các cơ sở y tế để điều trị.
Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tình trạng dị ứng, bạn nên test thử trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng và theo dõi phản ứng trên da trong vòng 24 – 48 giờ. Bên cạnh đó, bạn nên bắt đầu sử dụng các sản phẩm chứa AHA/BHA ở nồng độ thấp nhất rồi từ từ tăng dần nồng độ theo khả năng đáp ứng của da.
Đọc thêm: Da bị dị ứng cần chăm sóc ra sao để nhanh hết đỏ ngứa?
Nhạy cảm với ánh sáng
Công dụng chủ yếu của AHA và BHA là loại bỏ các tế bào sừng, tế bào già cỗi trên da. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng AHA/BHA, da trở nên nhạy cảm với ánh sáng hơn do mất đi một lớp bảo vệ. Do đó, sử dụng kem chống nắng vào ban ngày là việc làm không thể thiếu. Ngoài ra, bạn nên sử dụng kết hợp với các biện pháp chống nắng khác như ô, mũ, kính râm,… vào những ngày ánh nắng mặt trời gay gắt.
Đọc thêm: Tổng hợp các thành phần trị thâm mụn hiệu quả
Sahemul – Sở hữu bộ đôi AHA, BHA giúp da sáng khỏe, sạch mụn
Kem ngừa mụn Sahemul là một trong số ít sản phẩm trên thị trường hiện nay có mặt cả AHA và BHA. Nhờ đó, sản phẩm giúp giải quyết triệt để tình trạng mụn trứng cá (mụn bọc, mụn viêm, mụn đỏ, mụn mủ, mụn nang,…) và vết thâm sau mụn:
- Đối với các loại mụn trứng cá, mụn bọc, mụn viêm, mụn mủ, mụn đỏ,…: Sau 1-2 ngày sử dụng có thể thấy mụn khô, se lại và có thể dễ dàng bóc được ra. Hơn nữa, Sahemul còn có khả năng tiêu nhân mụn nên bạn không cần lo lắng về tình trạng mụn tái phát trong khi sử dụng.
- Đối với thâm mụn: Vết thâm mụn được cải thiện sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng. Thời gian trên có thể rút ngắn hơn đối với các vết thâm mụn mới hình thành.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự hiện diện của nhiều thành phần nổi trội khác, trong đó không thể không kể đến Sepicontrol A5. Thành phần này là sự kết hợp của Capryloyl Glycine, Sarcosine và Cinnamomum Zeylanicum Bark Extract (chiết xuất Vỏ cây quế quan) giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn trứng cá, đồng thời giảm tổng hợp và bài tiết dầu thừa trên da.
Qua nghiên cứu, thử nghiệm trên 20 tình nguyện viên sau 8 tuần thấy:
- 78% người dùng giảm tình trạng dầu nhờn trên da
- 67% người giảm mụn đầu trắng
- 50% thấy da sạch hơn
- 67% da mềm hơn
Sử dụng Sahemul đơn giản với 3 bước sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay và da sạch sẽ, lấy một lượng kem vừa đủ, bôi lên vùng da bị mụn, thâm, sẹo.
- Bước 2: Thoa đều kết hợp massage nhẹ nhàng đến khi kem thẩm thấu hết.
- Bước 3: Dùng 2 – 3 lần mỗi ngày và liên tục từ 4 – 8 tuần để cho hiệu quả tốt nhất.
Để được tư vấn thêm về sản phẩm cũng như giải đáp các câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn gọi tới tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo TẠI ĐÂY để được Dược sĩ giải đáp các thắc mắc nhanh chóng nhất.
Bạn có thể đặt mua kem ngừa mụn Sahemul TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
- [1]: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4277239/
- [2]: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23331850/
- https://www.healthline.com/health/aha-vs-bha