Hỏi:
Chào chuyên gia, năm nay em 18 tuổi, bị khá nhiều mụn viêm ở mũi và trán. Mỗi lần nặn mụn, em bị chảy khá nhiều máu, nhưng do đau nên em không cố nặn hết nhân mụn. Sau đó, các nốt mụn này bị thâm rất lâu. Vậy, huyên gia cho em hỏi, khi nặn mụn có nên nặn hết máu không? Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn thế nào để ngừa thâm, nhanh lành sẹo? Mong nhận được phản hồi!
(Thảo Linh, Hà Nội)
Trả lời
Chào Thảo Linh, chuyên mục Tư vấn - Giải đáp của Sahemul đã nhận được câu hỏi của bạn. Mụn trứng cá cỏ thể gặp ở mọi lứa tuổi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Khi nhận thấy có bất kỳ "em mụn" đáng ghét nào xuất hiện, phái đẹp thường cố gắng nặn mụn để loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Và tất nhiên, trong nhiều trường hợp khi nặn mụn có thể gây chảy máu. Do vậy, nặn mụn có nên nặn hết máu không là vấn đề không chỉ Linh mà còn rất nhiều chị em phái đẹp cũng chưa hiểu rõ.
Dưới đây là lời giải đáp của chuyên gia của Sahemul về vấn đề này, cùng theo dõi nhé!
Nặn mụn có nên nặn hết máu không?
Khi nặn mụn, mụn trứng cá bị tác động lực từ bên ngoài khiến niêm mạc bị tổn thương, vỡ mạch máu dưới da, làm tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn, gây hiện tượng chảy máu và dẫn tới các vết thâm do tụ máu. Nhiều chị em lầm tường đây là vết thâm mụn thông thường. Nhưng thực chất, vết thâm này thường tồn tại rất lâu trên da. Đây là do mụn chưa được xử lý triệt để, vẫn còn dịch mủ và nhân mụn ở sâu bên trong.
Nếu để lâu ngày không chữa trị, dịch mủ viêm có thể ăn sâu vào bên trong, gây các tổn thương không phục hồi như sẹo lõm, khiến da mất đi sự nhẵn mịn màng.
Vậy, khi nặn mụn có nên nặn hết máu không?
Với câu hỏi này, các chuyên gia nhận định là CÓ. Bạn nên nặn hết máu bầm tích tụ đến khi chỉ còn lại máu đỏ và huyết tương. Việc này sẽ giúp lấy hết các chất gây viêm, mủ và phần nhân mụn. Nhờ vậy sẽ giúp giảm nguy cơ bị thâm mụn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đồng thời giúp lấy hết phần nhân trong mụn, giảm tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Bị mụn thâm tụ máu phải làm sao?
Trong trường hợp nặn mụn sai cách, không nặn hết máu bầm, bạn có thể bị mụn thâm tụ máu. Lúc này, bạn hãy tham khảo ngay các cách giúp cải thiện tình trạng này dưới đây nhé!
Chườm đá
Đá lạnh giúp giảm sưng viêm, cải thiện quá trình lưu thông máu, Đồng thời làm se khít các lỗ chân lông nên được coi là một trong những phương pháp điều trị đơn giản, dễ dàng áp dụng ngay tại nhà.
Với phương pháp này, bạn thực hiện bằng cách chuẩn bị 1 - 2 viên đá lạnh và bọc trong một chiếc khăn sạch. Bạn nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị mụn thâm tụ máu trong khoảng vài phút.
Áp dụng một số mẹo thiên nhiên
Các loại mặt nạ từ thiên nhiên an toàn, lành tính, có tác dụng giảm thâm mụn là một gợi ý bạn có thể cân nhắc. Một số nguyên liệu có thể kể đến như là sữa chua, trà xanh, bột nghệ, mật ong…
Sử dụng sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng axit ở mức pH trung bình, nguyên tố vi lượng kẽm có khả năng làm giảm đau, giảm sưng mụn, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ làm tan máu bầm. Đây cũng là nguyên liệu giúp bạn loại bỏ các tế bào chết, làm se khít lỗ chân lông nên hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh hơn.
Bạn có thể đắp mặt nạ sữa chua 20 phút với tần suất 2 - 3 lần mỗi tuần để trị thâm hiệu quả.
Sử dụng bột trà xanh
Bột trà xanh rất giàu các chất chống oxy hóa như EGCG, có tác dụng ức chế quá trình sản sinh các hắc sắc tố trên da - nguyên nhân chính gây tình trạng thâm mụn.
Bạn có thể đắp mặt nạ bột trà xanh và sữa tươi 2 - 3 lần/ tuần để giảm thâm mụn.
Sử dụng rau má
Rau má có tính mát, chứa nhiều hóa chất tốt cho da. Thường xuyên sử dụng rau má giúp tái tạo nhanh các mô liên kết, làm lành vết thương và tăng cường quá trình lưu thông máu, giảm thâm nhanh.
Bạn có thể trộn rau má và sữa chua để đắp lên vùng da bị mụn thâm tụ máu để nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
Sử dụng kem trị mụn thâm tụ máu
Để đem lại hiệu quả giảm thâm nhanh nhất, bạn có thể tìm đến các loại kem trị mụn thâm tụ máu. Dưới đây là một số thành phần hoạt chất giúp giảm thâm mụn, ngừa mụn tái phát bạn có thể tham khảo:
BHA
Được mệnh danh là hoạt chất tẩy da chết quốc dân, BHA có khả năng thấm sâu vào từng lỗ chân lông và lấy đi các tác nhân gây hại, giúp lỗ chân lông được thông thoáng và ngăn ngừa hình thành mụn.
Hoạt chất này còn giúp tiêu sạch và đẩy nhân mụn ra ngoài, rất tốt với chị em đang bị mụn thâm tụ máu. Bên cạnh đó, BHA còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp mụn viêm phục hồi nhanh hơn.
AHA
Tương tự BHA, AHA cũng có công dụng tẩy tế bào chết. Thành phần này tan tốt trong nước nên có khả năng hoạt động tốt trên bề mặt da, giúp loại bỏ các tế bào da bị xỉn màu, già cỗi, nhờ đó đem lại hiệu quả làm da sáng và đều màu hơn.
Chưa dừng lại ở đó, AHA còn có tác dụng tăng sinh collagen giúp làm mờ các vết thâm mụn và phục hồi tổn thương do mụn viêm tụ máu gây ra.
Kojic acid
Đây là hoạt chất có khả năng ức chế enzyme Tyrosinase - loại enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp các sắc tố Melanin. Nhờ vậy, hoạt chất này có khả năng làm mờ các vết thâm mụn nhanh chóng. Kojic acid được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn, không gây tác dụng phụ với da.
Sở hữu các thành phần kể trên, bạn có thể tham khảo kem ngừa mụn trị thâm Sahemul.
Ngoài các thành phần trên đây, Sahemul là sản phẩm hiếm hoi tại Việt Nam sở hữu thành phần Sepicontrol A5 được nhập khẩu trực tiếp tại Pháp. Hoạt chất này có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây mụn trứng cá, giảm tổng hợp và bài tiết bã nhờn và kiểm soát phản ứng sừng hóa và phản ứng viêm tốt.
Ngoài ra, các thành phần khác trong kem ngừa mụn trị thâm Sahemul như Niacinamide, vitamin E, ZinC Gluconate… giúp bạn hồi phục làn da bị mụn thâm tụ máu và nhanh chóng khỏe đẹp, rạng rỡ trở lại.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn để ngừa thâm, nhanh lành sẹo
Sau khi nặn mụn, làn da đang rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng, nhiễm trùng. Lúc này, bạn cần chú trọng vào các bước chăm sóc da để hạn chế tối đa các vết thâm, sẹo, đồng thời giúp da tái tạo và phục hồi nhanh hơn.
Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc da sau khi nặn mụn:
Vệ sinh da mặt
Khi nặn mụn, làn da có thể bị tổn thương do tay, dụng cụ như dao, kim y khoa. Thời gian này, da mặt rất yếu ớt và dễ bị kích ứng, chịu nhiều tác động bởi các tác nhân gây hại nên bạn cần hết sức chú trọng vào bước làm sạch da.
Ngay khi vừa nặn mụn, bạn tuyệt đối không nên rửa mặt ngay do lúc này, miệng vết thương còn họ, cơ thể sẽ tiết ra các huyết tương để đóng miệng vết thương, ngăn máu chảy ra ngoài. Nếu rửa mặt ngay lúc này có thể vô tình lấy đi huyết tương bảo vệ và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn chỉ nên rửa mặt sau khoảng 2 - 3 giờ nặn mụn và rửa mặt với nước muối sinh lý. Hạn chế dùng sữa rửa mặt lúc này vì các thành phần trong sữa rửa mặt có thể gây kích ứng và đau rát. Nên rửa nhẹ nhàng và tránh dùng lực quá mạnh để tránh da bị tổn thương nhé!
Với nàng có làn da khô, sau khi làm sạch mặt với nước muối sinh lý, bạn có thể rửa lại một lần nữa với nước tinh khiết để tránh da bị mất nước.
Sử dụng kem bôi, thuốc đặc trị
Sau khi nặn mụn, làn da sẽ hấp thu dưỡng chất rất tốt. Do vậy, bạn nên sử dụng các loại kem bôi, thuốc đặc trị trong thời gian này để nhanh chóng kiểm soát tốt viêm mụn và thâm mụn.
Chống nắng và bảo vệ da
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mụn thâm sau khi nặn mụn là do tia UV trong ánh sáng mặt trời. Do vậy, để chủ động bảo vệ làn da và ngăn ngừa thâm mụn, hãy nhớ thoa kem chống nắng chuyên dụng cho da nhạy cảm, da mụn và che chắn cẩn thận bằng mũ, khẩu trang, áo nắng khi đi ra ngoài.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý khi chọn kem chống nắng:
- Ưu tiên loại kem có kết cấu gel mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh.
- Nên chọn loại kem chống nắng không chứa dầu, cồn hay hương liệu.
- Tránh sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao.
Không chạm tay lên da mặt
Vi khuẩn có thể vô tình gây viêm mụn tái phát và trầm trọng hơn. Do vậy, để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mụn sau nặn, bạn cần tránh tuyệt đối không chạm tay lên mặt.
Hạn chế trang điểm
Khi vừa nặn, nốt mụn có thể bị sưng đỏ hoặc thâm trên da khiến bạn cảm thấy mất tự tin và cố tìm cách giấu đi bằng việc sử dụng các loại phấn trang điểm. Tuy nhiên, các thành phần trong đồ trang điểm có thể gây kích ứng khi tiếp xúc với vết thương hở và gây tình trạng kích ứng, nhiễm trùng.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn hãy tạm dừng trang điểm trong ít ngày để da được thông thoáng và nhanh hồi phục.
Tránh tẩy da chết vật lý
Thói quen tẩy da chết 2 - 3 lần mỗi tuần của chị em có khả năng làm sạch sâu các lỗ chân lông, giúp làm da thông thoáng và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi nặn mụn, bạn hãy tạm ngưng việc tẩy tế bào chết vật lý để hạn chế các tác động ma sát gây tổn thương cho da.
Trong giai đoạn này, bạn có thể sử dụng các phương pháp tẩy tế bào chết hóa học như hoạt chất AHA, BHA để giảm sưng viêm mụn, kháng khuẩn, hỗ trợ tăng sinh và tái tạo tế bào da mới rạng rỡ, mịn màng hơn.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Trong khoảng thời gian bị mụn và cả sau khi nặn mụn, bạn cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học và sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe làn da. Cụ thể bạn nên:
- Không thức quá khuya, tạo thói quen ngủ sớm và dậy sớm.
- Không ăn đồ ngọt, đồ ăn cay nóng hay chủ nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể, bạn có thể uống thêm các loại nước ép từ trái cây như nước cam, nước ép dứa, dưa hấu…
- Hạn chế tập luyện thể thao quá mức sau khi nặn mụn do có thể làm tuyến mồ hôi hoạt động và gây viêm da.
- Vệ sinh môi trường sống, thường xuyên thay vỏ ga giường, vỏ gối tránh để bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ.
- Giữ tinh thần thoải mái bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền hay đọc sách, nghe nhạc…
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề nặn mụn có nên nặn hết máu không. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như có phương án điều trị mụn thâm tụ máu, giúp việc chăm sóc và bảo vệ da tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800 6225 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn. Chúc bạn sớm loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn đáng ghét này và nhanh chóng phục hồi làn da trắng sáng, rạng rỡ!